Từ khóa trending chính là kim chỉ nam giúp cho các bài đăng chuẩn SEO leo rank top 1 trên Google. Tuy nhiên, làm sao để việc nghiên cứu các từ khóa cho bài đăng được hiệu quả và đúng trọng tâm, các SEO-ers cần phải nắm được các bí kíp nho nhỏ khi lựa chọn từ khóa.


Từ khóa rất quan trọng, nhưng từ khóa được chọn lựa vào đúng thời điểm lại chính là điểm trọng yếu của chiến lược SEO của các doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp gia tăng lượng truy cập organic (organic traffic) trên trang web của doanh nghiệp thông qua việc thu hút đúng tệp khách hàng với content viral của mình.


*Dưới đây là các cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả nhất trong năm 2023 dành cho các SEO-ers, bao gồm những ứng dụng từ thực tế.


Bí kíp #1: Đặt mình vào suy nghĩ như một khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp


Doanh nghiệp có thể không thuộc nhóm nhân khẩu học mà họ đang hướng đến mục tiêu, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cần phải biết cách suy nghĩ như họ để có thể phần nào hiểu được tâm tư tình cảm cũng như nguyện vọng của khách hàng. Hiểu được suy nghĩ của khách hàng mục tiêu là một phần quan trọng trong việc thực hiện nghiên cứu từ khóa hiệu quả mà các chuyên gia SEO cho doanh nghiệp cần phải nắm bắt.


Công cụ Demographics của Similarweb cho thấy ai đang truy cập trang web của doanh nghiệp - và doanh nghiệp cũng có thể kiểm tra trang web của đối thủ của mình. Đây là một ví dụ với trang web của Vietnamairlines:



Ngoài tuổi tác, giới tính và vị trí địa lý của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần cân nhắc thêm về:

  • Họ đang tìm kiếm điều gì 
  • Họ sử dụng kênh nào nhiều nhất 
  • Họ tìm kiếm từ khóa hoặc cụm từ khoá nào 
  • Bất kỳ hành vi tìm kiếm theo mùa nào 
  • Các sở thích và mối quan tâm khác 

Nếu doanh nghiệp không gây được tiếng vang với khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp sẽ không nhận được bất kỳ sự tương tác nào từ họ.



Trong công cụ Demographics, doanh nghiệp sẽ có được insight về thói quen duyệt web của khách truy cập trang web, bao gồm các ngành và chủ đề quan tâm khác, cũng như các trang web tương tự mà họ truy cập.


Bí kíp #2: Kiểm tra content trang web của doanh nghiệp


Bước tiếp theo của việc nghiên cứu từ khóa hiệu quả chính là biết người biết mình - có nghĩa là biết trên trang web của doanh nghiệp mình có những nội dung gì truyền tải đến khách hàng. Bằng cách kiểm tra content của mình, doanh nghiệp có thể nắm được các chủ đề mà mình đang làm tốt, hay nắm được những dạng content cần tối ưu hóa.


Việc kiểm tra trang web của doanh nghiệp hiện nay đã được đơn giản hóa hơn nhiều vì sự xuất hiện của nhiều công cụ hỗ trợ. Nếu là một SEO-ers chuyên nghiệp, chắc hẳn sẽ biết đến Screaming Frog - một công cụ thu thập dữ liệu trang web, quét các trang web để giúp các SEO marketer phân tích cấu trúc của trang web và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến SEO, dù tích cực hay tiêu cực. Doanh nghiệp không chỉ có thể sử dụng nó cho trang web của riêng mình mà còn có thể có được cái nhìn khái quát về những gì các trang web khác đang làm đằng sau hậu trường - kết hợp điều đó với các công cụ nghiên cứu đối thủ, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện chiến lược của mình hơn bao giờ hết.


ếch gào thét


Bí kíp #3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp 


Trong các chiến lược phát triển của doanh nghiệp, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng. Đọc content của đối thủ (như blog, mô tả tính năng (feature descriptions, trang sản phẩm, sách trắng (white papers) và thậm chí là cả đánh giá của khách hàng) để xem ngôn ngữ họ sử dụng…cũng hoàn toàn là một chiến thuật trọng yếu để biết người biết ta và tiên lượng được những nước đi sau đó của doanh nghiệp.  


SEO-ers có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp thông việc sử dụng Similarweb - công cụ giúp đọc ra tất cả dữ liệu số của đối thủ, bao gồm hiệu suất trang web và các từ khóa họ đang nhắm mục tiêu (cả trả phí và organic). 



Similarweb không chỉ tiết lộ các từ khóa hàng đầu thu hút người dùng đến trang web của doanh nghiệ, mà còn cả lưu lượng truy cập và khối lượng tìm kiếmđằng sau các từ khóa đó. 



Bí kíp #4: Mở rộng danh sách từ khóa của doanh nghiệp 


Từ khóa giúp cho doanh nghiệp lên top 1 Google luôn luôn ở trong trạng thái linh hoạt và sẵn sàng cập nhật thay đổi. Bởi vì có một điều mà chúng ta cần phải nhớ rằng, một từ khóa chính sẽ không thể bao quát tất cả nội hàm của content mà doanh nghiệp muốn truyền tải.


Doanh nghiệp cần xem xét một loạt các biến thể của mỗi từ khóa trong chiến lược của mình - từ khóa dài, từ khoá ngắn, từ khóa ngữ nghĩa và đôi khi thậm chí là cả lỗi chính tả. 


Để tìm kiếm những từ khóa mới và rộng hơn, SEO-ers có thể cậy nhờ đến công cụ như Google Trends hay Keywordtool.io khá đơn giản và dễ thao tác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể khai thác tính năng đo lường từ khóa trên công cụ VidIQ. Dựa trên thang chấm điểm mức độ hiệu quả của từ khóa, SEO-ers sẽ dễ dàng sử dụng những từ khóa phù hợp cho tiêu đề và bài đăng của mình, từ đó giúp gia tăng khả năng on top trên trang nhất Google.



Bí kíp #5: Luôn luôn tạo ra những content viral mới mẻ cho doanh nghiệp


Danh sách từ khóa của doanh nghiệp sẽ phát triển khi doanh nghiệp phát triển kèm theo bối cảnh tìm kiếm phát triển - và đó là tốc độ phát triển nhanh chóng. Một trong số đó, các chuyên gia SEO cần lưu ý rằng dữ liệu từ khóa của doanh nghiệp luôn mới mẻ thì việc thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp mới có thể theo kịp các chủ đề xu hướng và các truy vấn tìm kiếm (search queries) mới liên quan đến doanh nghiệp. 


Việc theo kịp xu hướng là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh. Nó mang đến cho doanh nghiệp cơ hội cộng hưởng nhiều hơn với khách hàng mục tiêu và đạt được khả năng hiển thị trên các tìm kiếm có liên quan. 


SEO-ers có thể sử dụng tính năng Từ khóa theo ngành (Keyword by Industry) của Similarweb để nhắm mục tiêu vào các xu hướng cụ thể của ngành và không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để hưởng lợi từ khối lượng tìm kiếm (search volume) đang tăng.



Bí kíp #6: Luôn luôn cập nhật SERP


SERP là viết tắt của cụm từ Search Engine Results Pages hay Trang kết quả của công cụ tìm kiếm chẳng hạn như Google, Bing, Yahoo,… SERP là các trang hiển thị bởi công cụ tìm kiếm để đáp lại các truy vấn của người dùng. Mục đích của SEO (Search Engine Optimization) là giúp website, doanh nghiệp của bạn có vị trí tốt hơn trong SERP so với đối thủ cạnh tranh. Có tới 90% người dùng sẽ chỉ click vào những kết quả tìm kiếm nằm trên trang đầu tiên, cũng chính là trang hiển thị top 10 kết quả tìm kiếm.



Điều đáng nói về tìm kiếm là nó luôn luôn thay đổi. Cho dù đó là một bản cập nhật thuật toán khác của Google, thói quen tìm kiếm mới của Gen Z (hoặc xu hướng TikTok) hay chỉ là một cách hoàn toàn khác để tối ưu hóa content của doanh nghiệp, thì việc theo kịp nó rất khó - đặc biệt là khi doanh nghiệp dựa vào digital để giành chiến thắng trong kinh doanh. 


Cập nhật SERP không chỉ là một thói quen tốt, mà còn là điều cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. 


Tạm kết


Từ khóa là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho content của doanh nghiệp tiếp cận được đến đa dạng khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Việc tìm ra những cách thức nghiên cứu từ khóa hiệu quả sẽ “đỡ” cho các SEO-ers rất nhiều những áp lực trong quá trình hiện thực hóa các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.