Khi các hành vi mua hàng trong xã hội thời đại số thay thể những phương thức bán hàng truyền thông, vị thế của social commerce lại càng được khẳng định chắc chắn, cùng với sức mạnh của các công cụ sáng tạo nội dung như Reals, Instagram Shops, Facebook Pay và Instagram Live trên nền tảng Instagram. Social commerce nhanh chóng trở thành một giải pháp hấp dẫn cho các thương hiệu bán lẻ và cửa hàng điện tử trên khắp thế giới.


Cốt lõi của vấn đề nằm ở chính hình thức marketing rất quen thuộc trong suốt nhiều thập kỷ qua, đó chính là influencer marketing. Cách tiếp cận này luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quảng cáo khi luôn đem đến những hiệu quả “khủng” trong những chiến dịch, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội.


Sự hợp tác phù hợp giữa thương hiệu và các influencer có thể đem lại thúc đẩy doanh thu. Nếu bạn muốn bắt đầu ngay với influencer marketing, hãy tham khảo một số mẹo mà Instagram đã chia sẻ.


Đa dạng hình thức influencer marketing trên thị trường


1. Khai thác nội dung từ khách hàng


Khách hàng là bản gương chiếu phản ánh đúng nhất chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Đối với những người nổi tiếng, thì quan điểm của họ về những sản phẩm này lại càng được quan tâm và nhận về tương tác cao. Việc hợp tác với những nhà sáng tạo nội dung trong những chiến dịch quảng cáo là cơ hội để tạo ra hiệu ứng marketing truyền miệng về sản phẩm của bạn, và có khả năng cao tiếp cận với những khách hàng mới.


Các thương hiệu nên tìm hiểu sâu về UGC (nhà sáng tạo nội dung) và những loại nội dung của họ có sức ảnh hưởng, thông qua những chiến dịch trước đây họ từng tham gia, thể hiện được lượt tương cao và tính cộng hưởng thương hiệu tốt.


Nội dung từ các UGC phải mang tính thực tế, trải nghiệm thực, đánh giá thực, từ đó mới tạo ra được sự hiệu quả của chiến dịch. Ai tạo ra nội dung mà khách hàng tin tưởng, thích thú thì người đó chính là khách hàng thực thụ.


Lưu ý, sự phù hợp luôn đặt lên hàng đầu, đừng cố khiến cho nhóm khách hàng chưa có nhận thức về thương hiệu (unawareness audiences) hình dung tốt về sản phẩm của bạn, nếu không, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông.


2. Tìm kiếm những khách hàng hài lòng và chia sẻ câu chuyện của họ


Thay vì chủ động cộng tác với UGC khi họ chưa có ý định, thương hiệu cũng có thể điều nghiên về các trường hợp các UGC đã có sẵn nội dung về thương hiệu của bạn. Các thương hiệu có thể tìm kiếm những khách hàng có trải nghiệm tốt về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu, dùng những chia sẻ thật tâm của họ để tạo ra những bài quảng cáo “feedback” ấn tượng.


Sự trỗi dậy của Influencer Marketing trong 10 năm qua vẫn chưa từng hạ nhiệt


Hãy thử dùng một vài trường hợp điển hình để kiểm ra và rút ra bài học từ nhiều người dùng khác nhau, nhiều nền tảng khác nhau, nhiều mục tiêu khác nhau và từ đó tìm ra được đâu là hình thức hiệu quả nhất.


3. Sử dụng Quảng cáo có nội dung thương hiệu (Branded Content Ads)


Hãy biến bài đăng của influencer thành bài viết Quảng cáo có nội dung thương hiệu để mang lại hiệu suất cao. Bạn cũng có thể thêm lời gọi hành động để nhắm đến đối tượng mục tiêu chính xác của mình, giống trên Facebook ads.


Quảng cáo có nội dung thương hiệu trên Facebook và Instagram có hiệu quả hàng đầu trong nhiều phương thức quảng cáo digital, bởi vì nó được tạo ra dựa trên những thông số được cài đặt “chuẩn” đánh thẳng vào thị trường mục tiêu, cùng với những nội dung đã được nghiên cứu dựa trên phân tích hành vi khách hàng. Do đó, loại quảng cáo này mang lại tính thực tế cao, truyền tải thông điệp hiệu quả.


Bạn cũng có thể thêm CTA (lời kêu gọi hành động) vào những bài đăng này, làm tăng tương tác của khách hàng, cũng như tạo ra sự phản hồi nhanh hơn. Qua hành động này, bạn cũng có thể đánh giá được sự quan tâm của khách hàng đối với thông điệp trên quảng cáo. 


Theo Socialmediatoday