Kinh doanh hội thoại hiện đang là một trong những công cụ quảng cáo mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp kết nối tốt hơn với người tiêu dùng và tối ưu hoạt động kinh doanh trong kỷ nguyên số. Theo đó, so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19, có đến 50% khách hàng cho biết họ đề cao trải nghiệm trong hành trình mua sắm và đến 70% khách hàng cảm thấy gần gũi hơn đối với những doanh nghiệp mà họ có thể nhắn tin. 


Theo chia sẻ của đại diện Meta trong sự kiện Business Messaging Summit 2023, hơn 1 triệu người dùng trên toàn cầu đang kết nối với ít nhất một tài khoản doanh nghiệp thông qua dịch vụ nhắn tin của Meta. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số những quốc gia dẫn đầu xu hướng Kinh doanh hội thoại với 73% người tiêu dùng Việt tiếp cận với các doanh nghiệp qua tin nhắn và có đến 80 - 90% các đơn vị sử dụng quảng cáo trên Facebook ở Việt Nam đang sử dụng tính năng này. 


Ông Khôi Lê (Meta) cho biết Kinh doanh hội thoại là một trong ba trụ cột chính được ưu tiên phát triển nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng kinh doanh


Đứng trước tiềm năng phát triển của hình thức quảng cáo qua tin nhắn và cơ hội xây dựng mối liên kết cá nhân chặt chẽ với khách hàng, làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng Kinh doanh hội thoại để tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và duy trì kết nối với họ một cách hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ đến từ đại diện ADSPLUS - Digital Marketing agency từng đồng hành cùng nhiều thương hiệu trong các chiến dịch truyền thông trực tuyến và gợi ý cho những giải pháp Kinh doanh hội thoại đến từ Meta.


Lời khuyên tối ưu hiệu quả kinh doanh từ ADSPLUS 


Ra đời từ năm 2015, ADSPLUS cho đến nay đã trở thành một trong những agency tiêu biểu trong lĩnh vực Digital Marketing, có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp đến từ đa dạng các ngành hàng như mỹ phẩm, thời trang, nội thất và công nghệ trong các chiến dịch truyền thông trực tuyến. Đơn vị này cũng là đối tác cấp cao chính thức của Meta trong nhiều năm.


Từ kinh nghiệm 8 năm đồng hành, hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp lớn và SME tại Việt Nam, bà Nguyễn Như Mai - CEO ADSPLUS cho biết có ba rào cản chính khiến cho nhiều doanh nghiệp khó phát triển thương hiệu một cách hiệu quả, bao gồm: 

  1. Mở rộng khách hàng, tăng trưởng doanh thu: Những hạn chế trong việc tự động hóa quy trình, sử dụng công cụ hỗ trợ và kết nối với khách hàng khiến cho quá trình mở rộng quy mô kinh doanh và tăng trưởng doanh thu chưa được tối ưu. 
  2. Khó khăn trong khâu quản lý dữ liệu khách hàng: Quy trình quản lý dữ liệu được thực hiện một cách thủ công, dẫn đến chi phí vận hành cao nhưng chưa khai thác được triệt để tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm đến.
  3. Doanh nghiệp chưa đa dạng sản phẩm tin nhắn: Rào cản này có thể xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa có cơ hội tiếp cận với những tính năng công nghệ mới trên các nền tảng mạng xã hội hoặc bị giới hạn bởi chuyên môn quảng cáo trong nền kinh tế số, khiến cho việc tiếp cận và kết nối với khách hàng gặp nhiều khó khăn.


Theo đó, bà Như Mai cho rằng các giải pháp Kinh doanh Hội thoại (Business Messaging) của Meta là cách thức hiệu quả trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trên, từ đó kết nối hiệu quả với khách hàng và đạt mục tiêu phát triển mong muốn. Cụ thể, những tính năng kinh doanh qua tin nhắn thuộc giải pháp của Meta cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận khách hàng, đồng thời kết nối, tương tác 1:1 và cá nhân hoá nội dung trò chuyện với khách hàng tiềm năng bằng những hình thức đa dạng như giải đáp thắc mắc, giới thiệu chương trình khuyến mãi hay chăm sóc khách hàng vào các dịp đặc biệt. Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, giải pháp của Meta còn cung cấp ngược lại cho nền tảng những insight có giá trị về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra những gợi ý phù hợp với mong muốn của họ, góp phần nâng cao trải nghiệm của khách hàng với nền tảng và doanh nghiệp.


Bên cạnh việc tự động hoá quy trình và sử dụng công cụ hỗ trợ trả lời tin nhắn, xây dựng hệ thống Customer Relationship Management (CRM) để quản lý dữ liệu khách hàng và sử dụng đa dạng các giải pháp tin nhắn để tiếp cận người dùng trên toàn bộ hành trình mua hàng là những giải pháp giúp các doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm toàn diện cho khách hàng và tăng khả năng “chốt đơn”, cải thiện doanh số và cross-selling cho doanh nghiệp. 



Đơn cử, trong một chiến dịch ADSPLUS từng thực hiện đối với ngành gia dụng, kết quả cho thấy khi sử dụng cùng một mức ngân sách và đồng thời áp dụng tính năng Click-to-Messenger Purchase Optimization, doanh nghiệp có khả năng giảm 25% chi phí đơn hàng và thu về kết quả kinh doanh vượt trội với số lượng đơn hàng tăng 30%. Click-to-Messenger Purchase Optimization là một phần của tính năng Click-to-Messenger Ads thuộc giải pháp Kinh doanh hội thoại của Meta. Theo chia sẻ của ông Khôi Lê - Giám đốc Quốc gia thị trường Việt Nam của Meta, đây cũng là một trong hai tính năng được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất để tiếp cận với khách hàng thông qua hình thức trò chuyện bằng tin nhắn.


Những tính năng hiệu quả từ giải pháp Kinh doanh Hội thoại của Meta


Click-to-Messenger Ads

Là tính năng phổ biến nhất trong giải pháp Kinh doanh hội thoại của Meta, Click-to-Messenger Ads (Nhấp để chat trong Messenger) cho phép các khách hàng quan tâm đến bài đăng quảng cáo của doanh nghiệp có thể ngay lập tức chuyển sang hình thức trò chuyện trực tiếp ở nền tảng Messenger. Bằng việc kết nối 1:1 với khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ B2C với nội dung được cá nhân hoá theo nhu cầu của từng khách hàng tiềm năng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi, biến đối tượng mục tiêu thành những người tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.



Theo Meta, loại quảng cáo này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu gia tăng traffic (lưu lượng truy cập), engagement (mức độ tương tác), khách hàng tiềm năng (leads) và doanh số bán hàng (sales). 


Messenger Lead Ads

Messenger Leads Ads (Quảng cáo Tìm kiếm khách hàng) là tính năng cho phép các doanh nghiệp xác định những khách hàng có thể quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu và thu thập thông tin từ họ. Theo đó, khi nhấp vào quảng cáo của doanh nghiệp, người dùng sẽ được nhắc điền vào một biểu mẫu. Từ dữ liệu cá nhân do khách hàng cung cấp, doanh nghiệp có thể tổng hợp các thông tin hữu ích về các đối tượng khách hàng tiềm năng, chẳng hạn như tên, số điện thoại hay địa chỉ email. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hoá các loại biểu mẫu, tuỳ chỉnh các câu hỏi dựa trên đặc thù của ngành hàng và đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp để hiểu được sở thích, hành vi của khách hàng tiềm năng và khuyến khích họ tương tác nhiều hơn với thương hiệu.


Bên cạnh việc lựa chọn hai tính năng có sẵn để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu quảng cáo, các doanh nghiệp cũng có thể tùy chỉnh dịch vụ phù hợp dựa trên những đặc điểm riêng biệt liên quan đến lĩnh vực kinh doanh cũng như chân dung khách hàng mục tiêu, từ đó phát triển chiến lược, tăng số lượng khách hàng và cải thiện doanh số. 


Thảo Vy