This article is also available in English.


YouGov Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát về hành vi truyền thông của người tiêu dùng vào tháng 12 năm 2021. Cuộc khảo sát bao gồm ý kiến ​​của 2,429 người, đại diện cho người tiêu dùng Việt Nam. Kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy: Người tiêu dùng Việt đang “ngán ngẩm” với các mẫu quảng cáo nhàm chán, xuất hiện tràn lan trên môi trường số.


Với tốc độ tăng trưởng 21,5% hằng năm từ 2020-2025 (digitalreport.vn), quảng cáo kỹ thuật số tại Việt Nam là một ngành công nghiệp đang bùng nổ. Các nhà quảng cáo tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ chi tới 934 triệu đô la cho quảng cáo kỹ thuật số vào năm 2022 (Statista). Điều này sẽ khiến quảng cáo có mặt trên khắp các phương tiện truyền thông trực tuyến.


Tuy vậy, theo khảo sát của YouGov, người tiêu dùng Việt Nam không có một cái nhìn thiện cảm đối với quảng cáo trực tuyến. 43% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng quảng cáo trực tuyến "gây khó chịu." Ngược lại, rất ít người tiêu dùng cho rằng quảng cáo trực tuyến "thú vị" (25%) hay "sáng tạo" (30%). Những con số này có ý nghĩa gì đối với hành vi của người tiêu dùng? Gần một nửa (47%) số người tiêu dùng nói rằng họ luôn bỏ qua hoặc muốn bỏ qua quảng cáo trực tuyến.


Thue Quist Thomasen, CEO của YouGov Việt Nam, cho biết: "Bên cạnh những kết quả trên, khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy rằng rất hiếm khi người tiêu dùng Việt Nam bấm vào quảng cáo hay mua hàng sau khi xem quảng cáo, mặc dù hầu hết họ đều nhớ rằng họ đã từng nhìn thấy quảng cáo trực tuyến. Trong quan điểm của tôi, ngành quảng cáo ở Việt Nam phần lớn đang chú trọng vào việc theo dõi gian lận quảng cáo (ad frauds) và khả năng xem (viewability). Các nhà tiếp thị lại không quan tâm đến những yếu tố dẫn đến sự thành công của quảng cáo như tính tác động và chất lượng của quảng cáo. Việc đảm bảo người dùng có thể xem được quảng cáo sẽ không giúp ích cho nhãn hàng nếu quảng cáo của họ nhàm chán và gây khó chịu."



“Kết quả khảo sát của YouGov đã xác nhận những gì mà tôi nghĩ về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam: Những banner quảng cáo nhỏ và rời rạc trên khắp các trang web khó có thể thuyết phục người tiêu dùng giữa "rừng" nội dung số. Các thương hiệu thường muốn tạo ra chiến dịch quảng cáo có thể chiến thắng trái tim và tâm trí của người tiêu dùng. Các bản hiệu nhỏ và những video 5 giây sẽ không thể giúp các thương hiệu đạt được mục tiêu đó. Tôi nghĩ rằng quảng cáo ở Việt Nam đang cần nhiều công cụ và công nghệ tốt hơn để tận dụng sự sáng tạo mà nhiều người đã bỏ ra để tạo nên các chiến dịch quảng cáo." Soames Hines, CEO của Ogilvy Việt Nam, một trong những công ty quảng cáo lớn nhất của Việt Nam, chia sẻ.


Sự phổ biến của quảng cáo trực tuyến là một con dao hai lưỡi


Các doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo (paid ads) để tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, việc xuất hiện quá nhiều quảng cáo trực tuyến sẽ nhấn chìm những nội dung chất lượng. Do đó, các mẫu quảng cáo kỹ thuật số hiện nay phải thật sự sáng tạo để trở nên nổi bật và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.


Giải pháp cho những mẫu quảng cáo nhàm chán chính là việc sử dụng quảng cáo tác động cao (high impact ads). Quảng cáo tác động cao (high impact ads) là tập hợp những định dạng quảng cáo đa dạng có sức thu hút cao trên các nền tảng số. Những định dạng quảng cáo có tác động cao có thể kể đến như “Skins”, “Top” và “Midscrolls”, “Scrollable Cubes”, v.v. Các định dạng quảng cáo này thường có kích cỡ lớn hơn và có sức hấp dẫn hơn so với quảng cáo hiển thị tiêu chuẩn (standard display ads). High-impact Ads cũng có khả năng tương thích với các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng) và cố định (máy tính bàn/ PC). Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Lumen Research, các quảng cáo tác động cao thường đem lại nhiều hơn gấp 9 lần sự chú ý từ người dùng và Tỉ lệ click vào quảng cáo (click through rate) cao hơn 10 lần so với các định dạng tiêu chuẩn tiêu chuẩn.


Một ví dụ về quảng cáo tác động cao (định dạng desktop) của Adnami


"Các nhà quảng cáo tại Việt Nam thường quá tập trung vào hiệu suất (efficiency) trong việc hiển thị quảng cáo, mà quên đi tính sáng tạo", Carl Söderblom, Phó Chủ tịch vận hành và phát triển kinh doanh tại Adnami, cho hay, "[...], vô hình trung, điều này khiến quảng cáo trở nên thiếu đột phá và đem lại hiệu quả thấp, khiến cho việc gia tăng hiệu suất trở nên vô nghĩa. Với quảng cáo tác động cao, các nhà quảng cáo có thể tận dụng tối đa hiệu suất hiển thị quảng cáo bằng cách tối ưu hóa tính hiệu quả (effectiveness) của quảng cáo."


Nguồn: YouGov