Trong chiến lược Digital Marketing, lời kêu gọi hành động (CTA) là một phần không thể thiếu. CTA giúp tương tác trực tiếp với khách hàng và đưa họ đến hành động cụ thể. Đây là một phương thức quan trọng để định hướng khách hàng đến mục tiêu của thương hiệu và tối ưu hóa hiệu quả chuyển đổi.
Vai trò của CTA là tạo ra sự tương tác giữa khách hàng và trang web. Việc kêu gọi hành động giúp khách hàng dễ dàng thực hiện hành động mà thương hiệu mong muốn: từ việc đăng ký, đặt hàng cho đến tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu không có CTA, khách hàng có thể không biết mình phải làm gì tiếp theo hoặc có thể rời khỏi trang web một cách nhanh chóng.
Việc thiết kế và đặt CTA đúng cách có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Khi đặt CTA ở các vị trí chiến lược trên trang web, khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy và thực hiện hành động của họ. Các CTA có thể được đặt ở các vị trí như trên header (phần đầu trang), sidebar (thanh bên, cột bên), hoặc trên trang chủ để thu hút sự chú ý. Để tối đa hóa hiệu quả của CTA, thương hiệu nên tùy chỉnh hợp lí và có sự thử nghiệm bằng cáchthay đổi nội dung, màu sắc, kích thước và vị trí của CTA để tìm ra giải pháp tối ưu cho trang web, trong đó thử nghiệm A/B là một cách để đánh giá hiệu quả của CTA.
Dưới đây là danh sách các loại CTA mà các trang web nên có để tăng tỷ lệ chuyển đổi và thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng:
1. Thu thập thông tin khách hàng tiềm năng (Lead generation)
CTA dạng lead generation là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của các doanh nghiệp. Với CTA dạng này, mục tiêu là thu hút khách truy cập trang web để họ cung cấp thông tin liên hệ và trở thành khách hàng tiềm năng. Khi khách truy cập trang web nhấp vào CTA theo dạng lead generation, họ sẽ được chuyển hướng đến một trang mới với một form để điền thông tin liên hệ.
Để tối ưu hóa CTA dạng này, marketer nên đặt ở những vị trí dễ nhìn thấy trên trang web như ở cuối bài viết, trong thanh sidebar hoặc web banner. Ngoài ra, marketer cần thiết kế CTA sao cho hấp dẫn và sử dụng các từ khóa liên quan để truyền tải thông điệp một cách rõ ràng. Điều quan trọng là CTA phải đưa ra giá trị cho khách hàng tiềm năng để thuyết phục họ cung cấp thông tin liên hệ.
Một khi đã có thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng, marketer có thể bắt đầu tương tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi thành khách hàng. Vì vậy, việc sử dụng CTA dạng này có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số bằng cách tạo ra cơ hội tiếp thị và thu hút khách hàng tiềm năng.
2. Gửi thông tin qua biểu mẫu (Form Submission)
CTA dạng "Gửi thông tin qua biểu mẫu" là một loại CTA rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng trên trang web. Khi khách truy cập đã đến trang đích (landing page), họ sẽ cần điền thông tin vào một biểu mẫu và nhấn nút để gửi thông tin đó đến cơ sở dữ liệu liên hệ của thương hiệu.
Để tối ưu hóa CTA dạng "Gửi thông tin qua biểu mẫu" và tăng tỷ lệ chuyển đổi, cần chú ý đến nội dung của nút "submit". Thay vì sử dụng nội dung đơn thuần như "submit" ("gửi"), doanh nghiệp có thể sử dụng nội dung phù hợp với nội dung của một ưu đãi cụ thể. Ví dụ, nếu trang web đang có chương trình giảm giá đặc biệt, CTA có thể được thiết kế với nội dung "Đăng ký ngay để nhận ưu đãi đặc biệt" thay vì "Gửi". Việc sử dụng nội dung phù hợp và hấp dẫn trong CTA có thể giúp tăng khả năng chuyển đổi khách hàng và tạo sự kích thích cho họ thực hiện hành động cụ thể trên trang web.
Để tối ưu hóa CTA dạng "Gửi thông tin qua biểu mẫu", marketer có thể sử dụng màu sắc nổi bật để tạo sự thu thú, đảm bảo rằng biểu mẫu và nút nằm ở vị trí dễ nhìn thấy trên trang web, và cung cấp thông tin chi tiết về ưu đãi mà khách truy cập sẽ nhận được sau khi điền thông tin và nhấn nút.
3. Nút "Đọc thêm" (Read more)
CTA dạng "Đọc thêm" là một loại lời kêu gọi hành động được sử dụng để tăng lượng truy cập vào các bài đăng cụ thể trên trang web. Đây là một phương pháp hiệu quả để giữ chân khách truy cập và tăng tương tác với nội dung của thương hiệu.
Thay vì hiển thị toàn bộ nội dung của bài đăng trên trang chủ, marketer nên chỉ hiển thị một vài đoạn đầu tiên và chèn một nút "read more" để khuyến khích khách truy cập nhấp vào và đọc toàn bộ bài đăng trên trang khác. Điều này giúp tạo ra sự tò mò và khuyến khích khách truy cập tương tác với nội dung của thương hiệu.
Ngoài ra, sử dụng nút "đọc thêm" cũng giúp đo lường được tương tác của người dùng với nội dung và cải thiện khả năng tìm kiếm trên trang web. Việc sử dụng nút "read more" cũng giúp cải thiện trải nghiệm của khách truy cập trên trang web khi giảm thời gian tải trang, tạo ra trang chủ trang web dễ nhìn hơn và cung cấp một cách tiếp cận nhanh chóng đến nội dung.
4. Khám phá Sản phẩm hoặc Dịch vụ (Product or Service Discovery)
CTA dạng khám phá sản phẩm hoặc dịch vụ là một trong những loại CTA quan trọng nhất trên trang web, giúp người dùng tìm kiếm và khám phá sản phẩm hoặc dịch vụ một cách dễ dàng. Mục đích của CTA này là giúp khách hàng tiềm năng tìm thấy và khám phá những sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Ví dụ, nếu thương hiệu là một công ty bán lẻ thực phẩm, CTA có thể là "Mua ngay" hoặc "Tìm hiểu thêm về sản phẩm này". Những nút CTA này sẽ giúp khách hàng tiềm năng biết được sản phẩm và đưa họ đến trang sản phẩm tương ứng để tìm hiểu thêm chi tiết.
Một điểm quan trọng khi thiết kế CTA dạng khám phá sản phẩm hoặc dịch vụ là đảm bảo việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng, dễ hiểu cho khách hàng. Marketer cũng nên đảm bảo rằng CTA được đặt ở vị trí thuận tiện để tìm thấy, dễ nhận diện và có màu sắc tương phản với màu nền để thu hút sự chú ý của khách truy cập website.
5. Chia sẻ trên mạng xã hội (Social Sharing)
CTA dạng chia sẻ trên mạng xã hội là một trong những loại CTA đơn giản nhất trên trang web, khuyến khích người dùng chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội khác. Việc thêm các nút chia sẻ xã hội là một cách dễ dàng để các khách hàng tiềm năng truy cập tương tác với thương hiệu.
Điều quan trọng là marketer cần đặt CTA này ở những nơi phù hợp trên trang web, thường là ở cuối bài. Để tối ưu hoá CTA dạng chia sẻ trên mạng xã hội, marketer có thể tùy chỉnh để phù hợp với thương hiệu của mình. Một số nền tảng mạng xã hội phổ biến của nút chia sẻ dạng này là Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram và Pinterest. Thông qua đó, marketer có thể tăng khả năng lan truyền của nội dung của thương hiệu, giúp trang web được tiếp cận với nhiều người hơn. Điều này cũng giúp thương hiệu được quảng bá rộng rãi và tăng cơ hội tương tác với khách hàng tiềm năng.
6. Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead Nurturing)
CTA dạng nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng được sử dụng để thúc đẩy đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp tiếp cận với các sản phẩm hoặc dịch vụ một cách dễ dàng hơn. Loại CTA này thường được sử dụng khi khách hàng chưa sẵn sàng để mua sản phẩm hoặc dịch vụ và marketer muốn cung cấp cho họ các ưu đãi và chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thuyết phục họ mua hàng.
Các CTA dạng nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng thường được đặt tại các vị trí như trang cảm ơn của một chiến dịch marketing, các trang landing page và các bài đăng trên blog. Ví dụ, nếu marketer muốn khuyến khích khách hàng tiềm năng tham gia chương trình dùng thử miễn phí của sản phẩm của thương hiệu, marketer có thể sử dụng một CTA như "Dùng thử miễn phí sản phẩm ngay hôm nay".
Điều quan trọng khi thiết kế CTA dạng này là đảm bảo rằng chúng được đặt ở vị trí thuận tiện để tìm thấy và hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng. Marketer cũng nên sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và cụ thể về ưu đãi mà khách hàng có thể nhận được khi họ bấm vào nút CTA.
Một số ví dụ về CTA dạng "Lead Nurturing" bao gồm "Tải xuống tài liệu hướng dẫn miễn phí", "Đăng ký để nhận bản tin của chúng tôi", "Bắt đầu dùng thử miễn phí" và "Nhận báo giá miễn phí". Nếu sử dụng CTA dạng này một cách hiệu quả, marketer có thể tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và thu hút khách hàng tiềm năng đến sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
7. “Chốt” sale (Closing the sale)
CTA dạng “chốt” sale là một loại CTA tập trung vào khuyến khích khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Loại CTA này thường được đặt ở những vị trí cuối cùng của quy trình marketing khi marketer đã thu thập đủ thông tin từ khách hàng và đã giới thiệu sản phẩm của mình.
Mục đích của CTA này là thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua sản phẩm ngay tại thời điểm đó thay vì để họ đi kiếm các sản phẩm tương tự từ các đối thủ cạnh tranh. Marketer có thể đặt CTA dạng “chốt sale” trên các trang sản phẩm hoặc trang thanh toán, hoặc đặt trong các bài đăng của thương hiệu. Có thể sử dụng một số từ khóa như "Mua ngay", "Đặt hàng ngay bây giờ", hoặc "Nhận ngay ưu đãi" để khuyến khích khách hàng tiềm năng hoàn tất quyết định mua hàng.
Để tăng tính hiệu quả của CTA này, marketer cần cung cấp đủ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bao gồm cả chi tiết về giá cả và tính năng. Marketer cũng cần đảm bảo rằng CTA được đặt ở vị trí thuận tiện để khách hàng tiềm năng tìm thấy, dễ nhìn thấy và có màu sắc tương phản để thu hút sự chú ý của khách hàng.
8. Quảng bá, khuyến khích tham dự sự kiện (Event Promotion)
CTA dạng Event Promotion là một loại nút kêu gọi hành động được sử dụng để quảng bá các sự kiện, từ các sự kiện trực tuyến cho đến các sự kiện trực tiếp. Mục đích của CTA này là tăng cường nhận thức về sự kiện hoặc giúp tăng doanh số vé.
CTA này có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trên trang web của thương hiệu, phù hợp với đối tượng khách hàng cụ thể mà thương hiệu muốn thu hút để tham gia sự kiện. Nếu nhắm đến khách hàng hiện tại, hãy đặt CTA này trên trang đăng nhập hoặc trang chính. Đối với khách hàng tiềm năng, hãy đặt CTA này ở thanh bên (sidebar) của bài viết.
Một ví dụ đơn giản về CTA quảng bá sự kiện là nút "Đăng ký ngay" hoặc "Mua vé" được đặt trực tiếp trên trang sự kiện. Nút này cần thu hút sự chú ý và giúp khách hàng quyết định nhanh chóng. Marketer có thể cung cấp thông tin về giá vé, lịch trình sự kiện, hoặc những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi tham gia sự kiện.
9. Đề xuất đọc nội dung liên quan đến bài viết (Related Content)
CTA dạng Related Content là một loại lời kêu gọi hành động giúp khách truy cập dễ dàng chuyển từ một nội dung trang web sang nội dung khác liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này giúp khách truy cập hiểu rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ và có thể dẫn đến quyết định mua hàng.
Marketer có thể đặt CTA dạng này trong nội dung trang web, chẳng hạn như giữa các phần của một bài đăng hoặc trong thanh bên dưới bài viết. Điều này sẽ giúp khách truy cập khám phá thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến chủ đề họ đang quan tâm, đồng thời giữ cho họ ở lại trên trang web trong thời gian dài hơn, tăng cơ hội chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng.
10. Quiz CTA
CTA dạng Quiz là một loại CTA được sử dụng để kích thích khách truy cập ở lại trên trang web của thương hiệu. Thông thường, đây là một trò chơi hoặc câu hỏi vui nhộn giúp khách truy cập giải trí và đồng thời cung cấp thông tin hữu ích về sản phẩm hoặc dịch vụ. CTA này thường được đặt ở cuối bài đăng hoặc trong thanh bên (sidebar).
Dạng này thường bao gồm một đề nghị như "Chơi ngay" hoặc "Kiểm tra kiến thức của bạn" để kích thích khách truy cập tham gia. Nếu trò chơi hoặc câu hỏi miễn phí, hãy cung cấp thông tin đó trong CTA để thu hút sự quan tâm của khách truy cập. Khi khách truy cập tham gia trò chơi hoặc câu hỏi, họ sẽ cung cấp thông tin liên lạc của mình để nhận kết quả hoặc để tiếp tục chơi. Điều này cung cấp cho thương hiệu cơ hội thu thập thông tin và phát triển các chiến lược marketing sau này để tăng cường tương tác của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ.
Một số ví dụ về Quiz CTA có thể bao gồm các CTA như "Thử kiến thức của bạn về sản phẩm của chúng tôi", "Tìm hiểu thêm về lợi ích của sản phẩm của chúng tôi qua bài kiểm tra này" hoặc "Bạn có phù hợp với sản phẩm của chúng tôi không?
Theo Hubspot
Quan Dinh H.