Bên cạnh các tài khoản cá nhân, LinkedIn còn cho phép người dùng tạo LinkedIn Page - trang giới thiệu về thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tương tự như tạo trang trên Facebook hoặc Twitter.


Với hơn 30 triệu doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên trang LinkedIn, nền tảng này mở ra vô số cơ hội kết nối với nhân viên, đối tác cũng như nguồn nhân lực tiềm năng. Tuy nhiên có một sự thật là khi xuất hiện trước những đối tượng quan trọng này, các doanh nghiệp thường vấp phải những thiếu sót về mặt nội dung, dẫn đến trang hoạt động kém hiệu quả.


Nếu đây là lần đầu tiên bạn tạo trang LinkedIn cho doanh nghiệp, có thể bạn sẽ cảm thấy mình không có đủ nội dung để chuẩn bị từ 3-4 bài đăng mỗi ngày. Thế nhưng nội dung luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Từ trang web, blog của công ty cho đến các bài viết của bên thứ ba và nhiều hơn thế nữa!


Hãy lưu ý rằng, mỗi bài đăng khác nhau trên trang LinkedIn sẽ hướng đến mục tiêu khác nhau cho doanh nghiệp.

  • Nếu mục tiêu của bạn là tạo khách hàng tiềm năng, hãy liên kết bài đăng đến landing page hoặc sách trắng (whitepaper) của công ty.
  • Nếu mục tiêu của bạn là nâng cao nhận thức về thương hiệu, bạn có thể thêm địa chỉ trang web của công ty hoặc đẩy mạnh nội dung quảng bá sản phẩm, tính năng mới.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ các bài viết của CMO từng được xuất bản trên LinkedIn để thể hiện chuyên môn và tư tưởng của ban lãnh đạo công ty.


Với xu hướng TL;DR (Too Long; Didn't Read - Dài quá, Đừng đọc), độc giả ngày càng e dè trước những nội dung tràn ngập trên internet, chất lượng không đảm bảo. Đó cũng là lý do bạn nên tìm hiểu 10 ý tưởng truyền cảm hứng cho những bài đăng hiệu quả trên Trang LinkedIn dưới đây.


10 loại bài đăng bạn nên chia sẻ trên Trang LinkedIn


1. Video, video và video

Sự thật về video: Trên LinkedIn, người dùng dành thời gian xem quảng cáo video nhiều gấp 3 lần so với những nội dung được tài trợ khác. Vì thế mà nó được xem là thể loại nội dung thành công nhất trên LinkedIn. Bạn có thể tham khảo 2 ý tưởng kết hợp video vào chiến lược nội dung Trang LinkedIn của doanh nghiệp.


Tạo chuỗi video ngắn

Lấy ví dụ về LinkedIn Marketing Minute là một series tổng hợp các video ngắn khoảng 25 đến 60 giây, chuyên cung cấp những lời khuyên hành động cho các marketer. Với sự tham gia của những chuyên gia đầu ngành, series này không chỉ nâng cao uy tín bài đăng mà người xem còn có thể dễ dàng chia sẻ trên mạng xã hội.



Mỗi video là một case study

Dù chỉ là một video 30 giây nhưng nó cũng được xem là một case study - những bài học ngắn gọn và giàu tính tương tác.


2. Hình ảnh đi kèm số liệu

Đa số mọi người đều ấn tượng với các số liệu thống kê và nguồn thông tin giúp họ mở mang tri thức hơn. Bạn có thể tận dụng số liệu “nổi bật” từ các nghiên cứu thú vị và giới thiệu chúng trên trang LinkedIn.



3. Ra mắt sản phẩm và những tính năng cải tiến

Hãy đảm bảo trang LinkedIn của bạn liên tục cập nhật các sản phẩm, dịch vụ hoặc tính năng mới của công ty. Đừng quên chia sẻ những trải nghiệm thú vị và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm này với người xem.


Đọc thêm: LinkedIn thử nghiệm tính năng “Stories”


4. Kỷ niệm những cột mốc quan trọng của công ty

Đây là một cách tuyệt vời để bạn thể hiện sứ mệnh và tầm nhìn của công ty. Đừng ngần ngại ăn mừng chiến thắng và thể hiện lòng biết ơn đối với những người theo dõi và khách hàng đã giúp công ty đạt được mục tiêu của mình.



5. Tạo ấn tượng về ban lãnh đạo

Con người là một trong những yếu tố quan trọng để mọi người đánh giá doanh nghiệp của bạn. Thông qua những bài viết thể hiện phẩm chất và chuyên môn của ban lãnh đạo hoặc của những nhân viên tiêu biểu, mọi người sẽ cảm nhận rõ hơn về văn hóa công ty.



6. Kêu gọi mọi người đăng ký tham gia sự kiện

Trang LinkedIn là một địa điểm lý tưởng để thu hút mọi người đăng ký tham gia các sự kiện do công ty bạn tổ chức hoặc tài trợ.



7. Quảng bá về eBook

Nếu bạn sở hữu những tựa sách điện tử thú vị, đừng ngần ngại chia sẻ với mọi người. Bạn có thể thiết kế hình ảnh hoặc video giới thiệu những số liệu, trích dẫn và bài học được chắt lọc từ nội dung eBook.



8. Nội dung của bên thứ ba

Thay vì tự giới thiệu về doanh nghiệp của mình, hãy tận dụng nội dung của các bên thứ ba để giúp độc giả có cái nhìn khách quan và đáng tin cậy hơn. Mẹo: Đừng quên thêm những hashtag liên quan đến xu hướng nổi bật trong cộng đồng vào bài đăng của bạn.



9. Bài viết về tư duy lãnh đạo

Không nhất thiết mọi bài đăng trên trang LinkedIn đều phải xoay quanh doanh sản phẩm hoặc hoạt động của doanh nghiệp. Bạn có thể đề xuất những bài viết phản ánh tư duy và quyền lực của ban lãnh đạo, thông qua đưa ra quan điểm về một chủ đề nóng hổi hoặc gây tranh cãi trong cộng đồng.



10. Nghiên cứu chưa được công bố (Original research)

Những nghiên cứu và insight “độc nhất vô nhị” do chính doanh nghiệp thực hiện sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ với người dùng.



Ngọc Anh / Advertising Vietnam

Theo Business Solutions on LinkedIn