Bài viết được diễn giải theo quan điểm của Conor Bond – Content Marketing & SEO Specialist tại Crayon


Nói một cách đơn giản, khi các quảng cáo của bạn không được hiển thị, hãy dành thời gian để xem xét lại chúng.


Nếu bạn không thấy quảng cáo của mình trên kết quả tìm kiếm của Google, thực tế không đến mức quá đáng lo. Trong tình huống này, bạn nên sử dụng công cụ Ad Preview để kiểm tra quảng cáo của bạn.


Nhưng nếu chúng không hiển thị trong công cụ Ad Preview, thì nó thực sự trở nên đáng lo hơn.

Tin tốt là, có nhiều hơn một lời giải thích trọn vẹn về lý do tại sao quảng cáo trên Google của bạn không hiển thị. Để rõ ràng, tác giả chia những lý do đó thành hai loại: liên quan đến hiệu suất và không liên quan đến hiệu suất của chiến dịch.


Bởi vì chúng thường dễ sửa hơn, tác giả bắt đầu đưa ra những lỗi không liên quan tới hiệu suất:


Quảng cáo của Google không hiển thị: Các vấn đề về không liên quan tới hiệu suất.


Khi nói về “các vấn đề không liên quan đến hiệu suất”. Thông thường, quảng cáo Google của bạn sẽ không được hiển thị vì những lý do không liên quan đến chất lượng của quảng cáo, Landing Page (trang đích), ad groups,…


Nói cách khác: Ngay cả khi bạn đang tuân thủ tốt các phương pháp hay nhất của Google Ads, vẫn có vẫn còn nhiều lý do tại sao quảng cáo Google của bạn không thể hiển thị. Tác giả đề cập đến 7 lý do cơ bản:


1. Thanh toán chưa thành công


Giống như nhiều nhà quảng cáo, nếu bạn đang thanh toán cho tài khoản Google Ads của mình thông qua thanh toán tự động, thì Google sẽ tính phí khi bạn đạt đến ngưỡng thanh toán đã đặt trước hoặc bạn đến cuối thời hạn thanh toán hiện tại.


Nhưng, nếu các thông tin của bạn không được cập nhật thường xuyên dẫn tới không hợp lệ, rất có thể Google sẽ không thể tính phí cho bạn và từ đó Quảng cáo của bạn sẽ không thể hiển thị được.


2. Giá thầu của bạn quá cao hoặc quá thấp


Như bạn có thể biết, bạn phải đặt ngân sách hàng ngày cho từng chiến dịch Google Ads của mình.


Nếu giá thầu theo Pay-per-click (CPC) tối đa mà bạn đặt cho một từ khóa vượt quá ngân sách của chiến dịch chứa từ khóa đó, thì quảng cáo của bạn sẽ không thể hiển thị, dù các truy vấn của người dùng có nhắc tới từ khóa đó đi chăng nữa. Hãy đảm bảo rằng tài khoản của bạn không có xung đột giữa ngân sách chiến dịch và giá thầu từ khóa.


Mặt khác, quảng cáo Google của bạn có thể không hiển thị bởi vì giá thầu của bạn quá thấp. Xếp hạng quảng cáo của bạn cho một phiên đấu giá phụ thuộc vào điểm chất lượng của từ khóa bạn đang đặt giá thầu hoặc phụ thuộc vào chính giá thầu đó.


Nếu bạn muốn tìm được gói thầu phù hợp cho Từ khóa trong tài khoản Google Ads, bạn có thể sử dụng trình mô phỏng đấu giá để ước tính tác động của việc thay đổi giá thầu theo các số tiền khác nhau, từ đó chọn được giá thầu phù hợp cho chiến dịch, đảm bảo quảng cáo được hiển thị và tiền thì được tiêu một cách hiệu quả.


Bạn có thể thêm bất kỳ cột nào trong số này vào báo cáo Từ khóa của mình.


3. Khối lượng tìm kiếm từ khóa (search volume) quá thấp


Nếu một từ khóa bạn đang nhắm mục tiêu để đẩy mạnh không có hoặc rất ít lưu lượng truy cập hàng tháng, thì các quảng cáo gắn từ khóa đó có thể không đủ điều kiện để hiển thị. Khi Google nhận thấy rằng bạn đang nhắm mục tiêu một từ khóa có khối lượng cực kỳ thấp, thì từ khóa đó sẽ tạm thời không hoạt động. Khi lượng tìm kiếm tăng đến mức hợp lý, Google sẽ tự động đẩy lại các quảng cáo có từ khóa đó.


Tuy nhiên, về mặt chiến thuật, việc ngồi chờ lượng tìm kiếm từ khóa đó tăng lên không phải một ý kiến hay. Bằng cách sử dụng Google’s Keyword Planner (đi kèm với tài khoản Google Ads của bạn) hoặc Free Keyword Tool của Wordstream, bạn nên thay thế bằng từ khóa khác có search volume lớn hơn.


4. Quảng cáo của bạn đã bị tạm dừng, bị xóa hoặc bị từ chối


Có thể quảng cáo Google của bạn không hiển thị chỉ vì chúng đã bị tạm dừng — hoặc vì các nhóm quảng cáo và chiến dịch chứa chúng đã bị tạm dừng. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần chuyển trạng thái từ Tạm dừng (Paused) sang Đã bật (Enabled).


Ngoài ra, quảng cáo của bạn có thể không hiển thị bởi vì các nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch tương ứng chứa những quảng cáo đó đã bị xóa khỏi tài khoản của bạn. Nếu bị xóa, bạn bắt buộc phải thiết lập lại từ đầu.


Để kiểm tra xem bạn có vô tình tạm dừng hoặc xóa bất kỳ thứ gì trong tài khoản của mình hay không, hãy xem thử Lịch sử thay đổi. Tại đây, bạn có thể xem các thay đổi đã được thực hiện đối với tài khoản của mình và lọc theo Trạng thái.



Nếu bạn đã chắc chắn rằng không có gì bị tạm dừng hoặc bị xóa mà quảng cáo của bạn vẫn không được hiển thị trong kết quả tìm kiếm, thì có thể chúng đã bị từ chối vì không đủ điều kiện hiển thị cho người dùng.


Để tìm hiểu cách sửa quảng cáo bị từ chối và đưa chúng trở lại trang kết quả tìm kiếm, hãy tìm hiểu lại chính sách quảng cáo của Google.


5. Có lỗi trong quá trình lên lịch chạy chiến dịch hoặc nhắm mục tiêu


Ngoài việc đặt ngân sách cho từng chiến dịch Google Ads, bạn cần lên lịch quảng cáo cho từng chiến dịch. Việc này giúp Google biết những ngày nào trong tuần và giờ nào trong ngày bạn muốn quảng cáo của mình hiển thị. Điều hướng đến tab Ad Schedule – Lịch quảng cáo và đảm bảo các lịch hiển thị không quá sát nhau.


Bên cạnh tab Ad Schedule, bạn cũng sẽ nhìn thấy các thông số nhắm mục tiêu theo vị trí cho chiến dịch của mình. Có thể quảng cáo Google của bạn không hiển thị vì chưa có đủ lưu lượng tìm kiếm từ khóa tại vùng địa lý mà bạn nhắm mục tiêu. Vì vậy, đừng cài đặt vị trí địa lý cho chiến dịch quá hẹp.


Có một mẹo nhỏ, nếu bạn muốn xem cách một phân khúc khách hàng tiềm năng phản ứng với quảng cáo của bạn mà không quảng cáo riêng cho phân khúc đó, bạn nên thay đổi cài đặt thành Observation – Quan sát (cho phép bạn tiếp cận nhiều đối tượng) thay vì Targeting – Nhắm mục tiêu (chỉ tiếp cận được một đối tượng cụ thể). Bằng cách này, bạn có thể đo lường được hiệu suất quảng cáo nhờ các thông tin có giá trị ở phạm vi rộng hơn.


6. Từ khóa phủ định của bạn đang phủ định các từ khóa đang hoạt động


Từ khóa phủ định được thêm vào nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch nào đó, giúp bạn ngăn quảng cáo xuất hiện khi truy vấn không của người dùng không liên quan. Quảng cáo Google của bạn có thể sẽ không được hiển thị nếu các từ khóa phủ định hủy bỏ các từ khóa đang hoạt động.



Ví dụ: giả sử bạn đang đặt giá thầu cho từ khóa đối sánh cụm từ “Dùng thử miễn phí Canva” và bạn đã đặt “Canva miễn phí” làm đối sánh rộng cấp chiến dịch phủ định. Trong trường hợp này, từ khóa phủ định sẽ ghi đè từ khóa đang hoạt động.


Để khắc phục điều này, bạn chỉ cần chuyển từ “Canva miễn phí” đối sánh rộng sang đối sánh chính xác phủ định [Canva miễn phí]. Làm như vậy sẽ cho phép bạn quảng cáo cho những người dùng đang tìm kiếm bản dùng thử miễn phí Canva.


7. Điều chỉnh giá thầu phủ định của bạn quá lớn


Trước khi chuyển sang các vấn đề liên quan đến hiệu suất, có một tình huống cuối cùng cần giải quyết: Các điều chỉnh giá thầu phủ định mà bạn đã đặt cách nhau quá xa nên chúng đang làm giảm xếp hạng quảng cáo của bạn.


Điều chỉnh giá thầu phủ định — cho phép bạn tự động giảm giá thầu trong một chiến dịch cụ thể trong các trường hợp cụ thể: loại thiết bị, thời gian trong ngày, vị trí thực hiện truy vấn,…Nếu điều chỉnh giá thầu tiêu cực mà bạn đang đặt quá cao, bạn hoàn toàn có thể tự loại mình ra khỏi cuộc đua hiển thị quảng cáo Google.


Điều chỉnh giá thầu âm được đặt vào những thời điểm nhất định trong ngày (tác giả không thể tiết lộ!).


Một lần nữa, việc sử dụng các cột giá thầu được mô phỏng trong báo cáo Từ khóa của bạn sẽ hữu ích.


Quảng cáo của Google không hiển thị: Các vấn đề về hiệu suất


Đôi khi, bạn sẽ thấy rằng quảng cáo Google của mình không hiển thị bởi vì bạn không hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn của Google khi nói đến các phương pháp hay nhất của PPC. Nói cách khác: Đôi khi, việc quảng cáo Google của bạn hiển thị là vấn đề của việc tối ưu hóa. Đó là những gì chúng ta sẽ nói đến trong phần còn lại của hướng dẫn này.


8. Nhóm quảng cáo của bạn không tập trung


Mỗi nhóm quảng cáo trong tài khoản Google Ads của bạn bao gồm hai thành phần: từ khóa và quảng cáo. Các từ khóa và quảng cáo nằm trong cùng một nhóm quảng cáo được gắn với nhau nên khi từ khóa của bạn được kích hoạt bởi truy vấn tìm kiếm của người dùng và bạn được tham gia vào phiên đấu giá quảng cáo, Google sẽ biết để chọn một trong những quảng cáo mà bạn đã gắn với từ khóa đó.



Hiệu suất của bạn trong phiên đấu giá quảng cáo phụ thuộc vào mức độ liên quan của quảng cáo với truy vấn của người dùng; quảng cáo của bạn càng có liên quan, bạn sẽ xếp hạng càng cao trong kết quả tìm kiếm có trả tiền. Việc này dẫn tới một câu hỏi quan trọng: Làm cách nào để đảm bảo quảng cáo của bạn có liên quan đến truy vấn?


Câu trả lời là: Bằng cách xây dựng các nhóm quảng cáo bao gồm các từ khóa có liên quan chặt chẽ. Nếu các từ khóa trong nhóm quảng cáo của bạn có liên quan chặt chẽ với nhau, thì trên thực tế quảng cáo của bạn sẽ có liên quan đến truy vấn của người dùng.


Thực tế là quảng cáo trên Google của bạn không hiển thị có thể là do cấu trúc của các nhóm quảng cáo. Nếu bạn tạo nhóm quảng cáo bằng các từ khóa không có liên quan chặt chẽ với nhau, quảng cáo của bạn sẽ không thể hoạt động tốt trong phiên đấu giá quảng cáo.


*Theo SEONGON, đây là một công việc nghe thì có vẻ đơn giản nhưng lại khá kỳ công. Bạn cần thực sự phải hiểu search intent của từng truy vấn được tìm kiếm và nhóm chúng lại với nhau. Và với những quảng cáo lên đến hàng chục nghìn truy vấn như case sau đây điều này không thực sự đơn giản.


9. Ad Copy – Nội dung quảng cáo của bạn không được tối ưu hóa


Hãy đảm bảo quảng cáo của bạn phù hợp với các truy vấn tìm kiếm của khách hàng tiềm năng (không bắt đầu và kết thúc bằng việc xây dựng các nhóm quảng cáo tập trung); và bạn phải tối ưu hóa Ad Copy của mình. Thật may là, so với việc tối ưu hóa cấu trúc nhóm quảng cáo, việc này vẫn đơn giản hơn.


Tối ưu hóa nội dung quảng cáo – Ad Copy có nghĩa là kết hợp từ khóa mục tiêu vào nội dung của bạn. Bằng cách viết nội dung bao gồm từ khóa mục tiêu của bạn, bạn đang báo hiệu một cách hiệu quả cho Google rằng quảng cáo của bạn có liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng.

(Bạn có cảm nhận được chủ đề ở đây không? Nếu có, bạn nên biết rằng cần thêm tên riêng cho sản phẩm hoặc dịch vụ vào để tạo sự liên quan, từ đó tạo tiền đề cho sự hiển thị của quảng cáo Google.)


Tương tự với cấu trúc của nhóm quảng cáo. Trong một nhóm quảng cáo nhất định, bạn nên có nhiều từ khóa và các từ khóa nên đối sánh với nhau. Từ đó, việc kết hợp chúng với nhau vào nội dung quảng cáo cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.


Hãy nghĩ theo cách này: Nếu bạn đặt các từ khóa “quần áo em bé” và “giày em bé” trong cùng một nhóm quảng cáo, sẽ khá khó khăn để viết nội dung quảng cáo kết hợp cả hai từ khóa đó, phải không? Ngược lại, nếu bạn đặt các từ khóa “quần áo em bé” và “đồ sơ sinh” trong cùng một nhóm quảng cáo, thì tình hình sẽ cải thiện đáng kể.


Kết luận: Quảng cáo Google của bạn có thể không được hiển thị nếu nội dung của nó không tập trung vào từ khóa.


10. Trang đích của bạn không liên quan


Khi đánh giá xem liệu quảng cáo của bạn có đủ tốt để được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm có trả tiền hay không, Google không chỉ xem xét mức độ liên quan của Ad Copy — mà còn xem xét mức độ liên quan của trang đích. Về cơ bản, nếu trang đích của bạn không giúp người dùng tìm hiểu được câu trả lời cho truy vấn, thì quảng cáo của bạn sẽ hoạt động kém hiệu quả trong phiên đấu giá quảng cáo.


Bạn cần xem xét kỹ từng từ khóa mà bạn đang nhắm mục tiêu với quảng cáo Google của mình. Hãy nghĩ về những người dùng có truy vấn đang kích hoạt những từ khóa này. Họ đang đấu tranh với điều gì? Họ đang cố gắng hoàn thành điều gì? Bạn có thể làm gì để giúp họ?


Trang đích cho một quảng cáo được kích hoạt bởi truy vấn “Dịch vụ Google Ads”.


Khi trang đích của bạn thông báo cho người dùng những nội dung giải quyết được các vấn đề liên quan tới truy vấn của họ, tức là mức độ liên quan cao.. Bạn càng giải quyết tốt các vấn đề của người dùng với các trang đích của mình, thì bạn càng có hiệu suất tốt hơn trong phiên đấu giá Google Ads. Để có biện pháp tốt, bạn cũng nên đảm bảo kết hợp các từ khóa mục tiêu trong nội dung ở trang đích của mình.


11. Tỷ lệ nhấp chuột của bạn quá thấp


Một lời giải thích cuối cùng về lý do tại sao quảng cáo Google của bạn không hiển thị là tỷ lệ nhấp chuột. Từ quan điểm thực tế, CTR (Click Through Rate) của quảng cáo cho biết mức độ hấp dẫn của nó đối với khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu CTR của quảng cáo của bạn cao, điều đó có nghĩa là thông điệp của bạn thực sự gây ấn tượng với người dùng, nếu CTR của quảng cáo của bạn thấp, điều ngược lại là đúng.


Google thưởng cho những nhà quảng cáo viết quảng cáo gây được tiếng vang với người dùng. Vì vậy, CTR của bạn cho một quảng cáo (hoặc từ khóa) nhất định càng thấp, thì hiệu quả hoạt động của bạn trong phiên đấu giá quảng cáo càng kém. Nếu bạn muốn cung cấp cho quảng cáo của mình cơ hội hiển thị liên tục cho khách hàng tiềm năng tốt hơn, bạn cần phải viết nội dung quảng cáo thu hút sự chú ý của họ để họ nhấp chuột và tìm hiểu kỹ hơn.



Bạn cần xem xét từ khóa mà quảng cáo của bạn đang nhắm mục tiêu, suy nghĩ về những người dùng đang tìm kiếm từ khóa đó và xác định vấn đề hoặc điểm cụ thể mà bạn cần giải quyết. Nói cách khác, viết một quảng cáo thúc đẩy CTR cao là nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng tiềm năng trong suốt hành trình chuyển đổi của họ


Những khách hàng tiềm năng ở đầu hành trình (gần đầu phễu tiếp thị của bạn) thường đánh giá cao những quảng cáo cung cấp thông tin có liên quan và trả lời câu hỏi của họ. Bên cạnh đó, những khách hàng tiềm năng ở cuối hành trình trở thành khách hàng sẽ thường đánh giá cao những quảng cáo cho phép họ chuyển đổi hoặc mua hàng.


Nếu quảng cáo Google của bạn không hiển thị và bạn có thể quy nó là do CTR thấp, hãy xem xét kỹ nội dung quảng cáo của bạn và đánh giá xem nó có đang giải quyết được nhu cầu của người dùng hay không.


Quảng cáo Google không hiển thị: Bức tranh toàn cảnh


Nhận ra rằng quảng cáo Google của bạn không hiển thị có thể là một khoảnh khắc đáng sợ và khó hiểu đối với các chủ doanh nghiệp và các marketers, trong đầu chúng ta sẽ vẽ ra hàng loạt các trường hợp khác nhau.


Điều quan trọng là bạn phải tìm được lý do quảng cáo Google của bạn không hiển thị. Cho dù vấn đề có dựa trên hiệu suất hay không, bạn luôn có thể làm gì đó để giải quyết vấn đề và đưa quảng cáo của mình đến với khách hàng tiềm năng một lần nữa.


Là một đơn vị Google Marketing Agency có nhiều năm kinh nghiệm, SEONGON đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết hàng ngàn vấn đề về Google Ads, giúp họ đi tới thành công trong chiến lược Google Ads, tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp với chi phí vô cùng hợp lý.

Nếu doanh nghiệp bạn chưa có đủ kinh nghiệm và chuyên môn để giải quyết vấn đề Quảng cáo Google không hiển thị và các tính năng khác khi sử dụng Google Ads, đừng ngần ngại liên hệ SEONGON ngay để nhận tư vấn và giải đáp các thắc mắc cho bạn!


Theo SEONGON – Google Marketing Agency

Nguồn: https://www.wordstream.com/