Với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng tính đến quý 4 năm 2021 (tăng 200% so với năm 2018), Instagram vừa là "cây đa cây đề" vừa là một nền tảng có khả năng tạo ra các xu hướng mới trong tiếp thị truyền thông. Đây được coi là mạng xã hội đã định hình bối cảnh của thương mại xã hội (Social E Commerce), tạo ra nền kinh tế sáng tạo (Creator Economy) và ảnh hưởng trực tiếp tới cách mà các thương hiệu sử dụng mạng xã hội để truyền thông trong suốt cả thập kỷ qua.


Vậy, vào năm 2023, liệu có là quá muộn để bắt đầu "khai thác" thị trường béo bở này!? Đừng lo, với sự hỗ trợ của 17 chiến lược đặc biệt sau đây, dù bạn chỉ là một tay mơ, Ori đảm bảo bạn vẫn có thể mơ lớn! Cùng đến ngay với "chiếc xẻng" đầu tiên thôi nào.


1. Đặt mục tiêu theo phương pháp S.M.A.R.T


SMART là một cách "thông minh" để bắt đầu hành trình của thương hiệu với instagram. Tại đây, bạn bắt đầu với 5 gạch đầu dòng tương ứng với:

- S: Mục tiêu cụ thể (Specific)

- M: Có thể đo lường (Measurable)

- A: Có thể đạt được (Achievable)

- R: Có liên quan mật thiết với nhau (Relevant)

- T: Có thời gian cụ thể (Time)


Ví dụ, mục tiêu của doanh nghiệp khi tham gia thị trường Instagram là gì?

- Mục tiêu: Tạo khách hàng tiềm năng

- Số lượng lead mang về

- Số lượng khách hàng mang về vừa đủ để nhân sự có thể handle mà không bị overload

- Cân nhắc lại con số trên liệu đã thích hợp hay chưa

- Thời gian cần thiết để đạt được con số trên là bao lâu?


Khi bạn chắc chắn rằng những câu hỏi trên đã được "trả lời" một cách chính xác và trung thực nhất, hay nói theo một cách khác, khi bạn biết Instagram sẽ mang lại điều gì cho doanh nghiệp thì đây mới là lúc chúng ta bắt đầu.


2. Tối ưu hóa hồ sơ của doanh nghiệp


Cũng giống như trang profile hay fanpage trên Facebook, bạn cần một chiếc hồ sơ tạo đủ "niềm tin" cho khách hàng để thuyết phục họ tới với mình. Chúng ta sẽ không rong thuyền giữa cả biển phương pháp tối ưu, ở đây Ori sẽ cần bạn đảm bảo tối thiểu các điều sau:

- Một tiểu sử / câu giới thiệu tóm tắt ngắn gọn về thương hiệu

- Lời kêu gọi hành động (CTA) đủ hấp dẫn để thôi thúc khách hàng bấm vào liên kết dẫn tới trang cá nhân của bạn

- Ảnh hồ sơ (Avatar) chất lượng cao (thường là ảnh chân dung hoặc logo)

- Chỉ để những story thực sự quan trọng và ảnh bìa được thiết kế tốt.


Bên cạnh đó, giống như việc chúng ta dành cả giờ đồng hồ ra để đặt tên nhân vật trước khi chơi game, đừng quá "ám ảnh" với việc tối ưu trang cá nhân của mình, chúng ta luôn có thời gian để quay lại và chỉnh sửa theo mong muốn. Do đó, hãy nhớ rằng nội dung bài đăng mới là điều quan trọng.


3. Chất lượng hình ảnh


Instagram là "vùng đất thánh" của hình ảnh. Vì thế, theo một lẽ dĩ nhiên, để thu hút được khách hàng, bạn phải mang tới cho họ những thứ mà họ trầm trồ trước đã.


Trước khi bỏ cả ngàn đô-la ra để thuê một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp ảnh sản phẩm, điều đầu tiên mà bạn thực sự nên làm là hãy thử:

- Tìm nguồn ảnh tương tự trên mạng (Có rất nhiều ở các nền tảng như ShutterStock / Freepik / Pinterest...)

- Tạo các video/ảnh ăn theo các xu hướng (trending) đang thịnh hành

- Sử dụng các mẫu đồ họa có sẵn (Template) để nâng cao hình ảnh thương hiệu mà không tốn nhiều chi phí. Để làm việc này bạn có thể thuê một designers hoặc chi trả cho các ứng dụng trả phí như Canva / Adobe Express...


4. Khuyến khích nội dung do người dùng tạo


Cách tốt nhất để phát triển Instagram là? Tạo nội dung từ chính những hình ảnh đến từ khách hàng của bạn.


Hãy khuyến khích khách hàng chụp những tấm ảnh cùng với sản phẩm của bạn. Mặc cho chất lượng của chúng không phải lúc nào cũng tốt nhưng tính nguyên bản cùng câu chuyện thực từ họ sẽ đánh bại tất cả các điểm yếu khác.


Instagram giúp việc này trở nên dễ dàng với tab gắn thẻ - nơi hiển thị tất cả các bài đăng mà người dùng khác gắn thẻ bạn. Có một mẹo nhỏ để làm cho tab này chỉ hiển thị những bài đăng tốt: Bật phê duyệt thủ công cho các ảnh được gắn thẻ.


Vì vậy, thay vì một mớ hỗn độn, bạn có thể sắp xếp nội dung do người dùng tạo sao cho phù hợp với gu thẩm mỹ của mình hoặc theo đúng nhận diện của thương hiệu.


5. Tạo ra gout thẩm mỹ riêng cho thương hiệu


Không giống như việc bạn sẵn sàng bỏ cả tỷ chỉ để lấy một nụ cười của người đẹp, việc sở hữu một gout thẩm mỹ riêng sẽ khiến thương hiệu được ghi nhớ và công nhận tốt hơn giữa cả tỉ bức ảnh khác mỗi ngày.


Tại sao điều này lại quan trọng ư? Bởi vì mọi người sẽ nhìn thấy một trong những bài đăng của bạn trong nguồn cấp dữ liệu Instagram của họ và ngay lập tức biết đó là từ bạn thậm chí trước khi nhìn thấy tên tài khoản. "À, chia sẻ kiến thức mà dùng hình minh họa thú vị thế này chỉ có bên Ori Agency thôi..." chẳng hạn.


Công việc này là một phần nhỏ nhưng rất quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu, không chỉ riêng Instagram mà còn ở bất cứ kênh nào mà bạn truyền thông.


6. Không nên "quá chú trọng" thẩm mỹ


Đúng là việc có vẻ ngoài "hút mắt" thì sẽ giúp bạn thu hút được khán giả tốt hơn nhưng chỉ mỗi đẹp thôi là không đủ. 58% người dùng Instagram cho biết họ thích hơn, khi các thương hiệu chia sẻ nội dung thẳng thắn, không quá trau chuốt. Đừng để nỗi sợ hãi về nội dung của bạn trông không đủ “đẹp” ngăn cản bạn, nếu bạn tin rằng nó đủ chất lượng và mang lại giá trị cho người dùng, hãy cứ thoải mái đăng nó lên nhé!


7. Có tiếng nói thương hiệu độc nhất


Tiếng nói thương hiệu, hay Brand voice là tất cả điều mà bạn nói về thương hiệu của chính mình, chẳng hạn như:

- Chú thích của ảnh (Caption)

- Cách bạn dẫn dắt người xem trong video

- Các thuật ngữ bạn sử dụng trong bài

- Các mà nhân viên / người đại diện của bạn trình bày khi nói về thương hiệu

- Nội dung trong thước phim...


Bên cạnh những "điều mà bạn nói'' thì "cách bạn nói" cũng là một phần của tiếng nói thương hiệu. Thương hiệu của bạn gần gũi và vui vẻ, hay nghiêm túc và khoa học. Luôn giữ mọi thứ nhẹ nhàng với những câu đùa duyên hay chỉ đưa những bản tin bám vào sự thật như một chương trình thời sự!? Hãy xác định xem khán giả của bạn thực sự yêu thích nội dung nào, và một khi bạn đã chọn, hãy kiên định với nó.


Tiếng nói và giọng điệu thương hiệu của bạn là một phần rất quan trọng trong nguyên tắc thương hiệu truyền thông xã hội của bạn.


8. Sử dụng Reels


Có vẻ như Instagram cũng không thể đứng ngoài xu hướng video ngắn khi Reels giờ đây là tất cả những gì bạn thấy khi mở ứng dụng này. Có rất nhiều báo cáo đã cho thấy việc tham gia vào Reels đã tác động đáng kể tới việc tăng tỷ lệ tương tác tổng thể gần như ngay lập tức.


Bạn đăng video nhưng nó chẳng được ai chú ý, không ai xem và cũng chẳng ai like. Chẳng sao cả, bởi với tính lan truyền mạnh mẽ như hiện nay, chỉ với một video thành công bạn sẽ ngay lập tức xuất hiện ở khắp mọi nơi. Vì thế, đừng vội bỏ cuộc, ai cũng có thể thành công với Reels, điều chúng ta thiếu chỉ là thời gian luyện tập và thử nghiệm mà thôi.


9. Sử dụng Story


Reel có thể đang nổi trội hơn nhưng Story vẫn sẽ luôn có chỗ đứng cho chính mình. Việc sử dụng story sẽ giúp nội dung của bạn trở nên "thân mật, gần gũi" hơn với khách hàng, giúp bạn phát triển mối quan hệ của mình với họ một cách âm thầm mà độc đáo.


Bạn sẽ không mất nhiều công sức để thấy được hiệu quả của nó đâu. Một nghiên cứu kéo dài một năm trên Instagram cho thấy rằng khi các công ty chia sẻ ít nhất một story mỗi ngày, nó đã tăng tỷ lệ giữ chân người dùng lên tới 100%.


Không chỉ vậy, có tới 500 triệu người đăng hình / video lên story mỗi ngày. Chẳng cần phải giỏi toán, bạn cũng có thể tính nhẩm được khi nhân 100% khán giả nhớ nội dung của bạn, với khả năng tiếp cận 500 triệu người là một con số lớn tới mức nào.


10. Tạo các tin nổi bật hữu ích


Story chỉ tồn tại trong 24h mà thôi, tuy nhiên với tin nổi bật (Story highlights) thì các Story mà bạn mong muốn lưu lại sẽ tồn tại mãi mãi.


Đây là một công cụ rất phù hợp để truyền đạt nhiều thông tin một cách nhanh chóng ở định dạng mà hầu hết mọi người ưa thích hiện nay: Video ngắn. 61% Gen Z và Millennials thích video có thời lượng dưới 1 phút.


Hãy thử thêm tin nổi bật tạm thời cho sự kiện hoặc buổi ra mắt sản phẩm mới hoặc lưu lại những thứ mà khách hàng thắc mắc thường xuyên như: Câu hỏi thường gặp hoặc thông tin đặt hàng.


Để có một mục tin nổi bật hiệu quả, bạn cần đảm bảo 3 yếu tố:

- Tiêu đề ngắn gọn, rõ ràng

- Thiết kế bìa phù hợp với thương hiệu

- Chỉ để lại nội dung tốt nhất / được quan tâm nhất


11. Sử dụng các công cụ có sẵn trong mục story


Instagram giúp bạn dễ dàng liên kết với các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình (dù bạn có thiết lập Công cụ quản lý thương mại hay không) và tương tác với đối tượng của mình.


Để sử dụng bộ công cụ này, bạn chỉ cần đơn giản nhấn vào phần mặt cười khi đang trong quá trình tạo một tin mới.


Hãy đảm bảo rằng bạn đã thử:

- Gắn thẻ sản phẩm: Nếu có Cửa hàng trên Instagram, bạn có thể dễ dàng gắn thẻ sản phẩm của mình trong Stories. Người dùng có thể nhấn vào tên sản phẩm và thanh toán trong ứng dụng.

- Để lại liên kết: Một cách vô cùng hữu ích để hướng người dùng tới tham khảo về sản phẩm nếu bạn không có sẵn cửa hàng trên Instagram

- Câu hỏi: Cách tuyệt vời để nhận về những feedback có giá trị


12. Luôn cập nhật các hashtag


Để hashtag hay không để hashtag? Có tốt hơn không khi chịu đựng những thăng trầm của thuật toán, hay cầm vũ khí chống lại một biển nội dung?


Bạn có thể thêm tối đa 30 hashtag cho mỗi bài đăng trên Instagram. Tuy nhiên, một thử nghiệm năm 2021 cho thấy rằng sử dụng nhiều hơn không có nghĩa là có nhiều lượt xem hơn. Năm ngoái, tài khoản @creators chính thức của Instagram đã đề xuất không quá 3-5 hashtag cho mỗi bài đăng.


Còn năm 2023 thì sao?


Một thử nghiệm thông thường khác đã thực hiện trên tài khoản của mình trong tuần này đã cho thấy tác dụng ngược lại. Thông qua việc sử dụng từ 15-20 mỗi bài đăng thì hầu hết người dùng tiếp cận (dù nhỏ) bài viết đến từ các hashtag đó.


Tuy nhiên trên thực tế, không có một "công thức" cụ thể nào cho việc nên có bao nhiêu hashtag cả, bạn nên tự mình thử nghiệm để có một con số phù hợp nhất với bản thân / thương hiệu nhé!


13. Trả lời bình luận và tin nhắn trực tiếp


Hãy tương tác với khán giả của bạn thông qua việc trả lời bình luận, tin nhắn của họ, v.v.


Bạn cần làm điều này không phải vì nó giúp tỷ lệ tương tác cao hơn trên các báo cáo phân tích mà đơn giản chỉ vì đó là điều đúng đắn mà bạn nên làm.


Tất nhiên nó cũng tăng tỷ lệ tương tác của bạn. Nhưng quan trọng hơn, nó khuyến khích khách hàng tiềm năng của bạn bắt đầu trò chuyện với bạn. Theo thời gian, những cuộc trò chuyện đó trở thành nền tảng nhận thức của họ về thương hiệu của bạn và ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng.


14. Video trực tiếp trên Instagram


Livestream không phải là một điều gì đó đáng sợ đâu! Mà ngược lại, nó là một công cụ mạnh mẽ để phát triển Instagram và làm sâu sắc thêm mối quan hệ của bạn với khán giả.


Dưới đây là một số buổi talkshow mà bạn có thể thử lên kịch bản:

- Tổ chức một hội thảo hoặc một lớp học

- Một phiên Q&A ngắn gọn

- Giới thiệu sản phẩm mẫu / Demo về sản phẩm


15. Hợp tác với những người có ảnh hưởng


Influencers hay những người có ảnh hưởng sẽ vẫn tiếp tục đà phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng nhiều hơn nữa vào các năm tiếp theo. Chỉ tính riêng năm 2021, giá trị kinh tế mà Influencers đóng góp đã lên tới 13.8 tỷ đô-la.


Nhưng đừng quên những người có ảnh hưởng ở ngay bên cạnh bạn - đó chính là những nhân viên của chính doanh nghiệp. Bắt đầu một chương trình ủng hộ nhân viên có thể tăng 23% lợi nhuận của bạn và nâng cao tinh thần của nhóm nội bộ. Một ví dụ hết sức trực quan của mô hình Win - Win, hay đôi bên cùng có lợi.


16. Tổ chức các cuộc thi và quà tặng


Thú thực, ai trong số chúng ta đều thích cảm giác vui sướng khi trúng những món đồ miễn phí.


Vì thế, có đôi khi những hình thức được coi là "truyền thống" như tổ chức các cuộc thi hay trao quà tặng ngẫu nhiên lại được tiếp cận tới rất nhiều người.


Không phải cứ giải thưởng lớn thì người dùng mới tham gia. Họ sẽ bị thu hút bởi các cuộc thi có luật chơi đơn giản và mang tính may rủi, chẳng hạn như like và để lại con số may mắn chẳng hạn.


Tương tự như hashtag, không có một công thức chung cho các loại trò chơi được yêu thích nhất, bạn nên thử nhiều loại khác nhau sau đó dựa vào số người tham gia để tối ưu trong các chiến dịch sau.


17. Đo lường ROI


Bạn thấy những nhận xét tích cực mà khách hàng để lại, doanh số bán hàng tăng lên và số lượng người theo dõi của bạn tăng lên. Nhưng làm thế nào để bạn thống kê được hiệu quả của việc truyền thông trên Instagram mang lại từ những con số đó? Kết quả thực sự cho những nỗ lực của team Insta là gì?


Việc đo lường ROI hoặc lợi tức đầu tư của bạn rất quan trọng để báo cáo với cấp trên, nhưng nó cũng có thể giúp bạn biện minh cho việc thiết lập hoặc tăng ngân sách quảng cáo cho các chiến dịch của mình.


Việc đo lường ROI cũng là cách duy nhất để biết liệu chiến lược tiếp thị của bạn có cần điều chỉnh hay không hoặc liệu bạn có nên tăng gấp đôi những gì bạn đang làm hay không.


Nguồn tổng hợp: Ori Marketing Agency