Tiếp tục với series 18 quảng cáo hay nhất mọi thời đại, những nhân tố bí ẩn còn lại là ai? Hãy cùng Advertising Vietnam hoàn thiện danh sách này nhé!


13. Thương hiệu chăm sóc tóc Clairol: Does She or Doesn't She? (1957)

Hình thức quảng cáo: Print


Vào năm 1957, trả lời cho câu hỏi “Does She or Doesn't She?” của Clairol thì cứ 15 thì chỉ có 1 người sử dụng thuốc nhuộm tóc. Vậy mà chỉ 11 năm sau, con số này đã thay đổi hoàn toàn: cứ 2 người sẽ có 1 người nhuộm tóc.


Clairol đã làm ngược lại những gì mà hầu hết các marketer có thể nghĩ ra: Họ không muốn phụ nữ tuyên truyền rằng họ đang sử dụng sản phẩm của mình mà chỉ muốn phụ nữ hiểu rằng, thuốc nhuộm tóc của Clairol tốt đến nỗi mọi người sẽ không thể biết được họ có đang sử dụng hay không. Quảng cáo của Clairol thành công đến mức một số tiểu bang tại Mỹ đã ngừng yêu cầu phụ nữ ghi màu tóc trên bằng lái xe của họ.



Bài học rút ra: Đôi khi, chỉ cần truyền tải cách thức và lý do tại sao sản phẩm của bạn hiệu quả cho người tiêu dùng là đủ.


14. Hãng kim cương De Beers: A Diamond is Forever (1999)

Hình thức quảng cáo: Print, TV


Năm 1999, trang web AdAge tuyên bố "A Diamond is Forever" của De Beers là slogan đáng nhớ nhất thế kỷ XX. Chiến dịch của hãng kim cương lớn nhất thế giới đưa ra ý tưởng rằng không có cuộc hôn nhân nào trọn vẹn nếu không có nhẫn kim cương. Có thể nói, De Beers không dựa dẫm vào danh tiếng của ngành hàng xa xỉ mà đã chính nó đã tự tạo nên sự nổi tiếng ấy, chứng minh được một chiếc nhẫn kim cương là một thứ xa xỉ cần thiết.



Bài học rút ra: Quảng cáo có thể làm cho một sản phẩm tương đối rẻ tiền trở nên sang trọng và cần thiết.


15. Lăn khử mùi Old Spice: The Man Your Man Could Smell Like (2010)

Hình thức quảng cáo: TV, Internet


"The Man Your Man Could Smell Like" do agency Wieden + Kennedy thực hiện vào tháng 2/2010 cho hãng lăn khử mùi Old Spice đã trở thành một viral clip chỉ trong vòng 1 đêm. Video đó đã có hơn 57 triệu lượt xem tính đến thời điểm viết bài này.


Bốn tháng sau, Old Spice tiếp tục hợp tác với diễn viên Isaiah Mustafa trong quảng cáo thứ hai. Mustafa nhanh chóng trở thành "Old Spice Guy", biệt danh mà Wieden + Kennedy sử dụng trong một chiến dịch video tương tác, cụ thể là Mustafa sẽ trả lời bình luận của người hâm mộ trên Facebook, Twitter và các trang web truyền thông xã hội khác bằng các video ngắn được cá nhân hóa, mang giọng điệu hài hước.


Trong khoảng hai ngày, công ty đã tạo ra 186 video cá nhân hóa để trả lời người hâm mộ trực tuyến. Những video này đã đạt gần 11 triệu lượt xem và Old Spice đã thu hút được khoảng 29.000 người hâm mộ Facebook và 58.000 người theo dõi Twitter.


Bài học rút ra: Nếu bạn nhận thấy chiến dịch có khả năng thu hút được người hâm mộ và người theo dõi, hãy làm mọi cách để họ tương tác trong khi vẫn giữ thông điệp đúng với tiếng nói và hình ảnh của thương hiệu.


16. Chuỗi thức ăn nhanh Wendy's: Where's the Beef? (1984) Hình thức quảng cáo: Print, TV


Wendy's đã thực hiện một cách tiếp cận táo bạo trong chiến dịch quảng cáo này: nó nhắm mục tiêu vào các đối thủ cạnh tranh của mình. Câu hỏi đơn giản "Thịt bò đâu rồi?" để ám chỉ món bánh mì kẹp thịt của đối thủ cạnh tranh không hề có thịt bò. Nó nhanh chóng trở thành câu cửa miệng khi nói về những gì còn thiếu sót trong cuộc sống của khách hàng.



Tuy nhiên, Wendy's (một cách khôn ngoan) đã không quảng bá quá mức cụm từ hit của họ mà chỉ chạy chiến dịch trong vòng một năm là đủ.


Bài học rút ra: Hãy cẩn thận với thành công và thất bại của chiến dịch của bạn. Đừng chỉ vì bạn thấy điều gì đó hiệu quả không có nghĩa là bạn nên tiếp tục lặp đi lặp lại nó. Hãy luôn sáng tạo và bạn có thể đạt được thành công lớn hơn nữa trong tương lai bằng cách thử một cái gì đó mới mẻ hơn.


17. Procter & Gamble: Thank You, Mom (2012)

Hình thức quảng cáo: TV



Bạn có thể không thể tin một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia lại thu hút được sự chú ý như thế này, phải không? Nhưng sự thực một số quảng cáo của P&G được đánh giá là tốt nhất trong ngành hàng tiêu dùng. Đó là bởi vì P&G đã xác định được câu chuyện đằng sau các vận động viên Olympic là những người mẹ luôn ủng hộ và thúc đẩy họ trong suốt cuộc đời để dẫn khoảnh khắc đăng quang đầy tự hào đó. Và có lẽ đã phải giặt giũ và dọn dẹp nhiều lần để chăm sóc những đứa con của mình - có lẽ là sử dụng các sản phẩm của P&G.


Bài học rút ra: Khiến cho khán giả của bạn bật khóc (nếu bạn có thể). Điều đáng nói ở đây là khi bạn thực hiện một quảng cáo lớn trong Thế vận hội Olympic giống như P&G đã làm, hãy đảm bảo rằng quảng cáo đó có “tuổi thọ” cao và một thông điệp có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Marketing về mặt cảm xúc và hoài niệm là những chiến thuật mạnh mẽ để khiến mọi người đưa ra lựa chọn mua hàng, vì vậy nếu có một câu chuyện vĩ mô hơn và phổ biến hơn đằng sau sản phẩm hoặc câu chuyện của bạn, hãy đầu tư vào nó.


18. KFC: "FCK" (2018) Hình thức quảng cáo: Print


Lời xin lỗi của KFC được xem là quảng cáo sáng tạo nhất mọi thời đại. Vào tháng 2 năm 2018, hoạt động kinh doanh của KFC tại Anh gặp khó khăn vì “hết gà”. Cuộc khủng hoảng trớ trêu nhất trong lịch sử công ty này khiến mọi con mắt đều đổ dồn về phản ứng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, KFC đã có một cú lộn ngược dòng khi thực hiện một quảng cáo print trên Metro, tờ báo của Anh, khi sắp xếp lại ba chữ cái tên thương hiệu để tạo ra một phản ứng vui nhộn nhưng vẫn đề cập đến tình trạng thiếu sản phẩm của mình.


Quảng cáo mô tả một thùng KFC có nội dung "FCK" - như thể muốn nói, "FCK, điều này thật đáng xấu hổ." (Bạn có thể tự điền vào chữ cái còn thiếu ...) Bên dưới thiết kế này, công ty tiếp tục xin lỗi vì những gì họ nhận ra là một thất bại buồn cười không thể lý giải được.


Bài học rút ra: Quảng cáo của KFC thể hiện cách kết hợp sự khiêm tốn, đẳng cấp, hài hước và cuối cùng là niềm tự hào của công ty có một thông điệp giúp bạn thoát khỏi những lời ra tiếng vào của báo chí - và thậm chí tạo ra một kết quả tích cực cho thương hiệu của bạn.
Hãy bắt đầu suy nghĩ về bản sắc thương hiệu, câu chuyện thương hiệu và những điều quan trọng nhất đối với khách hàng lý tưởng của bạn. Đây là nền tảng của một chiến lược quảng cáo tuyệt vời.


Đọc thêm: Cảm hứng sáng tạo từ 18 quảng cáo hay nhất mọi thời đại Phần 1, Phần 2


Ngọc Anh / Advertising Vietnam

Theo HubSpot Blog