Những kỷ lục “chạm đáy” của du lịch


Du lịch được xem là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch Covid-19. Theo Tổng cục Du lịch, thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam rơi vào khoảng 7,7 tỷ USD trong ba tháng (từ tháng 2 đến tháng 4/2020).

Lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 4, 5 rơi vào tình trạng thấp kỷ lục (giảm 98,3% so với cùng kỳ năm trước). Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này, Việt Nam đang thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Lượng khách quốc tế chủ yếu là người lao động, chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Hiện nay, khi các quy định giãn cách xã hội đã được nới lỏng, các hoạt động du lịch trong nước đã từng bước khởi động lại và phục hồi thì ngành du lịch quốc tế vẫn tiếp tục bị đóng băng do tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn chưa thể kiểm soát. Cũng theo Tổng cục Du lịch, tổng nguồn thu du lịch từ tháng 1-5/2020 chỉ đạt 150.300 tỷ đồng (giảm 47,4% so với cùng kì năm 2019) và sẽ dự đoán tiếp tục gặp nhiều khó khăn cho đến cuối năm 2020.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những ngày tới sẽ phụ thuộc phần lớn vào thời gian kiểm soát dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia, du lịch nội địa sẽ mất khoảng 3 tháng để phục hồi và du lịch quốc tế sẽ mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm để trở lại guồng.


Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đều chọn cách “ngủ đông” và tích trữ “nguồn năng lượng” để triển khai các kế hoạch “bùng nổ” sau dịch với các gói sản phẩm mới kích cầu du lịch. Tuy vậy, nhờ vào tình hình kiểm soát dịch bệnh khả quan tại Việt Nam cùng với chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động, các tour du lịch nội địa sẽ có thêm niềm tin vào sự phục hồi nhanh chóng trong thời gian sắp tới.


Làm gì để tăng sức hút cho tour du lịch sau dịch?


Năm 2003, du lịch Việt Nam đã phải đối đầu với đại dịch SARS. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, ngành du lịch đã sớm quay trở lại guồng quay và đạt được những thành quả ấn tượng. Theo ghi nhận từ các hãng lữ hành, kinh doanh du lịch tại nhiều địa phương, lượng du khách nội địa đăng kí đặt trước vé tour trong những tháng cuối năm 2020, đặc biệt là quý IV và đầu năm 2021 tăng vọt mỗi ngày, chứng tỏ nhu cầu du lịch sau dịch vẫn rất cao và là dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi của ngành.

Tuy vậy, nhu cầu du lịch sau mùa dịch của khách sẽ thay đổi. Hầu hết khách hàng sẽ không “mặn mà” du lịch ngay khi dịch vừa kết thúc do tâm lý còn lo sợ sự ảnh hưởng có thể kéo dài. Mặc khác, “hầu bao” của họ vẫn chưa hoàn toàn được ổn định trở lại. Đó là lý do khiến hầu hết các du khách phải cân nhắc rất kỹ giữa việc nên hay không nên đi du lịch trong thời điểm này. Vậy các doanh nghiệp lữ hành cần làm gì để kích cầu và thu hút du khách đến với các sản phẩm của mình?


1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Trên thực tế, đối với những tín đồ đam mê “xê dịch” thì kinh tế hay sự e ngại về dư âm của Covid-19 không phải là vấn đề có thể “cầm chân” được họ. Vì vậy, những người làm tour có quyền tin tưởng vào một cuộc trở lại khả quan của ngành du lịch Việt. Đây chính là thời điểm quay trở lại cùng những gói sản phẩm mới, những hình thức du lịch sáng tạo hướng đến đối tượng du khách nội địa.


Để có được những gói sản phẩm mới đủ sức hút “chốt sales”, việc đầu tiên chính là nắm rõ được tâm lý khách hàng với những cuộc khảo sát thực tế. Song, việc tái định vị, lên kế hoạch và xây dựng lại một hệ sinh thái du lịch mới mẻ, chặt chẽ hơn giữa công ty du lịch và các đối tác là hành động rất cần được lưu tâm. Hiện nay, với việc hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong nước đã và đang mang về những kết quả khả quan. Theo đó, sự liên kết của các công ty du lịch cùng những đối tác hàng không, khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan… được thắt chặt và đánh trúng “nỗi đau” kinh tế của du khách với các bộ kích cầu nội địa từ 50-60% nhưng không thay đổi chất lượng.


2. Tăng cường truyền thông, cập nhật nhiều thông tin du lịch hấp dẫn

Khi du lịch bị đóng băng và rơi vào trạng thái “ngủ đông”, việc liên tục cập nhật thông tin, duy trì tương tác với khách hàng là vô cùng cần thiết. Vậy nên đăng tải thông tin gì đến khách hàng trong thời điểm này?


Doanh nghiệp có thể nhắc nhở khách hàng và “nuôi dưỡng” ý định du lịch của họ qua website, fanpage với những thông tin, hình ảnh đẹp về những chuyến du lịch, thực hiện livestream giới thiệu, đăng tải những tour mới, các chương trình giảm giá, đăng tải những phản hồi từ khách hàng hoặc tổ chức các hoạt động xã hội tạo để tạo sự yêu mến cho thương hiệu... Việc truyền thông trên báo chí cũng là một hình thức đáng tham khảo. Các thương hiệu du lịch, lữ hành lớn như Saigontourist, Vietravel đã và đang đẩy mạnh hành động này. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ sức để chạy quảng cáo trên những kênh lớn. Vì vậy, giải pháp hữu ích cho việc truyền thông, marketing hiệu quả khi kinh tế eo hẹp chính là giữ tương tác cùng khách hàng qua những kênh ít tốn kém hơn như blog và mạng xã hội.


3. Kết hợp cùng những KOLs/Influencer cho hoạt động marketing

Áp dụng các chiến lược Influencer Marketing chính là xu thế mà các thương hiệu lựa chọn, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, lữ hành. Các KOLs/Influencer sẽ là những gương mặt đại diện hoàn hảo, giúp thương hiệu tăng độ nhận diện và tạo niềm tin cho đối tượng khách hàng mục tiêu.


Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự ra đời của các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram, TikTok… chính là tiền đề cho sự xuất hiện của các Travel Influencer hiện đại. Thông qua sức ảnh hưởng từ lượt theo dõi, độ tương tác của người dùng trên mạng xã hội, các Travel Influencer sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá các tour du lịch rộng rãi, kích thích nhu cầu du lịch của khách hàng và nâng cao vị trí thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm.

Người trẻ hiện nay thường có xu hướng tham khảo, tìm hiểu thông tin thật kĩ trên Internet trước khi ra quyết định mua tour. Họ sẽ tin tưởng vào điều “mắt thấy, tai nghe”, được xác thực và khách quan từ những người đã từng trải nghiệm hơn là qua các video quảng cáo hoặc lời giới thiệu từ sales. Vì vậy, những bài viết, video trải nghiệm tour từ các Travel Influencer trên các hội nhóm mạng xã hội càng có giá trị và mang độ tin cậy cao cho các khách hàng tiềm năng. Mặc khác, mỗi tour sẽ có những chất lượng, phong cách khác nhau. Mỗi Influencer cũng sẽ mang một màu sắc riêng biệt. Tùy vào đối tượng khách hàng của tour, doanh nghiệp có thể lựa chọn nên những Influencer phù hợp nhất, đánh trúng vào tâm lý khách hàng để mang lại hiệu quả cao nhất.

Mặc khác, xu hướng ngày nay của giới trẻ thường thích du lịch tự túc hơn đi tour. Vì vậy, kết hợp cùng nhiều Influencer để “educate” cho sản phẩm tour cũng là một hình thức marketing rất đáng tham khảo.


Vậy làm thế nào để chọn được những gương mặt Influencer phù hợp nhất? Việc lên kế hoạch và vận hành chiến dịch Influencer Marketing thế nào?


Một trong những công cụ tìm kiếm, thống kê về Influencer được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là Influencer Discovery. Đây chính là nền tảng cung cấp thông tin và phân tích dữ liệu cụ thể nhất về các Influencer, giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được gương mặt Influencer phù hợp nhất.


Ngày nay, để có một chiến dịch Influencer Marketing thành công, các doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn hợp tác cùng các Agency để nghiên cứu và vận hành. Trong thời điểm tái khởi động sau dịch như hiện nay, cái tên 7SAT sẽ là một sự lựa chọn đáng tin cậy dành cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cùng hợp tác và tạo nên những chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả nhất.

Liên hệ ngay cho 7SAT để được tư vấn chi tiết về chiến lược Influencer Marketing tại đây.


Tìm hiểu thêm về Top 10 Travel Blogger được yêu thích nhất nửa đầu năm 2020