Việc xuất bản nội dung tùy tiện có thể khiến thương hiệu của bạn rơi vào khủng hoảng (nhận phản hồi tiêu cực từ cộng đồng và hàng triệu đô bị mất). Và sau đây là 4 ví dụ điển hình về hậu quả của các chiến dịch nội dung thất bại.

 

Hãy luôn nhớ rằng, chỉ một lần nhấn “xuất bản” nội dung không phù hợp có thể khiến thương hiệu của bạn rơi vào vòng xoáy tranh cãi và chỉ trích, gây tổn thất có khi lên tới hàng chục triệu đô.

 

Vậy làm sao để tránh được cơn ác mộng này?

 

Không ai có thể đảm bảo sẽ tránh được 100% nguy cơ truyền thông một chiến dịch nội dung sai lầm. Nhưng may mắn là có 1 cách để chúng ta có thể giảm thiểu khả năng xảy ra sai lầm này.

 

Đó là nghiên cứu các chiến dịch thất bại trong quá khứ và rút ra bài học kinh nghiệm khi xây dựng chiến dịch nội dung cho chính doanh nghiệp của bạn.

 

Và sau đây là 4 bài học điển hình cho bạn:

 

1.Sai lầm vào lễ Tạ Ơn của Giant Food

 

Lễ tạ ơn đồng nghĩa với những món ăn nhà làm và những buổi sum họp gia đình. Và mọi thứ đã thay đổi trong năm nay do đại dịch COVID-19.

 

Các cuộc tụ họp lớn đã bị chính phủ ngăn cản, khuyến cáo tránh ăn chung và sử dụng chung đồ dùng.

 

Vì vậy, những quảng cáo như thế này có thể khiến khách hàng phản cảm.



Một quảng cáo sai lầm. Thậm chí cả cụm từ “super spread” (tạm dịch: “siêu lây lan”) cũng gợi nhắc người xem về sự “lây lan diện rộng” đặc thù của virus.

 

Tệ hơn nữa, quảng cáo này rất nhạy cảm.

 

Với tình trạng mất việc làm lớn do đại dịch gây ra, hàng triệu người phải vật lộn để trả tiền thuê nhà và mua thực phẩm. Ai lại nghĩ đến "siêu lan truyền" vào thời điểm này?

 

Bài học rút ra: Tránh xa những nội dung mang tính vô cảm, thờ ơ. Hãy cẩn trọng và thể hiện sự đồng cảm, tinh tế của thương hiệu trong chiến dịch.

 

2.Bài thơ về những tai ương tài chính của thương hiệu Chase

 

Hầu hết chúng ta đều có những sai lầm ngớ ngẩn về tiền bạc và đôi khi không quá đặt nặng điều đó. Chúng ta có thể đùa giỡn về việc đi chơi với bạn bè vào tối thứ Sáu và chi tiêu khoản chi phí không cần thiết.

 

Nhưng đó sẽ là một câu chuyện hoàn toàn thay đổi khi người khác chế giễu điều đó.

 

Khi Chase đăng một tweet #MondayMotivation có ý chế nhạo việc mọi người không thể tiết kiệm thì phản ứng hoàn toàn bùng nổ…



 

Phần phản hồi nhanh chóng trở nên hỗn loạn



Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn gấp 10 lần khi thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã tweet đáp trả Chase bằng bài thơ của chính mình.



Bài học rút ra: Nếu bạn mục đích kinh doanh chỉ là kiếm tiền, vậy thì bạn nên ngừng lại ngay bây giờ. Ngoài ra, đừng chế nhạo những khách hàng của mình. Chế nhạo có nhiều hình thức và đừng cho rằng mọi người đều ngớ ngẩn. Đừng hạ thấp người xem.

 

Điểm mấu chốt: Những chia sẻ phải luôn xuất phát từ lòng đồng cảm và giúp đỡ, đừng bao giờ chỉ trích.

 

3.Quảng cáo vé miễn phí của Hoover


Bạn đã bao giờ xem toàn bộ buổi thuyết trình của siêu thị để nhận được máy gọt khoai tây miễn phí ở phần cuối chưa?

 

Nếu có, bạn sẽ hiểu sự náo động do chiến dịch này gây ra.



Chiến dịch của Hoover là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử marketing.

 

Đây là cách nó diễn ra.

 

●     Mọi người được cung cấp hai chuyến bay miễn phí đến Mỹ khi họ mua 100 bảng Anh các sản phẩm Hoover.

●     200.000 người đã tham gia chương trình này.

●    Rất nhiều người trong số này không thực sự muốn hoặc không cần sản phẩm, vì vậy hàng nghìn sản phẩm cũ của Hoover đã được bày bán.

●    Doanh thu Hoover tăng đến 30 triệu bảng. Tuy nhiên, tổng chi phí của chiến dịch là 50 triệu bảng Anh, chưa bao gồm các vụ kiện tụng và mất lòng tin từ những khách hàng giận dữ.

 

Bài học rút ra: Không bao giờ bán cho những người không đủ tiêu chuẩn để mua sản phẩm của bạn. Bạn muốn tìm ra nhu cầu trên thị trường và đáp ứng nó, chứ không phải ép mọi người mua chỉ để tăng doanh số. Ngoài ra, đừng cung cấp vé 600 đô la để đổi lấy việc mua sản phẩm trị giá 100 đô la.

 

4.Email evergreen của Nhà Xuất Bản Great Escape

 

Đây là ví dụ giúp bạn tránh xa những vùng xám của chiến dịch nội dung.

 

Hãy đọc thử một trong những email của NXB Great Escape



Email này không tệ và không phạm phải sai lầm nào quá lớn.

 

Vấn đề duy nhất của nội dung email này là nó có thể sẽ không gây được tiếng vang với rất nhiều người.

 

Đúng là rất nhiều người mơ ước được trở thành blogger viết về du lịch. Nhưng thực tế, trong hiện tại, chúng ta đang mắc kẹt một chỗ bởi đại dịch. Việc đi lại vẫn bị hạn chế rất nhiều.

 

Nếu bạn viết email này, hãy chuẩn bị tinh thần cho việc nó bị xóa hoặc cho vào mục “Để xem sau”.

 

Bài học rút ra: Hãy linh hoạt. Đừng dính chặt vào định hướng chiến dịch nội dung của bạn chỉ vì bạn đã dành hàng tuần để lập kế hoạch. Thay vào đó, hãy sáng tạo những nội dung phù hợp với từng thời điểm.

 

LÀM SAO ĐỂ TRÁNH CÁC SAI LẦM KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG?

 

Bạn đã đọc những sai lầm nội dung với những hậu quả khủng khiếp mà ngay cả các thương hiệu có tiếng trên thị trường cũng mắc phải. Điều này có thể khiến bạn sợ hãi và ngần ngại khi bắt tay vào xây dựng chiến lược của riêng mình.

 

Nhưng đừng quá lo sợ. “Thất bại là mẹ thành công”. Sai lầm sẽ giúp bạn học được nhiều bài học giá trị. Hãy học hỏi không ngừng, rút kinh nghiệm từ chính những sai sót của người khác và chính bản thân để xây dựng được chiến lược nội dung tốt hơn. Đó là cách duy nhất để bạn cải thiện nội dung của chính mình.

Nguồn: searchenginejournal