Từ xây dựng thương hiệu, tạo ra tương tác, tính ứng dụng cho đến tận dụng nội dung trực quan, có rất nhiều bài học marketing được rút ra từ ngành công nghiệp game.


Không thể phủ nhận rằng ngành công nghiệp game giờ đây đã trở thành một gã khổng lồ trong thế giới kinh doanh thời hiện đại. Thị trường game toàn cầu hiện có giá trị hơn 120 tỷ đô la Mỹ, điều đó có nghĩa là có rất nhiều cơ hội để phát triển và đầu tư, cũng như những bài học mà ta có thể học hỏi.



Các studio phát triển game lớn và phổ biến nhất trong lĩnh vực này không chỉ đẩy các game bom tấn, mang giá trị khủng ra thị trường mỗi năm, mà họ còn đầu tư mạnh vào marketing, quảng bá và quản lý truyền thông xã hội để đạt được mục tiêu tài chính.


Hãy cùng xem qua 5 bài học mà chúng ta có thể học hỏi từ các nhà phát triển và phát hành game nhé.


1/ Khởi đầu bằng cách tạo ra một câu chuyện


Dù các cỗ máy bắn súng, những chiếc xe có thể hoạt động một cách mượt mà và trơn tru như thế nào thì vẫn luôn tồn tại một thực tế rằng các video game trở nên sống động thông qua việc nhập vai và những câu chuyện.


Nếu không có câu chuyện, sẽ không có gì để thuyết phục người chơi rằng trò chơi này tốt hơn mười trò chơi khác được phát hành trong cùng một tháng hoặc một tuần. Video game mới được tung ra thị trường mỗi ngày và nếu các nhà xuất bản muốn kiếm lợi nhuận, họ phải tạo ra một câu chuyện mạnh mẽ.



Tương tự vậy, câu chuyện mà bạn tạo ra xung quanh dòng sản phẩm mà bạn sắp ra mắt có thể sẽ tạo ra sự khác biệt. Khi bạn tạo ra một câu chuyện nhập vai, bạn cần phải “nhá hàng” trước cho khán giả trong vài tháng hoặc năm trước khi ra mắt để có được những sự dự đoán trước và phổ biến với văn hóa người dùng. Chẳng hạn trò chơi zombie, các nhà xuất bản loại game này đã phải làm việc chăm chỉ trong nhiều năm để phổ biến thể loại này với người dùng.


2/ Nhấn mạnh bản sắc thương hiệu


Không cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ trong thế giới kinh doanh hiện đại, thế nhưng ngành công nghiệp game đã thực sự làm nổi bật sự cần thiết của việc thúc đẩy thương hiệu sao cho trở nên khác biệt với các đối thủ khác trong ngành. Khi mà lĩnh vực game đang dần trở nên bão hòa, các thương hiệu không thể đánh mất sự độc đáo của họ. Đó là lý do vì sao mà bạn có thể thấy Activision khác biệt rất nhiều so với Avalanche Studios, hoặc Bethesda có phong cách độc đáo mà không công ty nào có thể sao chép được. Hãy đảm bảo ưu tiên xây dựng thương hiệu trong các chiến lược marketing của bạn để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.



3/ Các nội dung trực quan thu hút


Bản sắc và đặc trưng thương hiệu không thể làm nên tất cả. Bạn cần phải có một chiến lược trực quan mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của khán giả trực tuyến và ngoại tuyến, theo nhiều cách khác nhau và truyền cảm hứng cho họ để mua sản phẩm và trở thành người theo dõi trung thành của bạn. Trên thực tế, hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng giúp tăng vọt tầm nhìn và danh tiếng thương hiệu của bạn.



Hai gã khổng lồ trong ngành game: CS:GO và Fortnite, đã sử dụng một nhà sản xuất sáng tạo để tạo ra hình ảnh độc đáo ở các chủ đề, logo, hiệu ứng đặc biệt, ảnh động, và nhiều hơn nữa. Bằng cách tập trung vào chiến lược hình ảnh của riêng bạn, tạo các sản phẩm nổi bật và quảng cáo, bạn có thể thu hút khán giả trực tuyến cũng như sự chú ý của họ một cách nhanh chóng.


4/ Xây dựng một cộng đồng gắn kết và thịnh vượng


Không còn nghi ngờ gì, ngành công nghiệp game phát triển mạnh nhờ vào một cộng đồng tận tụy, đam mê và có hiểu biết của mình. Chơi game đã trở thành một yếu tố tinh túy của văn hóa toàn cầu hiện đại và cộng đồng game đã mang lại động lực thúc đẩy các thế hệ trẻ và giúp mọi người từ các tầng lớp khác nhau trở thành một phần của văn hóa đó.



Việc xây dựng một cộng đồng tích cực và tận tụy trong ngành và lĩnh vực sẽ giúp nâng cao trải nghiệm thương hiệu của bạn và có được những người theo dõi hay khách hàng mới, đồng thời tạo ra một mô hình bền vững hơn cho tương lai. Bởi vì sau tất cả, tương lai của công ty bạn nằm trong tay của mọi người.


5/ Tận dụng sự phổ biến của game


Cuối cùng, ngành công nghiệp game sử dụng nhiều yếu tố game hóa để thu hút khán giả trực tuyến và truyền cảm hứng cho họ trở thành người hâm mộ trung thành của một trò chơi cụ thể. Gamification (ứng dụng game vào các hoạt động) là một cách tuyệt vời để chuyển sự chú ý của thế giới trực tuyến sang thương hiệu và sản phẩm của bạn, đơn giản vì mọi người thích tham gia các câu đố và cuộc thi trực tuyến với hy vọng giành được một số sản phẩm, mẫu hoặc thậm chí là phiếu mua hàng miễn phí mà họ có thể sử dụng. Hãy chắc chắn tận dụng gamification để xây dựng những làn sóng xung quanh sản phẩm và thương hiệu của bạn và theo dõi khi bạn bắt đầu có được người theo dõi, khách hàng tiềm năng và khách hàng mới.



Có rất nhiều bài học chúng ta có thể học hỏi từ các thương hiệu lớn, nhỏ đặc biệt là cách họ sử dụng sự sáng tạo của mình trong marketing để tăng khả năng hiển thị, mức độ phổ biến và niềm tin với thế giới trực tuyến. Hãy áp dụng nó trong việc phát triển doanh nghiệp của bạn thật hiệu quả.


Nhật Ánh / Advertising Vietnam 

Theo Hive Life