Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển với sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh việc đưa ra những chiến lược kinh doanh, quản lý nhân lực hiệu quả, các Startup hiện nay cũng cần phải quan tâm đến việc xây dựng nhận diện thương hiệu (branding) cho doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ giúp Startup phát triển toàn diện, tăng độ nhận biết cho khách hàng hàng tiềm năng và nâng tầm uy tín đối với đối tác. Dưới đây là 5 bí quyết branding tuyệt vời mà các Startup có thể tham khảo và lựa chọn áp dụng. 


1. Truyền đạt rõ ràng và dễ hiểu các thông tin của doanh nghiệp

Các Startup cần cung cấp những thông tin, dữ liệu về doanh nghiệp một cách dễ hiểu, dễ tìm kiếm và dễ chia sẻ. Qua đó, khách hàng có thể tìm thấy doanh nghiệp một cách nhanh chóng và dễ dàng. Các trang mạng xã hội của doanh nghiệp cần thể hiện rõ ràng số điện thoại liên lạc, email, địa chỉ công ty. Điều này sẽ đem lại cho khách hàng những trải nghiệm hài lòng khi tiếp cận công ty. 


Các hình ảnh nhận diện thương hiệu cần được thiết kế chỉn chu và trực tiếp để truyền đạt thông điệp hiệu quả, thu hút sự chú ý của khách hàng. 


2. Nghiên cứu và giữ vững lập trường khách quan

Điều này liên quan đến việc giữ vững và bắt kịp thị trường ngành. Các Startup cần đảm bảo doanh nghiệp có thứ gì đó có thể đóng góp đến ngành, cho dù đó là thông tin dưới dạng bài viết, sản phẩm hay dịch vụ. 


Điều quan trọng là doanh nghiệp Startup cần chuẩn bị kĩ càng trước khi thực hiện bất kì chiến dịch quảng cáo sản phẩm/dịch vụ nào. Hãy nghiên cứu xem khách hàng mục tiêu của Startup sẽ phản ứng như thế nào với sản phẩm/dịch vụ. Một lần nữa, học hỏi thật nhiều trước khi thực hiện và giữ vững quan điểm khách quan với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình. 


3. Luôn tham khảo ý kiến của khách hàng 

Ý kiến từ khách hàng - những người đã sử dụng qua sản phẩm hoặc tham dự vào sự kiện của công ty sẽ đóng vai trò quan trọng góp phần giúp công ty xây dựng thương hiệu thành công. Bằng việc tổ chức các event tương tác hoặc tạo các bài đăng khảo sát ý kiến khách hàng, công ty sẽ dễ dàng nhận được những đánh giá đa dạng, mang tính đóng góp của khách hàng. Sau khi ghi nhận phản hồi từ khách hàng, Startup nên cân nhắc tiến hành thay đổi và nâng cấp sản phẩm, dịch vụ. Việc liên tục lắng nghe và cải thiện dịch vụ từ những ý kiến đóng góp đó cũng giúp Startup xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các khách hàng, đối tác sử dụng sản phẩm, dịch vụ.


4. Tham gia một cuộc thi Startup 

Hiện nay, các cuộc thi về Startup đang ngày càng được tổ chức rộng rãi với quy mô lớn và hiêu ứng truyền thông tốt. Việc tham gia cuộc thi Startup sẽ không chỉ đem đến cho doanh nghiệp cơ hội giành được những phần thưởng có giá trị và các nhà đầu tư tiềm năng mà còn là một cơ hội vàng để quảng bá thương hiệu Startup hiệu quả. 


Một vài cuộc thi nổi bật dành cho Startup hiện nay là: Shark Tank, Techfest Vietnam, Chương trình Khởi nghiệp quốc gia do VCCI tổ chức,...


5. Đăng ký xuất hiện trong các Báo cáo, Tài liệu của các tập đoàn, tổ chức uy tín

Quảng cáo thương hiệu trên các Báo cáo, Tài liệu là một trong những phương thức truyền thông hiệu quả trong nhiều năm gần đây. Việc xuất hiện trong các Báo cáo, Tài liệu được biên soạn, sản xuất bởi các tổ chức lớn sẽ tạo độ tin cậy của doanh nghiệp với khách hàng, giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu đến nhiều đối tượng khách hàng. Đặc biệt, việc xuất hiện trong các Báo cáo từ các tổ chức uy tín, có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành là một cách hiệu quả để nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp. 


Hiện nay, Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP, dưới sự bảo trợ của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC) thuộc Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng Báo cáo “Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021”. Đây là báo cáo đầu tiên cung cấp thông tin toàn diện về hệ sinh thái khởi nghiệp và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam. Báo cáo có sự tham gia của hơn 30 chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế nổi bật, với tổng hơn 100 năm kinh nghiệm; dự kiến sẽ được phát hành trên 20 quốc gia, tiếp cận hơn 5.000 cơ quan chính phủ, tổ chức và cá nhân. Để hoàn thiện bản đồ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, Báo cáo kêu gọi các Startup ghi danh cho báo cáo. Các công ty tham gia ghi danh sẽ có cơ hội quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng mục tiêu, thu hút những nhà đầu tư tiềm năng và đưa thương hiệu của mình vươn tầm quốc tế. 



Nắm lấy cơ hội quảng bá thương hiệu bằng cách ghi danh vào Báo cáo “Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021” tại: http://ldp.to/dki-landscape. Deadline đăng ký: 25/09/2021.


----------

Truy cập fanpage của Nền tàng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến Báo cáo “Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021”: 
https://www.facebook.com/bambuupnetwork.