Một chiến lược marketing bài bản và khoa học không chỉ giúp bạn quản lý các hoạt động tiếp thị của công ty dễ dàng hơn, mà còn có thể biến các mục tiêu kinh doanh thành hiện thực. Nếu không có một kế hoạch cụ thể, ngân sách sẽ bị lãng phí mà không thu về được kết quả gì. Để giúp bạn lên chiến lược nhanh chóng và đầy đủ, bài viết dưới đây cung cấp 5 bước cần thiết trong lập kế hoạch marketing, các yếu tố cần có trong một chiến dịch và một số template mẫu bạn có thể tham khảo để tạo nên một kế hoạch của riêng mình.


5 bước lập kế hoạch marketing


Bước 1: Tiến hành phân tích tình huống



Sử dụng mô hình SWOT để phân tích tình huống doanh nghiệp


Trước khi bắt đầu lập kế hoạch tiếp thị, bạn cần phải nắm rõ vị trí của công ty mình trên thị trường. Mô hình SWOT thường được sử dụng trong bước này. Bạn cần xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bạn là gì, vì đây là bước cơ bản đầu tiên trên tiến trình lập kế hoạch. Bên cạnh đó, bạn nên có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình thị trường hiện tại. Những đối thủ nào đang có mặt trên thị trường, và họ đang làm gì? Một bản đánh giá tổng quan về đối thủ là điều bạn nên làm để nắm rõ về thị trường. Tiếp theo, hãy suy nghĩ về các sản phẩm tốt hơn của bạn. Xem xét các lỗ hổng trong cách tiếp cận của đối thủ cạnh tranh, đánh giá xem họ còn thiếu gì, bạn có thể làm gì để lắp vào chỗ trống đó và tạo ra lợi thế cạnh tranh? Hãy suy nghĩ về những thứ làm bạn khác biệt (USP). Sau khi trả lời các câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra những gì khách hàng của bạn muốn, điều này đưa chúng ta đến bước thứ hai.


Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu Khi bạn đã hiểu rõ hơn về thị trường và tình hình công ty, bước tiếp theo là xác định đối tượng mục tiêu của mình là ai. Nếu công ty của bạn đã có lượng người mua ổn định, thì ở bước này, bạn cần đánh giá và tiếp tục điều chỉnh chân dung khách hàng mục tiêu cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại. Nếu chưa có ai sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn nên tạo một chân dung về khách hàng của mình. Để làm được điều này, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường.


Ví dụ về một chân dung khách hàng


Ngoài những thông tin cơ bản về nhân khẩu học như tuổi, giới tính, nơi sinh sống, thu nhập,... chân dung khách hàng còn phải bao gồm cả tâm lý và hành vi của họ. Họ có hành động như thế nào? Vì sao họ làm như thế? Họ có nỗi đau gì và điều gì thúc đẩy họ? Họ có vấn đề gì mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể khắc phục? Khi bạn đã hiểu rõ khách hàng của mình, bạn sẽ biết được điều bạn cần làm, mục tiêu bạn cần đạt được, và điều này đưa chúng ta đến bước thứ ba.


Bước 3: Viết mục tiêu theo nguyên tắc SMART


Sau khi bạn nắm rõ tình huống hiện tại và biết rõ đối tượng mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART.


Một mục tiêu SMART là một mục tiêu mang tính cụ thể (S-Specific), đo lường được (M-Measurable), có khả năng thực hiện (A-Achievable), mang tính thực tế (R-Realistic) và có giới hạn thời gian (T-Timetable). Điều này có nghĩa là tất cả các mục tiêu của bạn cần phải rõ ràng và bao gồm cả khung thời gian mà bạn muốn hoàn thành nó. Ví dụ về một mục tiêu cụ thể, đo lường được và có thời hạn: Tăng 15% người theo dõi Instagram của bạn trong vòng ba tháng. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh, mục tiêu này có khả năng thực hiện được và không hề xa rời thực tế. Trước khi bạn bắt đầu xây dựng bất kỳ chiến thuật nào, bạn nên viết ra rõ mục tiêu của mình. Sau đó, bạn có thể phân tích xem chiến thuật nào sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó, nằm ở bước số bốn.


Bước 4: Xây dựng chiến thuật của bạn


Tại thời điểm này, bạn đã viết ra được các mục tiêu dựa trên đối tượng mục tiêu và tình huống hiện tại của bạn. Bây giờ, bạn phải tìm ra chiến thuật nào sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó. Ngoài ra, bạn cần chọn lựa các kênh phù hợp và danh mục hành động để tập trung vào. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tăng 15% số người theo dõi trên Instagram trong ba tháng, thì chiến thuật của bạn có thể bao gồm tổ chức minigame, tích cực trả lời các bình luận và đăng ít nhất ba lần trên Instagram mỗi tuần. Một khi bạn đã biết mục tiêu của mình, việc động não để nghĩ ra một số chiến thuật nhằm đạt được những mục tiêu đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên,khi xây dựng các chiến thuật, một yếu tố mà bạn phải không được bỏ qua đó là ngân sách, thứ chúng ta sẽ nói đến trong bước thứ năm.


Bước 5: Đặt ngân sách của bạn



Trước khi bạn có thể bắt đầu thực hiện bất kỳ ý tưởng nào của mình mà bạn đã đưa ra trong các bước trên, bạn phải biết mình sẽ được tiêu bao nhiêu tiền. Ví dụ: Chiến thuật của bạn bao gồm chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội, tuy nhiên, ngân sách của công ty lại không đủ cho việc đó, thì bạn sẽ không thể làm được và dẫn đến việc mục tiêu bạn đặt ra sẽ không hoàn thành. Trong khi bạn viết ra chiến thuật của mình, hãy ước tính cả những kinh phí cần thiết cho các hoạt động đó, và đảm bảo nó nằm trong ngân sách cho phép. Bây giờ bạn đã biết cách để tạo nên một kế hoạch marketing của mình, hãy tiếp tục tìm hiểu về các các yếu tố mà kế hoạch tiếp thị nào cũng cần phải có.


Các yếu tố cần có trong chiến dịch marketing


1. Tóm tắt kinh doanh Trong một kế hoạch marketing, bản tóm tắt kinh doanh bao gồm tên, nơi đặt trụ sở chính và tuyên bố sứ mệnh của công ty. Bên cạnh đó, các tài liệu về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính cũng cần được chuẩn bị đầy đủ. Bản tóm tắt còn bao gồm phân tích SWOT, viết tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp. Hãy kiên nhẫn với phân tích SWOT của doanh nghiệp, vì bạn sẽ viết phần lớn dựa trên cách bạn điền vào một số yếu tố kế hoạch tiếp thị bên dưới. 2. Sáng kiến ​​kinh doanh Yếu tố “Sáng kiến ​​kinh doanh” của một kế hoạch tiếp thị giúp bạn phân khúc các mục tiêu khác nhau của bộ phận marketing. Hãy cẩn thận không đưa vào bức tranh toàn cảnh của công ty, điều thường thấy trong các kế hoạch kinh doanh. Phần này trong kế hoạch marketing chỉ nên phác thảo các dự án dành riêng cho marketing. Bạn cũng cần xác định các mục tiêu của các dự án đó và cách các mục tiêu đó sẽ được đo lường. 3. Thị trường mục tiêu Khi lập kế hoạch, bạn cần tiến hành một số nghiên cứu thị trường cơ bản. Nếu trước đó công ty của bạn đã thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, phần này sẽ dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Yếu tố này trong kế hoạch tiếp thị sẽ giúp bạn mô tả ngành mà bạn đang tham gia, phân tích về đối thủ cạnh tranh và chân dung người mua hàng của bạn. 4. Chiến lược thị trường Chiến lược thị trường sẽ sử dụng thông tin có trong phần “Thị trường mục tiêu” để mô tả cách công ty của bạn nên tiếp cận thị trường: Doanh nghiệp của bạn sẽ cung cấp cho người mua của bạn những gì mà đối thủ của bạn chưa cung cấp cho họ? Để đảm bảo yếu tố này được phân tích đầy đủ, bạn nên sử dụng các mô hình marketing mix phù hợp với cấu trúc của công ty. 5. Ngân sách Đừng nhầm yếu tố “Ngân sách” trong kế hoạch marketing với giá thành sản phẩm hoặc các vấn đề tài chính khác. Ngân sách ở đây mô tả số tiền mà doanh nghiệp phân bổ cho các hoạt động marketing để thực hiện các sáng kiến ​​và hoàn thành mục tiêu được nêu ra trong các yếu tố trên. Tùy thuộc vào số tiền bạn có, bạn nên xem xét phân loại ngân sách bằng cách dự trù cụ thể rằng bạn sẽ chi tiêu chúng vào đâu. Ví dụ chi phí marketing có thể bao gồm đại lý, phần mềm, các chương trình khuyến mãi có trả tiền và sự kiện. 6. Kênh tiếp thị Cuối cùng, kế hoạch marketing của bạn cần bao gồm danh sách các kênh bạn sẽ triển khai các hoạt động. Các kênh tiếp thị sẽ là nơi bạn đăng tải những nội dung giáo dục người mua, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng nhận thức về thương hiệu của bạn. Hiện nay, mạng xã hội - social media là kênh truyền thông phổ biến được nhiều công ty sử dụng và đánh giá là vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm chi phí. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn và triển khai các hoạt động tiếp thị trên kênh này. Sau khi bạn đã nắm được các yếu tố cần có trong một kế hoạch marketing, hãy cùng tham kháo một số template dưới đây để có thể tự tạo nên một chiến lược phù hợp cho mình.


Một số template mẫu tham khảo


1. Template lập kế hoạch MarketingTóm tắt kinh doanh

  • Tên công ty
  • Nhân sự
  • Địa chỉ công ty
  • Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
  • Phân tích SWOT
  • Sáng kiến kinh doanh
  • Tổng quan tình hình
  • Các sáng kiến marketing, mục tiêu và cách đo lường
  • Thị trường mục tiêu
  • Tổng quan thị trường
  • Phân tích đối thủ
  • Chân dung khách hàng mục tiêu
  • Chiến lược thị trường
  • Product
  • Price
  • Place
  • Promotion
  • People
  • Process
  • Physical Evidence
  • Ngân sáchCác kênh truyền thông

2. Template lập kế hoạch truyền thông cho social mediaCác câu hỏi khi bắt đầu truyền thông trên social media

Mẫu này liệt kê các câu hỏi giúp bạn quyết định rằng bạn nên sử dụng nền tảng social media nào cho kế hoạch marketing của mình.


  • Kế hoạch cho Paid Social Media

Với mẫu này, bạn có thể sắp xếp ngân sách hàng năm và hàng tháng cho các kênh social media có trả tiền của mình.


  • Thống kê mạng xã hội

Bạn có thể sử dụng mẫu này để thu thập các thông tin cần thiết cho việc phân tích hiệu quả truyền thông.


  • Lịch đăng bài cho các platform

Với mẫu này, bạn có thể sắp xếp lịch đăng bài trên các kênh social của mình, ngày nào sẽ đăng gì, nội dung, thể loại ra sao,...để nhóm của bạn biết những gì đang diễn ra và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho phần nội dung.


  • Kích thước ảnh cho social media

Mỗi nền tảng sẽ có một kích thước ảnh tương thích khác nhau. Cần nắm rõ các kích thước này để thiết kế các ấn phẩm truyền thông phù hợp với từng nền tảng, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.


  • Kế hoạch truyền thông social media

Với template này, bạn có lên kế hoạch tổng quan cho các hoạt động marketing trên social media. Bản kế hoạch này bao gồm mục tiêu truyền thông, khối lượng công việc và các chiến thuật mà bạn dự định thực hiện.


Tiên Tiên / Advertising Vietnam

Theo Hubspot