Những năm gần đây, mạng xã hội dường như trở thành một trong những kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng hiệu quả. Thay vì chỉ qua các kênh truyền thống như tivi, báo đài,…


Tiếp thị vẫn luôn là bài toán khiến nhiều marketer “ngày nghĩ đêm suy” làm sao để chạm đến target audiences. Đối với mobile app lại càng khó khăn hơn nếu bạn biết rằng hiện đang có khoảng 5 triệu ứng dụng đang tồn tại trên app store và 25% ứng dụng tải xuống không bao giờ được sử dụng sau khi cài đặt.


Thật khó khăn khi sau một thời gian dài xây dựng và chuẩn bị ra mắt ứng dụng, bạn lại tiếp tục đối mặt với cam kết phải làm sao thu hút người dùng để không lãng phí công sức cả team đã bỏ ra. Và thật may mắn, mạng xã hội lại xuất hiện kịp thời với vai trò thúc đẩy tiếp thị cho ứng dụng di động.


Sau đây là 5 cách giúp truyền thông mobile app hiệu quả trên social media:

  • Sử dụng quảng cáo trả phí (Paid Ads)
  • Triển khai chiến dịch người ảnh hưởng (Influencer marketing)
  • Đẩy mạnh nội dung được tạo bởi người dùng
  • Thu thập thật nhiều đánh giá và xếp hạng (review & rating)
  • Hiểu được thế mạnh của các nền tảng social media khác nhau


Sử dụng quảng cáo trả phí (Paid ads)


Các bài quảng cáo (Sponsored posts) là một cách hiệu quả để chúng ta chủ động tiếp cận người dùng trên mạng xã hội. Trong một báo cáo của Mobile App Marketing Insights cho biết, Social Ads chiếm 49% trong việc thúc đẩy các lượt tải mobile app. Do những thuật toán hiển thị tự nhiên trên mạng xã hội đang ngày một giảm nên việc tăng khả năng hiển thị qua quảng cáo trả phí là điều cần thiết để tạo ra chuyển đổi người dùng.


Hiện nay, hầu như nền tảng mạng xã hội nào cũng đều cung cấp “App installs” khi chạy quảng cáo, vì thế bạn có thể dễ dàng lựa chọn nền tảng phù hợp với người dùng của mình. Càng chi tiết được mục tiêu muốn hướng đến là cách hữu hiệu giúp bạn tiết kiệm ngân sách truyền thông và tối đa hóa lượt cài đặt ứng dụng.


Triển khai chiến dịch người ảnh hưởng (Influencer marketing)


Không phải bàn cãi khi khoảng 2 năm trở lại đây, đặc biệt từ sau khi Covid-19 xuất hiện, xu hướng Influencer trở thành một trong những kênh tiếp cận người dùng vô cùng hiệu quả. Khác với KOLs, mặc dù Influencer thường sở hữu lượng người theo dõi thấp hơn nhưng mức độ tương tác ổn định hơn. Bởi đa số các Influencer thường là những người có độ tin tưởng ở một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn Beauty, Fashion, Travell,… Theo báo cáo từ Twitter, khoảng 40% người dùng của họ đã ra quyết định chi tiêu theo lời giới thiệu từ những người ảnh hưởng (Influencer). Tại thị trường Đông Nam Á, nếu trước đây các Influencer chỉ hoạt động chủ yếu trên Facebook, Youtube, Instagram, Twitter,.. thì gần đây dần trở nên nhộn nhịp hơn khi có thêm “sân chơi” Tiktok.


Nguồn: https://www.activate.social/


Nhờ lợi thế sở hữu lượng người theo dõi cụ thể, các Influencer sẽ hiểu rõ insight các followers của mình. Bạn có thể tân dụng thế mạnh này để giới thiệu mobile app đến người dùng thông qua những người ảnh hưởng.


Đẩy mạnh nội dung được tạo bởi người dùng


User-generated content được viết tắt là UGC. Thực chất là một dạng review, nội dung được tạo từ chính người dùng sản phẩm, cụ thể là những khách hàng/người dùng của bạn. UGC là một dạng nội dung thể hiện chi tiết giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại, tăng phần thuyết phục cho những người dùng mới. Theo nghiên cứu từ Nielsen, chỉ có khoảng 33% khách hàng tin vào lời quảng cáo nhưng hơn 90% người dùng dễ bị thuyết phục bởi lời giới thiệu của bạn bè.


Đối với ứng dụng thì các làm UGC như thế nào? Như đã nói ở trên, UGC là loại nội dung thể hiện giá trị mà sản phẩm mang lại cho người dùng. Chính vì thế, mục đích của bạn phải cho người khác thấy ứng dụng có thể cải hiện cuộc sống như thế nào. Hãy khuyến khích khách hàng chụp ảnh, video giúp nêu bật những lợi ích thiết thực của ứng dụng. Ví dụ như ứng dụng tập luyện (fitness app) Fitplan đã tổ chức một cuộc thi để khuyến khích người dùng tạo ra thật nhiều UGC, từ đó họ tận dụng để thúc đẩy người dùng mới cài đặt các bản free trial.



Các chiến thuật tương tác như thế này không những giúp ứng dụng duy trì trương tác với người dùng hiện tại mà còn là cơ hội để có thêm những lượt cài đặt mới từ bạn bè, gia đình của người dùng.


Thu thập thật nhiều đánh giá và xếp hạng (review & rating)


Truyền thông những đánh giá tốt nhất về ứng dụng trên social media sẽ giúp tạo ra nhiều lượt cài đặt hơn. Theo đó, khoảng 60% marketer tin rằng ratings và reviews là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cài đặt ứng dụng của người dùng. Chẳng hạn, Wifi Map đã sắp xếp cho hiển thị danh mục reviews ngay từ thời điểm người dùng truy cập vào trang facebook của họ.



Thực tế cho thấy, chỉ có khoảng 40% người dùng tìm thấy ứng dụng trong app store. 60% còn lại sẽ từ những kênh khác, trong đó có cả social media. Chính vì thế, việc tận dụng những phần đánh giá, giúp chúng nổi bật trên mạng xã hội chính là cách giúp người dùng biết đến bạn, đồng thời cũng giúp gia tăng giá trị tin tưởng hơn. Ngoài ra, các kênh Youtube về công nghệ, ứng dụng cũng là một lựa chọn tuyệt vời để triển khai các nội dung review để thu về review của người dùng tại comment và tăng lượt cài đặt từ người dùng mới.


Hiểu được thế mạnh của các nền tảng social media khác nhau


Mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ mang đến một lợi thế riêng để bạn có thể tận dụng thu hút người dùng cho ứng dụng của mình


a. Facebook – Xây dựng cộng đồng

Với nhiều Tab công cụ giúp người dùng dễ dàng khám phá nhanh những gì họ đang tìm kiếm, trang Facebook là giải pháp để bạn có thể thu hút người dung tiềm năng bằng nhiều cách:

  • Tổ chức chương trình khuyến mãi, sự kiện tại tab Ưu Đãi, Sự Kiện
  • Khởi động các cuộc thi hoặc trò chơi để được nhận các bản dùng thử miễn phí
  • Đăng các bài viết tương tác dưới nhiều định dạng như Blog, Hình ảnh, Gifs và videos


Khi đã đạt lượng người theo dõi nhất định, bạn sẽ có thể điều hướng những người đã thích trang trở thành thành viên của Facebook group. Bằng việc xây dựng một cộng đồng có các thành viên hoạt động tích cực, thường xuyên chia sẻ về ứng dụng, những người mới sẽ tìm thấy được giá trị từ thương hiệu của bạn. Từ đó họ sẽ không ngần ngại cài đặt ứng dụng của bạn để khám phá.


b. Instagram – Nơi hội tụ user yêu cái đẹp

Là một nền tảng ưu tiên trực quan, Instagram vượt trội hơn Facebook trong việc tạo ra các nội dung có visual “dỉnh cao”, từ hình ảnh đến video. Và phần lớn những người dùng Instagram đều có gu thẩm mỹ cao. Chính vì thế những nội dung được đầu tư về hình ảnh thường nhận được sự quan tâm lớn từ user. Ngoài ra, để tối đa hóa phạm vi tiếp cận, bạn cũng có thể sử dụng hashtag như một đòn bẩy để đẩy nội dung đến nhiều người hơn. Khi xây dựng nội dung trên Instagram, bạn cần cân bằng giữa các nhóm sau:

  • Nội dung giải trí (Entertaining content)
  • Ảnh chụp màn hình ứng dụng
  • Video hướng dẫn
  • Hình ảnh chất lượng cao
  • Mô tả tính năng
  • Lời nhận xét từ người ảnh hưởng
  • Cuộc thi và trò chơi tặng thưởng


Vì Instagram là một nền tảng ưu tiên trực quan nên những nội dung được đầu tư về mặt hình ảnh, thẩm mỹ cao là điều then chốt để tăng lượng người theo dõi.


c. Tiktok – Nền tảng video sáng tạo

Khoảng 2-3 năm trở lại đây, Tiktok được xem là từ khóa được quan tâm rất nhiều, từ công cụ tìm kiếm Google cho đến các diễn đàn, mạng xã hội. Nền tảng video âm nhạc này bắt nguồn từ Trung Quốc, hiện đã có mặt tại nhiều nước và thu hút hàng triệu người dùng đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.


Đối với tiktok, dạng nội dung review sản phẩm, hài hước,… có mục đích rõ ràng sẽ được rất nhiều người dùng ưa chuộng. Việt kết hợp truyền thông ứng dụng thông qua những video có nội dung ý nghĩa trên Tiktok là một cách để tiếp cận người dùng hữu hiệu, Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt, nền tảng này cũng đã kịp thời cho ra mắt tính năng Tiktok Ads, giúp các nhà quảng cáo có thể dễ dàng đẩy mạnh chiến dịch truyền thông của mình.


Hiểu được vai trò của Social trong chiến dịch truyền thông là thế, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng đạt được thành công khi triển khai. Bởi các khó khăn luôn nằm ở 2 vấn đề, chính là nhân sự và công nghệ. Hiểu được những nhiều giải pháp phát triển người dùng app đã ra đời vừa giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán trên vừa có thể đẩy mạnh tăng trưởng cho ứng dụng của mình. Tiêu biểu trong đó là CPR (Cost-per-register) – Giải pháp phát triển người dùng tính theo lượt đăng ký được cung cấp bởi ACCESSTRADE Việt Nam. Thay vì chỉ dừng lại ở bước download như CPI, khiến doanh nghiệp khó đo lường chính xác người dùng thật thì CPR sẽ giải quyết bài toán này bằng một bước nữa là đăng ký.


Xem thêm về CPR tại đây: https://bit.ly/2LbWjcf


Dù là hình thức nào, điểm quan trọng bạn phải xác định đúng đối tượng mục tiêu. Bởi đó sẽ là “kim chỉ nam” để bạn triển khai các chiến dịch, từ nội dung, visual đến cách quảng cáo.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài của ACCESSTRADE Vietnam. Đừng quên theo dõi ACCESSTRADE Vietnam để cập nhật thêm nhiều bài chia sẻ hữu ích nhé!