TikTok, Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn liên tục xây dựng những chiến lược marketing thường xuyên và nhất quán giúp 5 nền tảng mạng xã hội lớn này tạo ra được những hiệu ứng thành công nhất định. Tuy nhiên, mỗi nền tảng với những tính chất khác nhau sẽ xây dựng cho mình những chiến lược đặc thù để gia tăng tầm ảnh hưởng của mình đối với người dùng hiện nay.
TIKTOK
1. Trang “Dành cho bạn” (For you page)
For You Page là một nơi lý tưởng dành cho các thương hiệu muốn khám phá những nội dung phù hợp và liên quan nhất mục tiêu đang tìm kiếm. Tại đây, TikTok sẽ đề xuất các video hàng đầu có tính chất tương tự các nội dung mà khách hàng của thương hiệu quan tâm, yêu thích hoặc từng tương tác.
2. Công cụ tìm kiếm tích hợp
Thương hiệu hoàn toàn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm của Tiktok để tìm kiếm các đề xuất chuyên biệt hơn về một chủ đề hoặc đơn giản mở rộng phạm vi cho kho ý tưởng. Trang kết quả chính (Top) sẽ tự động đưa các video được người dùng yêu thích nhất lên đầu tiên, giúp thương hiệu tiếp cận nhanh chóng với những nội dung được đánh giá là hay nhất trên nền tảng, từ đó dễ dàng bắt kịp xu hướng.
Ngoài trang kết quả chính, thương hiệu có thể xem thêm nội dung từ các tab khác như: Người dùng (User - nơi tìm các nhà sáng tạo mới), Hashtags (nơi xem tất cả video phản ánh về cùng một chủ đề),… hoặc phần Người khác đã tìm kiếm (Other Searched for - nơi khám phá mối quan tâm hàng đầu của người dùng về từ khóa đang tìm kiếm).
3. Trung tâm sáng tạo của TikTok (TikTok Creative Center)
Nếu thương hiệu muốn tìm cảm hứng từ những chủ đề đang phổ biến bên ngoài thị trường hay liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình thì TikTok Creative Center là một công cụ trợ thủ đắc lực. Tại đây, thương hiệu có thể khám phá toàn bộ hashtag, bài hát, nhà sáng tạo, sản phẩm thương mại,... đang thịnh hành trên nền tảng.
1. Ý tưởng đề xuất từ công cụ Business Suite
Công cụ Business Suite không chỉ giúp thương hiệu quản lý tài khoản doanh nghiệp mà còn là nơi lý tưởng để thương hiệu tìm kiếm những nguồn cảm hứng sáng tạo. Các ý tưởng đề xuất sẽ được chọn lọc dựa trên loại nội dung chính mà fanpage thương hiệu khai thác. Người dùng có thể tìm kiếm những ý tưởng này thông qua tab “Tương tự nội dung của bạn” (Similar to you), “Gần bạn” (Near you) hoặc “Phổ biến” (Popular).
2. Công cụ Inspiration Hub
Inspiration Hub là gợi ý dành cho những thương hiệu đang tìm kiếm ý tưởng cho video dạng ngắn để đăng Story hay Reel.
X (TWITTER)
1. Kết nối với những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực của thương hiệu
Nếu người dùng muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu, hãy trò chuyện với các tiền bối hay các bậc thầy trong ngành. Và tất nhiên, đừng đợi họ đến với bạn mà hãy chủ động tìm kiếm họ nhé!
Dành thời gian kết nối với những người có ảnh hưởng như các influencers hoặc những người nổi bật khác trong lĩnh vực của mình mà tất nhiên, họ thường rất khó tiếp cận. Cách tốt nhất là hãy theo dõi và kết nối với họ trên Twitter vì người dùng sẽ nhìn thấy những bài đăng, những câu hỏi từ họ và đây cũng chính là cách để thương hiệu nên học hỏi.
2. Sử dụng các cuộc thăm dò ý kiến
Nếu người dùng muốn tương tác với đối tượng mục tiêu của mình trên X, hãy bắt đầu sử dụng Polls. Cuộc thăm dò ý kiến trên X là một cách thú vị và dễ dàng để nhận thông tin có giá trị về ý kiến của mọi người về bất kỳ chủ đề nào. Khám phá những thứ mà đối tượng bản thân thấy thích, kiểu tính cách hay đặc điểm của họ,... để từ đó làm cho nội dung trở nên hấp dẫn hơn.
3. Tạo chủ đề Tweet
Chủ đề tweet là một hiện tượng thú vị cho phép doanh nghiệp hay các marketer sáng tạo hơn với chiến lược tiếp thị của mình. Một tweet thông thường có giới hạn 280 ký tự, nhưng một chuỗi Tweet là một tập hợp hầu như không giới hạn các tweet mạch lạc.
Một số Tweet hoạt động tốt hơn dưới dạng bộ sưu tập thay vì quảng cáo. Với một chủ đề Tweet, người dùng đăng từng phần như một phần của một chủ đề lớn hơn. Mỗi khi xuất bản một Tweet mới, nó sẽ thu hút sự chú ý trở lại toàn bộ chiến dịch của X.
4. Sử dụng X Marketing Tools
Agorapulse, một công cụ quản lý mạng xã hội phục vụ cho tất cả các nền tảng mạng xã hội lớn, bao gồm cả X. Người dùng có thể dễ dàng lên lịch cho các tweet sẽ được xuất bản. Ngoài ra, các chủ thể có thể theo dõi các lượt đề cập về thương hiệu của mình và phát hiện các tweet giận dữ từ khách hàng để kịp dập tắt những đám cháy nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề lớn.
TweetDeck là một công cụ lập lịch và quản lý Twitter chỉ dành cho Twitter. Người dùng có thể truy cập nó bằng tài khoản Twitter của mình bằng cách điều hướng đến tweetdeck.twitter.com. Thương hiệu cùng hoàn toàn có thể lên lịch cho các tweet và theo dõi các lượt đề cập, tin nhắn và danh sách.
ClickToTweet cho phép người dùng tạo các liên kết có thể chia sẻ mà khán giả có thể sử dụng để dễ dàng tweet nội dung của thương hiệu.
1. Tạo danh sách các tài khoản yêu thích
Instagram cho phép người dùng lưu lại tất cả tài khoản yêu thích trên nền tảng. Tuy nhiên, bên cạnh việc ưu tiên bài đăng của những tài khoản này trên trang chủ người dùng, Instagram cung cấp hẳn một trang dữ liệu riêng chỉ hiển thị nội dung từ các tài khoản yêu thích. Nhờ đó, người dùng có thể hạn chế xao nhãng, tập trung nguồn lực vào những tài khoản truyền cảm hứng nhiều nhất cho họ hơn.
2. Tận dụng Hashtags
Thương hiệu có thể sử dụng tính năng tìm kiếm của Instagram để tra cứu về một chủ đề thông qua định dạng Hashtags. Bằng cách này, thương hiệu không chỉ tham khảo được ý tưởng từ những bài đăng có nội dung tương tự, mà còn biết được chủ đề đang tìm kiếm có thực sự thịnh hành hay không. Thương hiệu có thể cân nhắc nhấn nút “Theo dõi” một hashtag để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào từ các bài đăng mới nhất.
3. Tính năng “Add Yours”
Mục “Add Yours” (tên tiếng Việt: Còn bạn?) trên Instagram là giải pháp “cứu cánh” tuyệt vời cho những lần cạn kiệt ý tưởng đăng Story của thương hiệu. Truy cập chuyên mục này bằng cách mở tính năng Story, sau đó chọn Reel (tạm dịch: Thước phim), thương hiệu sẽ thấy nút “Add Yours” ngay bên lề trái màn hình. Các chủ đề thảo luận đang được quan tâm nhiều nhất trên Instagram sẽ xuất hiện tại đây. Thương hiệu chỉ cần chọn một chủ đề yêu thích rồi đăng tải nội dung tương thích lên Story để người dùng khác có thể cùng theo dõi. Ngoài ra, thương hiệu cũng có thể tự tạo một chủ đề cho riêng mình cho khách hàng tương tác.
1. Daily news - tin mới hàng ngày
Nếu đăng nhập LinkedIn trên máy tính, người dùng sẽ thấy mục “LinkedIn News” ở phía bên phải nguồn cấp dữ liệu. Thông qua mục này, người dùng và thương hiệu có thể biết được đâu là chủ đề được quan tâm nhất hiện nay cũng như các vấn đề nổi bật đang diễn ra.
2. Theo dõi Hashtags có liên quan
Giống như Instagram, thương hiệu có thể tận dụng Hashtags để khai thác thông tin chuyên sâu về một chủ đề cụ thể. Đừng quen theo dõi Hashtags hoặc nhà sáng tạo chuyên khai thác Hashtags để cập nhật nhanh chóng mọi nội dung, tránh việc “lệch sóng” xu hướng.