Burnout trong Marketing Agency - Chiếc chuông đồng của tâm lý


Nick Ellis - Đối tác Sáng tạo và Người sáng lập công ty quảng cáo UK ad Agency, We Are Halo nói rằng: “Bản thân công việc không khiến chúng ta burnout, mà những áp lực đến từ chính Agency và Clients (những kì vọng không điểm dừng của họ) mới là nguyên nhân tàn phá cảm xúc nhiều nhất’’.


Employee Burnout:The Ultimate Guide - Qualtrics


Dưới đây là những lý do cụ thể dẫn đến tình trạng burnout mà các Senior Manager cần xem xét trong chính Agency của mình:


  • Cảm giác bị giam cầm bởi công việc: nhân viên và sếp buộc phải làm việc ngay cả những ngày cuối tuần, không có một rào chắn an toàn nào bảo vệ nhân sự đằng sau “cuộc chiến khốc liệt” với deadline và clients.


jail Memes & GIFs - Imgflip


  • Khối lượng công việc không có tính thực tế: đầu việc hoàn toàn xa lạ so với những gì được miêu tả trong Job Detail. Mặt khác, kỹ năng và cá tính của nhân sự xa rời những gì mà công việc đòi hỏi từ đầu. Hơn nữa, việc đặt KPI "cảm tính" cũng là vấn đề gây khó xử cho cả nhân viên và lãnh đạo.


  • Không được công nhận: 2 khía cạnh để công nhận đóng góp của một cá nhân đó là giá trị hiện vật (lương/ thưởng) và giá trị tinh thần (những lời khích lệ, khen ngợi). Đa phần các Agency quên mất giá trị tinh thần, rằng các nhân viên của mình cũng cần cảm xúc gắn kết, tự hào về bản thân để giữ lửa với công việc hiện tại. Hãy thử tạo một "mission" cho các thành viên trong team - gửi ‘’love card’’ lẫn nhau vào ngày họp cuối tuần, thay vì những chuyến team building chữa cháy mỗi năm một lần đầy tính gượng ép.


  • Cái tôi cá nhân độc hại khi teamwork: Agency được xem như một sân khấu mà mỗi nhân tố có một màn trình diễn cho riêng mình. Đây là yếu tố cần thiết mang đến sự sáng tạo cho công ty. Tuy nhiên, biết vứt đi cái tôi cá nhân trong thời điểm thích hợp để lắng nghe ý kiến người khác, chọn đúng thời điểm để đưa ra ý kiến cá nhân của mình mới là nghệ thuật để cân bằng những cái tôi lớn trong một agency.
"The toxic ego that will ruin your life" - by Feghoul Messaoudi


  • Doanh thu không thỏa đáng: thật may mắn nếu sếp của bạn là người có đủ sự khôn ngoan, tỉnh táo và cẩn trọng để cân nhắc một dự án trước khi nhận lời làm việc với khách hàng. Thường một dự án sẽ được ký kết khi dự trù lợi nhuận sau chiến dịch đạt được ít nhất 20% giá trị hợp đồng. Điều này đảm bảo sự hài lòng cho cả team và cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều may mắn này cũng xuất hiện ở một số Agency marketing. Việc liên tục bù lỗ hoặc tình hình kinh doanh ì ạch cũng là một phần khiến cho nhân sự trở nên tiêu cực.


Amy Charlotte Kean - Creative strategist, author, and editor của Shots Creative chia sẻ “ Nếu chúng ta ngừng ca tụng và nuôi dưỡng cái tôi, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều”.


Tạm kết, dù làm việc ở bất kỳ môi trường nào nhân sự đều sẽ đối mặt với một số vấn đề nhất định. Ngoài 6 lý do nêu trên, còn rất nhiều nguyên nhân cũng dẫn đến "burnout" trong môi trường Agency, nhất là đối với thế hệ GenX - những người thường được gắn liền với chủ trương làm việc "cúc cung tận tụy". Vậy "burnout" thật sự là gì - đáng sợ như thế nào?

Nguồn tham khảo: Harvard Business Publishing.