Sau 1 thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực chiến hơn 50 job marketing lớn nhỏ tại khu vực thành phố Vinh, Nghệ An và thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh tôi đúc rút ra 7 tiêu chí quyết định thành công khi thực hiện một chiến dịch marketing tại khu vực tỉnh lẻ như sau:


1. Nắm vững thị trường


Thị trường ở đây bao gồm khách hàng, đồng đội và đối thủ của bạn. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong bất kỳ chiến dịch marketing nào. Để thành công, bạn cần hiểu rõ về thị trường mục tiêu của mình. Điều này bao gồm việc biết được:

  • Kích thước thị trường: Bao nhiêu người hoặc doanh nghiệp có thể có nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
  • Xu hướng thị trường: Thị trường đang di chuyển theo hướng nào? Các yếu tố nào đang ảnh hưởng đến nhu cầu và hành vi mua sắm của người tiêu dùng?
  • Cạnh tranh: Ai là những đối thủ chính của bạn? Họ đang cung cấp gì và giá cả ra sao? Họ đã tạo dựng thế mạnh và thế yếu gì trong mắt khách hàng?
  • Khách hàng: Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ cần gì, mong đợi gì và quan tâm gì?
  • Đồng đội: Những người cùng chiến tuyến với bạn tại địa phương để đưa sản phẩm của bạn cho người người biết nhất, đồng đội ở đây có thể là agency, kols, influencer tại khu vực đó.
  • Phân phối và tiếp thị: Làm thế nào để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đến tay khách hàng một cách hiệu quả và kinh tế?



2. Phân tích đối thủ chuyên sâu


Khi khách hàng đã chấp nhận sản phẩm của đối thủ tại thị trường địa phương chứng tỏ chân dung khách hàng của bạn cũng nằm ở trong này nên việc phân tích đối thủ được tách riêng thành một phần quan trọng trong 7 bước phân tích.


Dưới đây là một số khía cạnh bạn nên xem xét:

  • Sản phẩm và dịch vụ: Đối thủ của bạn đang cung cấp những gì? Sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có gì đặc biệt? Họ có ưu điểm và nhược điểm gì?
  • Giá cả: Đối thủ của bạn đang định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ như thế nào? Giá cả của họ so với giá cả của bạn ra sao?
  • Chiến lược marketing: Đối thủ của bạn đang sử dụng kênh marketing nào? Họ có chiến dịch marketing nào đặc biệt hay nổi bật?
  • Thương hiệu và uy tín: Đối thủ của bạn được biết đến như thế nào trong thị trường? Họ có uy tín và thương hiệu mạnh mẽ không?
  • Khách hàng: Khách hàng của đối thủ của bạn là ai? Họ đang nhắm đến nhóm khách hàng nào?
  • Đổi mới và phát triển: Đối thủ của bạn có kế hoạch gì cho tương lai? Họ có sáng tạo hay không?


Nắm vững những thông tin này sẽ giúp bạn xác định được những điểm mạnh và yếu của đối thủ, từ đó tìm ra cách để vượt trội hơn và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.


3. Các kênh marketing hiện có tại địa phương


Sự phân bổ đa kênh và mức độ ưu tiên của các kênh marketing tại mỗi địa phương là khác nhau, nếu chỉ thực hiện trên một vài kênh chính thống và xu hướng thì rất khó thắng khi thực hiện chiến dịch marketing tại tỉnh lẻ.


Sau đây là một số kênh marketing tại địa phương bạn cần nắm vững và mức độ quan trọng của nó:

  • Truyền thông truyền thống: Báo địa phương, truyền hình, và radio có thể cung cấp các cơ hội quảng cáo và tiếp cận một lượng lớn khách hàng mục tiêu.
  • Sự kiện cộng đồng: Các sự kiện địa phương như hội chợ, lễ hội, và các sự kiện từ thiện cung cấp cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
  • Mạng xã hội: Mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok cung cấp cơ hội để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu. Bạn cũng có thể tham gia các nhóm mạng xã hội địa phương để tăng tầm với. Sự phân bổ mạng xã hội khác nhau ở từng địa phương, không nên xem thường mật độ online của khách hàng ở tỉnh lẻ. Đây là kênh marketing hiện tại đang hiệu quả nhất tại địa phương cũng như những khu vực khác trên toàn quốc. Trong nhóm này thì các page và cộng đồng uy tín tại địa phương đang có lượng quan tâm tốt nhất bạn cần chú ý.
  • Email marketing: Gửi email cho khách hàng và người đăng ký có thể là một cách hiệu quả để giữ liên lạc, cung cấp thông tin về sản phẩm mới, và mời mọi người tham gia vào các sự kiện hoặc chương trình khuyến mãi. Đây là hình thức marketing có dung lượng thấp nhất tại tỉnh lẻ bạn cần lưu ý.
  • Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo trên Google, Facebook, và các nền tảng khác có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu dựa trên vị trí, sở thích, và hành vi trực tuyến. Hiện Facebook vẫn đang dẫn đầu xu hướng tại quảng cáo tại địa phương theo thống kê.


4. Xây dựng thương hiệu


Việc xây dựng và định hình thương hiệu cá nhân cũng như nhãn hàng tại địa phương đang là điểm yếu của nhiều đơn vị Local. Chi phí xây dựng thương hiệu trong các chiến dịch marketing hầu như rất nhỏ vì thương hiệu vẫn là cái gì đó trừu tượng và đang khá khó đo lường cho nhiều đơn vị. Hiểu đúng và làm đúng trong việc xây dựng thương hiệu có lẽ cần một thời gian educate khá dài nhưng tại thành phố Vinh tôi thấy quá trình này đang diễn ra khá nhanh đặc biệt khi đây là nơi mà các thương hiệu lớn chọn điểm dừng chân ở khu vực bắc miền trung để làm vị trí chiến lược cho việc "nhảy vùng" và nhân rộng quy mô của nhãn hàng.


Một điểm cộng lớn bạn nhận được khi phân bổ ngân sách lớn cho brand marketing tại địa phương là bạn sẽ gia tăng được điểm uy tín và có được niềm tin của khách hàng địa phương từ đó tăng khả năng chuyển đổi mạnh mẽ hơn trong quyết định mua hàng của khách hàng tính từ thời điểm họ tiếp cận được chiến dịch quảng cáo mà bạn phân bổ.


Đây là yếu tố đang rất ít đơn vị thực hiện được thành công tại tỉnh lẻ vì thời gian dành cho brand marketing khá là dài và tốn kém.


5. Kết nối cộng đồng


Các cộng đồng địa phương mang tính đặc thù, nơi đây tập hợp các cổng kết nối doanh nghiệp và cũng là mạng lưới phân phối khá hiệu quả nếu sử dụng hợp lý. Dưới đây là một số cách để kết nối với cộng đồng:

  • Tham gia các sự kiện cộng đồng: Các hội chợ, lễ hội, và các sự kiện cộng đồng khác là những nơi tốt để gặp gỡ và tương tác với khách hàng tiềm năng. Bạn có thể tạo ra gian hàng, tài trợ cho sự kiện, hoặc thậm chí tổ chức chính sự kiện của mình.
  • Hỗ trợ các tổ chức từ thiện địa phương: Việc hỗ trợ các tổ chức từ thiện không chỉ giúp cải thiện cộng đồng mà còn tạo ra hình ảnh tốt cho thương hiệu của bạn. Bạn có thể tài trợ cho một sự kiện từ thiện, tặng quà, hoặc tham gia vào các hoạt động tình nguyện.
  • Tổ chức phi lợi nhuận: Có thể là tạo ra việc làm cho người dân địa phương, hỗ trợ các dự án cộng đồng, hoặc cung cấp các chương trình đào tạo hoặc học bổng.
  • Tham gia vào các tổ chức địa phương: Các hiệp hội kinh doanh như BNI, VCCI , câu lạc bộ, và tổ chức khác cung cấp cơ hội để kết nối với các doanh nghiệp khác và khách hàng tiềm năng.


6. Tạo sự khác biệt


Khi đã nắm rõ về tình hình tại địa phương điều duy nhất bạn cần làm cho dịch vụ hoặc sản phẩm của mình chính là tìm ra điểm khác biệt khó có thể sao chép trong thời gian ngắn. USP này chính là key giúp bạn tăng trưởng một cách mạnh mẽ ở góc độ tài chính và cũng sẽ khiến khách hàng nhớ tới bạn lâu hơn. Sự khác biệt nếu tạo dấu ấn và đi vào được tiềm thức khách hàng địa phương thì cuộc chơi này bạn thắng. Ví dụ điển hình là Highland Coffee đã chiến thắng và kẻ làm chủ cuộc chơi của ngành FnB tại TP Vinh trong những năm gần đây.


7. Đánh giá và tinh chỉnh


Không có một chiến dịch nào là tuyệt đối, tất cả đều phải phụ thuộc vào con số sau khi thực hiện các chiến dịch phễu và đo lường theo nhiều giai đoạn.


Khi đã thu được phần lớn chân dung khách hàng mục tiêu cho sản phẩm dịch vụ của mình thì đơn vị của bạn bắt đầu tiến hành tỉnh chỉnh để phân bổ chính xác vào nhóm kênh có khách hàng mục tiêu và tối ưu chi phí marketing dựa trên tệp đã thu được.


Kết luận:


Để thực hiện thành công chiến dịch marketing tại tỉnh lẻ, bạn cần xuyên suốt 7 yếu tố marketing đã nêu trên. Trong đó theo mình yếu tố số 1 và số 7 là yếu tố quan trọng nhất và cần thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia phân tích của bạn kết hợp với chuyên gia tại địa phương để tỷ lệ chuyển đổi được như kỳ vọng.

Nguyễn Xuân Tiến

Operation Manager, TKD Media