Website được xem như gương mặt đại diện của công ty trên nền tảng online. Một giao diện website đẹp mắt và thân thiện với người dùng sẽ thúc đẩy lượng truy cập nhiều hơn, đồng thời mang lại nhiều khách hàng tiềm năng.


Thiết kế lại website luôn là điều cần thiết để các thương hiệu có thể bắt kịp xu hướng sử dụng mới nhất của người dùng. Nếu như không cập nhật liên tục và, đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu, điều này có thể khiến tỉ lệ chuyển đổi website thấp và tương tác không hiệu quả. Cùng tìm hiểu 8 dấu hiệu cho biết đã đến lúc thương hiệu cần thiết kế lại giao diện website nhé!


1. Tốc độ website chậm


Không một người dùng nào cảm thấy thoải mái với tốc độ website chậm. Theo Google, khoảng 53% người truy cập website trên thiết bị di động sẽ thoát khỏi trang đó nếu tốc độ tải lâu hơn ba giây.


Bên cạnh đó, một website chậm có thể ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. SEO (Tạm dịch: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) rất quan trọng, bởi nếu vị trí xếp hạng công cụ cao, chúng sẽ thúc đẩy lượng truy cập organic và tăng khả năng hiển thị website trên công cụ tìm kiếm. 


Thời gian tải web lý tưởng cho các thương hiệu là khoảng 1-2 giây. 


Tốc độ website chậm sẽ ảnh hưởng đến lượng người truy cập và vị trí xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.


2. Giao diện lỗi thời


Một website với giao diện lỗi thời sẽ khiến người dùng cho rằng thương hiệu không thường xuyên cập nhật những xu hướng mới cũng như không quan tâm đến nó trông như thế nào. Từ đó, người xem sẽ có đánh giá rằng thương hiệu đang đi sau, không chất lượng bằng các đối thủ cùng lĩnh vực. 


Vì vậy, còn ngần ngại gì mà không thiết kế lại website ngay. 


Giao diện lỗi thời khiến người dùng cảm giác thương hiệu không chất lượng bằng đối thủ.


3. Tỷ lệ thoát website cao


Tỷ lệ thoát website là chỉ số đo lường quan trọng khi tiến hành đánh giá một website. Nếu tỷ lệ thoát cao, có thể người dùng cảm thấy khó khăn trong việc sử dụng hoặc đang gặp lỗi kỹ thuật. Bên cạnh đó, nó cũng chính là báo động đỏ cho các thương hiệu rằng khách hàng không ở quá lâu tại website của bạn mà đã chạy sang đối thủ. 


Tỷ lệ thoát website là một trong những báo động đỏ với thương hiệu.


4. Website gặp vấn đề bảo mật


Trong trường hợp thương hiệu không thường xuyên thiết kế lại website, điều này sẽ dẫn đến những vấn đề liên quan dữ liệu của doanh nghiệp, khiến cho thông tin khách hàng bị rò rỉ ra ngoài hoặc mất. Nguyên nhân có thể đến từ việc website không đáp ứng được những tiêu chuẩn coding mới cũng như không cập nhật những thông tin bảo mật hiện nay. 


Không nâng cấp website sẽ ảnh hưởng tới dữ liệu của doanh nghiệp.


5. Thông điệp thương hiệu thay đổi


Thông điệp thương hiệu được xem như gương mặt đại diện bởi chúng phản ánh những thông tin cơ bản và đầy đủ nhất của một doanh nghiệp. Vì vậy, khi có sự điều chỉnh về những thông điệp này, doanh nghiệp cần nhanh chóng điều chỉnh website kịp thời để người dùng cập nhật thông tin đúng về thương hiệu. Những thông tin lỗi thời có thể khiến người dùng và đối tác hiểu sai về định hướng doanh nghiệp.


Website chính là một trong những nền tảng chủ lực để người dùng có thể tương tác với doanh nghiệp. Một website luôn được cập nhật đầy đủ sẽ gây ấn tượng tốt đối với người truy cập. 


Khi thay đổi thông điệp thương hiệu, doanh nghiệp cần cập nhật ngay lại website để tránh nhầm lẫn thông tin.


6. Tỷ lệ chuyển đổi thấp


Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số đo lường quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nếu một website có tỷ lệ chuyển đổi thấp, điều này cảnh báo thiết kế website của thương hiệu ấy đang thiếu những yếu tố quan trọng như lời kêu gọi hành động (CTAs - call-to-actions) hay những nội dung mới. Một thương hiệu muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng truy cập, hãy nâng cấp giao diện website cùng với một số nút kêu gọi hành động nhé! 


Khi tỷ lệ chuyển đổi thấp, website cần trang bị thêm những nút call-to-action.


7. Điều hướng website phức tạp


Điều hướng website có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh liên quan đến hiệu suất website, bao gồm cả trải nghiệm người dùng. Thông thường, mỗi khi truy cập website, họ mong muốn tìm thấy những sản phẩm mình cần nhanh chóng, không qua nhiều thao tác. Mặt khác, nếu như các bước tìm kiếm quá phức tạp, họ sẽ không ở lại website đó quá lâu. 


Để điều hướng website có thể dễ dàng với người dùng, khi thiết kế và kiểm duyệt, thương hiệu nên đặt mình trong vai trò của người sử dụng để hiểu hơn những trở ngại họ đang gặp. Nếu như thương hiệu cũng cảm thấy khó khăn trong việc tương tác, đã đến lúc phải thay đổi.


Không người dùng nào thích những thao tác phức tạp trên website.


8. Website không hoạt động tốt trên các thiết bị khác


Trong bối cảnh công nghệ phát triển, khách hàng có thể lướt web bằng bất kỳ thiết bị nào. Nếu như tốc độ tải web chậm hoặc trải nghiệm không mượt mà, nó có thể dẫn đến việc khách hàng truy cập vào website khác để tìm kiếm những thông tin liên quan, thay vì ở lại website của thương hiệu đó. Chính vì vậy, các thương hiệu không chỉ phải cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin mà còn mang đến cho người dùng một giao diện website thu hút, phù hợp với tất cả thiết bị.


Không chỉ laptop, website cũng phải hoạt động tốt và đẹp mắt trên những thiết bị di động khác.



Theo: DigitalAdBlog

Thanh Thảo