1. Hơn 80% người dùng mạng xã hội xem livestream


Năm 2016 đánh dấu sự bùng nổ của hình thức livestream với thống kê hơn 80% người dùng internet đã từng xem livestream trên các nền tảng social media (theo livestream.com). Ngày nay, livestream không chỉ được xem là một công cụ trên mạng internet, nó đã trở thành một nền công nghiệp và kênh bán hàng, tiếp thị chính của các nhãn hàng lớn.


Cũng theo livestream.com, 82% khách hàng mong muốn xem một video livestream đến từ một nhãn hàng hơn là một bài post hay blog. Có thể thấy, người dùng thường có xu hướng xem một đoạn live video giới thiệu sản phẩm hơn là các hình thức quảng cáo khác. Còn đối với marketing sự kiện, livestream sẽ thúc đẩy người xem lên nhiều lần, giúp khách hàng có cái nhìn rõ hơn về một sự kiện bất kì.



2. Tương tác cao


Tương tác (engagement) cũng chính là một trong những thước đo chuẩn khi đánh giá hiệu quả của một chiến dịch Influencer. Livestream đem về lượng tương tác khủng cho chiến dịch thông qua việc Influencer kêu gọi like/share/comment trực tiếp ngay thời điểm lúc đó. Bên cạnh đó, livestream còn giúp thương hiệu nhanh chóng tăng độ nhận biết, mà còn tạo ra một kênh tương tác để lan tỏa những thông điệp truyền thông của riêng mình. Có thể nói, livestream sẽ mang lại tiếng nói cho nội dung, các mục còn thiếu trong các hình thức marketing bằng văn bản.



3. Giúp thương hiệu tương tác trực tiếp với người tiêu dùng


Bên cạnh việc đem về lượng tương tác cao, livestream trên mạng xã hội là một kênh truyền thông hiệu quả giúp các nhãn hàng tương tác trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các Influencer. Người xem sẽ được trực tiếp đặt những câu hỏi, thắc mắc về sản phẩm/dịch vụ mà mình đang quan tâm khi Influencer đang livestream, giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.



4. Nhận được phản hồi trực tiếp từ khách hàng


Influencer khi livestream không chỉ đóng vai trò là người review sản phẩm theo cách nhãn hàng muốn mà còn là người trực tiếp tiếp nhận những phản hồi tích cực/tiêu cực từ người tiêu dùng. Khi livestream, mỗi người xem chính là một khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nhờ vậy, khi influencer nhận những feedback từ người xem sẽ giúp thương hiệu nắm bắt được tâm lý và mong muốn của khách hàng để phục vụ cho việc cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình.



5. Tạo niềm tin cho khách hàng


Nếu bạn đang tìm kiếm một cách hấp dẫn để tạo sự tin tưởng với người tiêu dùng, thì livestream là một công cụ tuyệt vời để bắt đầu. Người ảnh hưởng có thể review về một sản phẩm/dịch vụ trực tiếp ngay tại thời điểm livestream hoặc truyền đi thông điệp và giới thiệu thương hiệu của bạn cho khán giả của họ. Việc review trực tiếp cho khách hàng xem giúp họ có trải nghiệm bằng mắt và thấy được hiệu quả của sản phẩm/dịch vụ. Qua đó, giúp khách hàng tăng niềm tin về chất lượng và danh tiếng của thương hiệu.



6. Phù hợp đa dạng lĩnh vực


Theo tạp chí Forbes, livestream tiếp tục là một trong 5 xu hướng marketing sẽ phát triển mạnh mẽ nhất trên toàn thế giới trong năm 2019. Tại Việt Nam, livestream đang được áp dụng một cách rộng rãi và đa dạng các lĩnh vực , sản phẩm khác nhau. Tiêu biểu nhất vẫn là ngành hàng FMCG như mỹ phẩm, thời trang và hàng gia dụng. Đây vẫn là lĩnh vực có đa dạng các nhóm khách hàng có độ tuổi, sở thích và điều kiện kinh tế khác nhau.


Thời gian sắp tới, hình thức livestream rất có thể sẽ phù hợp hơn và trở thành xu hướng đối với các sản phẩm tiêu dùng chậm như bất động sản, xe máy ô tô,... Thật vậy, khách hàng sẽ không ra quyết định mua hàng trong thời gian phát sóng trực tiếp. Tuy nhiên, livestream giúp người xem có sự ghi nhớ sâu hơn về sản phẩm. Ngoài ra, nếu các thương hiệu truyền tải được nội dung hấp dẫn, cùng việc chọn lựa đối tượng KOL phù hợp với đối tượng khán giả, họ có thể kích thích sự tò mò, hứng thú của người xem tìm hiểu về sản phẩm của mình.



7. Kết hợp được với minigame, các chương trình khuyến mãi


Một ưu điểm nổi bật của livestream so với các hình thức tiếp thị khác là nó có thể kết hợp rất tốt với các minigame, chương trình khuyến mãi cho khách hàng do thương hiệu tạo ra. Trong trường hợp đó, thương hiệu có thể sử dụng livestream để giới thiệu thông tin về các sự kiện đó, công bố kết quả, hoặc thậm chí giao lưu với khán giả để tăng tương tác và thu hút người chơi.


Và đừng quên sử dụng hashtag trong các live video để lan rộng, phủ sóng các minigame đó đến người dùng mạng xã hội nhé.



8. Dễ dàng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng


Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc kết hợp livestream cùng Influencer chính là việc tác động đến quyết định mua hàng của người xem. Có thể nói, livestream giới thiệu hoặc review về sản phẩm sẽ giúp khán giả hiểu rõ hơn về chức năng, ưu điểm của sản phẩm. Đi kèm đó có thể là một nội dung đủ tốt và chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giúp dễ dàng tác động đến việc ra quyết định mua hàng của người xem.



Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là chiến dịch FPT Shop Samsung Galaxy J4. Mục tiêu của FPT Shop lúc này chính là tăng doanh số bán hàng cho sản phẩm Samsung Galaxy J4. Để đạt được mục tiêu, hơn một nửa hình thức mà FPT Shop sử dụng cho chiến dịch là Influencer livestream review sản phẩm kèm dẫn link mua hàng. Kết quả thu được vượt mong đợi khi lượng tương tác trung bình mỗi bài/livestream lên đến con số 5,408.

Thống kê chi tiết độ phủ và tương tác của từng Influencer trong chiến dịch FPT Shop Samsung Galaxy J4



Bên cạnh đó, đứng trên phương diện influencer, những KOL chuyên livestream như Lê Dương Bảo Lâm hay Ốc Thanh Vân dường như sẽ tạo được nhiều sức ảnh hưởng hơn với những đối tượng KOL khác. Điều này là bởi một phần họ đã có được lượng fan nhất định trên các nền tảng xã hội, một phần họ đã có kinh nghiệm trong việc giao lưu, tương tác trực tiếp với khán giả xem livestream. Từ đó, với sức hút và tiếng nói của mình, họ có thể thúc đẩy người xem mua hàng.



7Saturday