Một ngày đẹp trời, bỗng dưng website của bạn “bay hết top” – Biến mất trên xếp hạng tìm kiếm của Google. Điều gì đang xảy ra? Cùng tìm hiểu 8 nguyên nhân khiến website của bạn bị phạt trên Google trong bài viết dưới đây của SEONGON và những giải pháp cho từng nguyên nhân.


4 Dấu hiệu nhận biết website bị phạt


  • Lượng chuyển đổi bỗng nhiên giảm nghiêm trọng
  • Kiểm tra các thứ hạng từ khóa thì bay hết top
  • Kiểm tra Google Analystic hay Webmaster tool
  • Kiểm tra số lập chỉ mục trên trang bị giảm sút mạnh


Đầu tiên, hãy hiểu luật chơi của Google


Hệ thống tìm kiếm của Google chỉ tồn tại bền vững khi:

  • Người tìm kiếm có được thông tin chính xác mà họ cần.
  • Chủ website có traffic và đạt mục đích của họ (bán hàng, người theo dõi, thành viên tham gia diễn đàn..).
  • Google có sự tin tưởng từ hàng tỉ người tìm kiếm và hàng triệu nhà quảng cáo.


Làm sao để có được cả 3 điều đó “mãi mãi”? Google cần người tìm kiếm, nhưng họ cũng cần các chủ website chi trả tiền quảng cáo.


Câu hỏi: “Nên ưu tiên người tìm kiếm hay ưu tiên nhà quảng cáo để Google có tiền”?

Câu trả lời là: Giữ chân được người tìm kiếm (User).


Tuy nhiên, cách mà những người ở “phe màu đỏ” thường là tìm ra cách “màu xanh” suy nghĩ, tìm ra các thuật toán của Google, để hiểu Google và … phục vụ, đánh lừa, qua mặt Google.


Đó chính là mâu thuẫn, Google muốn ưu tiên phục vụ Người tìm kiếm, còn lại ưu tiên tìm hiểu Google để lách luật, đó chính là Blackhat.


8 nguyên nhân chủ yếu khiến Website bị phạt


1. Link – Quá nhiều Backlink


Có một thứ bất thành văn nhưng đang được hiểu sai bởi phần lớn người làm SEO: Cứ link vào là Ontop mà không quan tâm đến việc làm link như thế nào, nội dung trên trang có tốt với người dùng chưa


Không thể phủ nhận việc các liên kết ảnh hưởng tới các kết quả xếp hạng trang web, nhưng việc thao túng kết quả xếp hạng thông qua một lượng lớn liên kết sẽ bị Google chú ý tới. Thuật toán Penguin Real Time sẽ phạt bạn vì điều này


Giải pháp: Gỡ các liên kết tới website của bạn khỏi những trang kém chất lượng, những nội dung Spam, những trang nội dung không liên quan tới nội dung website của bạn


2. Nội dung trùng lặp trên trang


Để tăng số lượng nội dung được Index trên trang, làm “dày” nội dung trên trang hơn, các quản trị website, người làm SEO cố ý “nhân bản” các nội dung này “Có ý đồ” trên chính website của mình với suy nghĩ là: Nhiều index, “dày” nội dung trên trang thì sẽ được đánh giá tốt hơn trên các kết quả xếp hạng tìm kiếm, nhiều traffic hơn


Nhưng điều đó không qua mắt được Google; Google đã nói về lỗi cố ý trùng lặp nội dung trên trang.


Theo đó, hình phạt nặng nhất cho việc này sẽ là :”Xêp hạng của trang web có thể bị ảnh hưởng hoặc trang web hoàn toàn có thể bị xoá khỏi chỉ mục của Google. Trong trường hợp đó, trang web sẽ không còn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm”.


Giải pháp: Hãy tạo ra nhiều nội dung mới cho website của mình!


3. Sao chép nội dung tràn lan từ những website khác


Mọi thứ được Public trên Internet, việc sao chép nội dung hay bất kỳ điều gì đều là phạm pháp và, không Fairplay.


Với Google cũng vậy, không cần phải giải thích quá nhiều cho điều này, một website chuyên copy nội dung xứng đáng không được xếp hạng


Lời khuyên trong trường hợp này không gì khác là hãy đầu tư vào các nội dung chất lượng được xuất bản trên website!


4. Nội dung kém chất lượng, nội dung mỏng (Thin content)


Đầu tiên, hãy xem Google nói như thế nào Về “nội dung mỏng” (Thin Content): https://support.google.com/webmasters/answer/9044175?hl=vi


Sẽ không quá sai khi nói cuộc chiến về xếp hạng cũng như cuộc chiến về chất lượng nội dung trang web. Google luôn thích như vậy

Một nội dung ít kiến thức, không tạo được giá trị tăng thêm cho người đọc thì được mà chỉ chăm chăm vào việc điều hướng bán hàng sẽ được coi là một nội dung kém chất lượng


Giải pháp: Hãy tạo ra những nội dung chất lượng tốt, hữu ích với người dùng trước rồi hãy nghĩ tới việc bán hàng cho những người dùng thông qua những nội dung chất lượng đó!


5. Các website về sức khỏe dễ bị phạt bởi thuật toán Google


Nhớ lại tháng 8/2018 khi thuật toán Medic được cập nhật, cả thế giới SEO được một phen rùng mình vì hầu hết tất cả các trang sức khỏe đều “mất tích” khỏi Top 10 kết quả tìm kiếm và tới tận hôm nay vẫn chưa có dấu hiện khôi phục, kể cả những website lớn trong ngành.


Như vậy, với những ngành nghề đặc thù về sức khỏe, y dược, tất cả các nội dung đều cần phải được xác minh qua những chuyên gia, chứng chỉ hành nghề, bằng cấp và giấy phép kinh doanh.


Có một thuật ngữ với những trang web này được gọi là các trang web YMYL (Your Money – Your Life) thì website phải có sự tin tưởng, được đánh giá thông qua các yếu tố về E.A.T

E: Expertise – Chuyên môn

A: Authortity – Thẩm quyền

T: Trustworthiness – Độ tin cậy


Đây là một động thái để bảo vệ người dùng của Google. Rõ ràng, một nội dung không có các cơ sở chuyên ngành, chuyên gia đứng đằng sau về sức khỏe thì không thể tin tưởng được!


Nếu bạn sở hữu những website về sức khỏe, Y dược hãy chứng minh các yếu tố EAT với Google để có thể xuất hiện trên trang tìm kiếm. Hãy chứng minh website của bạn là chuyên gia trong lĩnh vực, nội dung của bạn đáng tin cậy, được công nhận từ các cơ quan chuyên môn, hoặc những giải thưởng bạn đã nhận được,…


6. Link Out quá nhiều


Thường xảy ra với các trang xây ra để chuyên bán “Guest Post” khá phổ biến trong làng SEO Việt. Một website trỏ về quá nhiều những website với chất lượng không tốt là điều bất thường. Điều đó mang trải nghiệm không tốt cho người dùng khi điều hướng tới những website không chất lượng, sản phẩm dịch vụ tệ.


7. Bị đối thủ chơi xấu: Xuất hiện các liên kết bất thường tới website của bạn


Chắn hẳn với những ai làm SEO lâu năm nếu biết về vấn đề này, bắn liên kết xấu…

Vấn đề này cũng không khó giải quyết, khi xuất hiện link xấu thì sử dụng công cụ của Google về từ chối các liên kết:

https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main

Đây không phải vấn đề quá lớn!


8. Lạm dụng dữ liệu có cấu trúc


Khi Google Update về việc sử dụng Dữ liệu có cấu trúc, rất nhiều Quản trị web đã nhân cơ hội này sử dụng công cụ này để cho nội dung của website được xuất hiện nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm mà không quan tâm tới nội dung trang như thế nào, dễ gây hiểu lầm cho người dùng. Một số lỗi phổ biến hay gặp nhất:


  • Nội dung hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm được tạo ra bởi Schema không đúng với nội dung trang đích, gây hiểu nhầm cho người dùng
  • Lạm dụng quá nhiều Schema để thu hút người dùng, tăng tỷ lệ Click


Tất cả những thao tác trên, Google đều cho là không tự nhiên, không tốt với người dùng!


Giải pháp: Hãy lựa chọn những nội dung thực sự chất lượng, nhắm insight khách hàng chính xác để sử dụng dữ liệu có cấu trúc thay vì việc sử dụng chúng tràn lan.


Tất nhiên, ngoài 8 nguyên nhân trên, còn rất nhiều những nguyên nhân khác khiến website của bạn “Bốc hơi” khỏi các trang kết quả tìm kiếm của Google. Nhưng qua việc trải nghiệm nhiều dự án, chúng tôi thấy rằng các lỗi trên là những lỗi rất hay mắc phải của các Website khi thực hiện các hành động “ Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm”, chính là nguyên nhân khiến website bị phạt bởi Google

SEONGON - Google Marketing Agency