Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới tiếp tục bùng nổ doanh thu những năm gần đây, dần trở thành kênh xuất khẩu mới giúp các doanh nghiệp tiến gần đến nhóm người dùng toàn cầu. Dưới đây là 3 kết luận rút ra từ Báo cáo xu hướng xuất khẩu qua TMĐT do Amazon Global Selling Việt Nam công bố, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hiểu rõ mức độ phát triển của TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam hiện nay, những thách thức mà lĩnh vực này đang đối mặt và các giải pháp nếu doanh nghiệp gặp phải những rào cản đó. 



Báo cáo do Amazon phát hành, được thực hiện bởi AlphaBeta thông qua việc khảo sát hơn 300 doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. 




Thương mại điện tử xuyên biên giới là một phần của trụ cột kinh tế số



Trong buổi ra mắt ấn phẩm The World is Flat (Tạm dịch: Thế giới phẳng), Thomas L. Friedman, Phóng viên báo New York Times của Mỹ và cũng là người ba lần đoạt giải báo chí Pulitzer đã nói: “Người hưởng lợi nhiều nhất trong thế giới phẳng là người tiêu dùng, bởi vì họ có thể mua bất cứ thứ gì qua Amazon”. Ông cũng nói thêm rằng tính địa phương trong thương mại sẽ không còn tồn tại. “Địa phương ư? Sẽ không còn tính địa phương nữa. Mọi thứ đều toàn cầu hóa. Nếu tôi viết một bài báo ở TP.HCM, thì ngay lập tức bài báo đó sẽ được độc giả ở tận Washington đón đọc”. 



“Người hưởng lợi nhiều nhất trong thế giới phẳng là người tiêu dùng, bởi vì họ có thể mua bất cứ thứ gì qua Amazon.” 


Những nhận định đó của Thomas L. Friedman ngày càng xác đáng, nhất là khi TMĐT đang được xem là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế số - vận hành theo hướng “người bán hàng địa phương, nhưng người tiêu dùng lại ở trên toàn cầu”. 


Có thể nói, TMĐT xuất khẩu xuyên biên giới thực sự đã đưa “thế giới phẳng” về đúng bản chất của nó: Cơ hội là cho tất cả mọi cá nhân ở mọi quốc gia, và sân chơi nào cũng là bình đẳng với bất kỳ qui mô kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Thậm chí một món hàng mất chỗ đứng ở thị trường này vẫn có thể “đắt đỏ” ở thị trường khác. Như câu chuyện Cao Sao Vàng sau gần 68 năm ra mắt, vốn đã không còn được khách hàng Việt Nam ưa chuộng lại bỗng dưng “sống” lại trên các chợ điện tử nước ngoài với mức giá 7,5 USD (hơn 167.000 đồng) tại Amazon.


Với những tiềm năng kể trên, xu hướng xuất khẩu hàng hoá trực tuyến tại Việt Nam đang bắt đầu gia tăng mạnh, dần trở thành một lựa chọn mới bên cạnh phương thức xuất khẩu truyền thống. Khi thế giới dần chuyển hình thức mua bán truyền thống sang sử dụng các nền tảng kỹ thuật số, xuất khẩu trực tuyến qua TMĐT đã không còn là sự lựa chọn, mà chính là một xu thế tất yếu. Đã có những con số chứng minh cho điều đó, khi tính đến năm 2022, xuất khẩu trực tuyến đã đem lại 36% tổng doanh thu TMĐT của Việt Nam và giá trị xuất khẩu TMĐT B2C của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 3,3 tỷ USD trong năm 2021 lên 11,1 tỷ USD vào năm 2026 (theo báo cáo của Amazon). Ngoài ra, cũng theo số liệu thống kê từ Amazon, trong năm 2021, ước tính cứ một phút trung bình có 14 sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam được bán cho các khách hàng trên toàn thế giới của Amazon, giá trị xuất khẩu của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng 48% so với cùng kỳ năm 2020.


Với mức tăng trưởng +20% năm, tổng doanh thu hàng năm từ xuất khẩu TMĐT B2C tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 3,3 tỷ USD (xấp xỉ 75,4 nghìn tỷ đồng) trong năm 2021 lên 11,1 tỷ USD ( xấp xỉ 256,1 nghìn tỷ) vào năm 2026.


Mặc dù đang là một kênh xuất khẩu tiềm năng, thế nhưng MSME vẫn nhận thức rằng mình đang trong giai đoạn đầu và phải đối mặt với không ít rào cản. Dưới đây là 4 rào cản đối với TMĐT xuyên biên giới, rút ra từ khảo sát của Amazon Global Selling. 



4 rào cản lớn khi kinh doanh xuất khẩu trực tuyến



Trong thế giới phẳng, cơ hội kinh doanh là dành cho tất cả mọi người đến từ mọi quốc gia, nhưng với điều kiện là cá nhân/tổ chức đó có đủ “sức bật” để vươn ra thị trường. “Mặc dù nhận ra lợi ích của việc mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chần chừ vì chưa thực sự làm quen với khái niệm và thủ tục liên quan đến xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, cũng như thiếu kiến thức lẫn kỹ năng trong lĩnh vực này”, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết. 


Chúng ta bàn về “toàn cầu hóa” và cho rằng Internet mang lại cơ hội công bằng cho tất cả. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sẽ có những khoảng cách giữa các quốc gia về trình độ, công nghệ, kinh tế, hạ tầng kinh doanh,... Vì vậy, nếu muốn hoạt động ở thị trường thế giới, các doanh nghiệp buộc phải tự nâng cấp để phá vỡ những rào cản. Theo báo cáo Amazon phát hành “Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam”, các doanh nghiệp MSME tại Việt Nam đang đối diện với 4 rào cản chính khi tham gia TMĐT xuyên biên giới. 


Các doanh nghiệp MSME tại Việt Nam đang đối diện với 4 rào cản chính khi sử dụng TMĐT xuyên biên giới.



“Cơ hội đang mở ra trước mắt, nhưng để thành công nắm bắt tiềm năng thì lại cần rất nhiều nỗ lực, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông tin, Năng lực, Chi phí, Quy định chính là bốn thách thức chính mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đối diện, theo khảo sát của chúng tôi", ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nói.


Trước tiên là rào cản về chi phí, với 87% doanh nghiệp cho rằng họ gặp khó khăn khi phải đảm bảo Chi phí hành chính và tiếp thị. Tiếp đó các loại chi phí khác như Chi phí vận chuyển ra nước ngoài ; Chi phí thanh toán quốc tế ; Chi phí chuyển đổi ngoại tệ . 


Muốn mua bán hàng hóa quốc tế, yếu tố tiên quyết là phải nắm rõ thị hiếu khách hàng và thị trường kinh doanh bao gồm đối thủ, sức tăng trưởng của ngách và các quy định của quốc gia. Hiện tại, doanh nghiệp MSME Việt Nam đang gặp rào cản ở cả hai: Không nắm rõ quy định mua bán ở thị trường nước ngoài thiếu hụt thông tin về tổng quan thị trường quốc tế. Có tới 80% doanh nghiệp được khảo sát cảm thấy thiếu thông tin về các quy định liên quan tới thị trường nước ngoài. Ngoài ra còn có Thiếu thông tin về vận tải quốc tế (77%); Thiếu thông tin về cách thức bán hàng trực tuyến ra nước ngoài (76%) và Thiếu thông tin về các lựa chọn thanh toán quốc tế (78%). 


Tìm hiểu thông tin thị trường và người tiêu dùng bản địa, cập nhật kiến thức về TMĐT, về các quy định ở các thị trường mục tiêu là các yêu cầu quan trọng để thành công cùng TMDT xuyên biên giới.


Theo kết quả khảo sát, có tới 85% doanh nghiệp MSME Việt Nam cảm thấy mình không thể cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực và trên toàn cầu; 81% cho rằng doanh nghiệp chưa được chuẩn bị để đáp ứng sở thích của người tiêu dùng nước ngoài và 75% đồng ý đang gặp phải rào cản ngoại ngữ khi muốn xuất khẩu hàng ra thế giới. Các doanh nghiệp thành công cùng Amazon những năm vừa qua như gốm sứ Minh Long, rong nho Trường Thọ, nón bảo hiểm Royal Helmet, hay thiệp 3D HMG Popup Paper đều chia sẻ gặp những thách thức trong việc thấu hiểu khách hàng quốc tế, nâng cao năng lực chuyên môn với thương mại điện tử khi gia nhập những “sàn quốc tế” như Amazon. 


Nếu chị Nhâm Đỗ, Giám đốc Điều hành kiêm Người sáng lập Wolmaxx cho rằng khó khăn ban đầu là vì “phom người của khách hàng Bắc Mỹ nên các thông số kích thước cần được cân nhắc và tư vấn kỹ càng”, thì chị Phùng Minh Thủy, đồng sáng lập công ty HMG Pop-up Paper tiết lộ cái khó khi gia nhập thị trường quốc tế chính là phải đáp ứng tốc độ thay đổi thị hiếu rất nhanh. 


Nhằm giúp các doanh nghiệp MSME Việt Nam vượt qua rào cản để gia nhập thị trường mới và tiếp cận khách hàng toàn cầu, Amazon Global Selling đã đưa ra các gợi ý giải pháp để khắc phục những hạn chế trên, mở đường cho thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành một “xu hướng mới”. 


Amazon “nối cầu" hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam 


Là bệ phóng của hàng nghìn đối tác bán hàng Việt Nam, Amazon đã nhận thấy những thử thách cho doanh nghiệp địa phương và tích cực đưa ra giải pháp để đồng hành hỗ trợ quy trình xuất khẩu xuyên biên giới của Việt Nam phát triển bền vững. “Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh doanh trực tiếp sang trực tuyến, lẫn thay đổi về tư duy. Chúng tôi giới thiệu cho người dùng về thương mại điện tử, và những gì Amazon đang làm ở Việt Nam, trau dồi kỹ năng cho người bán, dịch ngôn ngữ và bản địa hóa trải nghiệm”, ông Gijae Seong nói về những nỗ lực của Amazon trong công cuộc hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiến ra thế giới. 


Cụ thể, Amazon Global Selling ra mắt Học viện Nhà bán hàng (Seller University) bằng ngôn ngữ tiếng Việt với hàng trăm nội dung được cập nhật liên tục, tổ chức các hội thảo, chương trình đào tạo trực tiếp và trực tuyến để cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà bán hàng thông tin và kiến thức về các mô hình kinh doanh mới thông qua TMĐT xuyên biên giới, cách tung sản phẩm, quản lý hàng tồn kho, định giá , xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế. Mới đây, Amazon Global Selling Việt Nam ký kết Biên bản Ghi nhớ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) - Bộ Công Thương, cùng hợp tác triển khai sáng kiến “Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”. Sáng kiến đặt mục tiêu ​hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới tại Việt Nam trong 5 năm tới, từ đó nâng cao năng lực và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp địa phương thông qua TMĐT. 


CBEC Bootcamp - chương trình đào tạo chính thức về thương mại điện tử xuyên biên giới, gồm 15 khóa học và qui tụ hơn 20 chuyên gia tư vấn.


Cạnh đó, Amazon khuyến khích các nhà bán hàng tìm hiểu và sử dụng dịch vụ Hoàn thiện đơn hàng (FBA). FBA cho phép các đối tác bán hàng lưu kho sản phẩm của họ tại các trung tâm vận hành của Amazon trên toàn thế giới, nơi Amazon tiếp nhận, đóng gói, giao hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng cho các sản phẩm. Như vậy, các doanh nghiệp Việt có thể tập trung phát triển thương hiệu và sản phẩm hơn là “bận bịu” với khâu cung ứng vận chuyển, quản lý kho hàng, dịch vụ khách hàng 


Ông Gijae Seong tiếp lời “Hãy nắm bắt cơ hội từ xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử để tạo đột phá cho doanh nghiệp của mình, vươn ra thị trường quốc tế rộng lớn, khai thác tiềm năng mạnh mẽ của sản phẩm Made-in-Vietnam. Tạo tính cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết. Cạnh đó, việc phát triển bền vững và có tầm nhìn toàn cầu còn là việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình trên không gian số, phù hợp với thị hiếu quốc tế và thuyết phục người tiêu dùng đa dạng từ các quốc gia khác nhau.”


3 năm qua, Amazon Global Selling đã và đang từng bước đồng hành cùng doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng, tận dụng cơ hội để tiến kịp với mô hình kinh doanh toàn cầu này. Một chia sẻ vui từ một thành viên của cộng đồng start-up với thương mại điện tử: “Amazon rất 'mát tay' đưa Made-in-Vietnam vươn ra thế giới”.


Amazon Global Selling phát hành báo cáo Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam, mang đến cái nhìn khách quan về tiềm năng, cơ hội lẫn thách thức cùng các gợi ý hỗ trợ doanh nghiệp trên hành trình xuất khẩu qua thương mại điện tử ra thế giới. 
Amazon Global Selling là chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trên toàn thế giới phát triển kinh doanh toàn cầu, tiếp cận khách hàng toàn cầu của Amazon và xây dựng thương hiệu quốc tế. Thông qua chương trình Amazon Global Selling, những người bán thuộc nhiều loại hình và quy mô có thể trực tiếp tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua, trong đó có hơn 200 triệu khách hàng Prime, và hơn 5 triệu khách hàng doanh nghiệp toàn cầu. 


Hằng Trần