Cũng giống như bất kỳ ứng dụng Mobile nào, các ứng dụng Dropship, online shopping cần có những yếu tố được xem là cơ bản để làm khách hàng hài lòng, có trải nghiệm tốt và giữ chân khách hàng. Các ứng dụng Thương Mại Điện Tử (TMĐT) còn cần nhiều hơn thế, khi phải đảm bảo tạo ra chuyển đổi và doanh thu, đồng thời cạnh tranh số người dùng của đối thủ. Vậy, cần gì để có thể giữ chân khách hàng?


Trải nghiệm của khách hàng phải được đặt lên trên hết


Ấn tượng ban đầu về ứng dụng của người dùng vẫn hay được nói vui là còn quan trọng hơn cả ấn tượng khi về nhà người yêu lần đầu. Bởi nếu lỡ để lại ấn tượng không tốt với gia đình người yêu thì ít nhiều vẫn có cơ hội cải thiện, còn trong môi trường trực tuyến, một khi khách hàng đã có trải nghiệm không tốt với ứng dụng và quyết định xóa app, sẽ không có cách nào ứng dụng này có cơ hội tiếp cận và “lấy lòng” lại khách hàng này được nữa.


Vì thế, trải nghiệm của khách hàng, đặc biệt là trải nghiệm ban đầu vô cùng quan trọng. Nếu ứng dụng đưa đến trải nghiệm tốt, tỉ lệ tương tác trên ứng dụng sẽ tăng lên. Cải thiện tỉ lệ này là mục tiêu cao nhất của mọi ứng dụng, bởi lượng tương tác càng cao thì càng tạo ra nhiều khách hàng trung thành và làm tăng trưởng giá trị vòng đời của khách hàng với app.



Một ứng dụng bất kỳ nào đó đều phải đáp ứng được những nhu cầu cơ bản để đảm bảo khách hàng cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Muốn vậy, ứng dụng đó phải được đầu tư chỉn chu từ phần back-end cho đến front-end.


Về phần cốt lõi (back-end), app cần có dung lượng càng nhẹ càng tốt, tốc độ tải app phải nhanh chóng, có thể load được những thao tác phức tạp như tương tác, đăng hình ảnh, viết nội dung dài, thực hiện giao dịch…mà không làm cho thiết bị chạy chậm, khiến người dùng phải refresh app nhiều lần.


Về giao diện (front-end), thiết kế app cần phải hiện đại, tối giản, đẹp mắt và có “gout”. UI/UX yêu cầu phải được sắp xếp rõ ràng, hợp lý nhất để phù hợp với hành trình của người dùng và tối ưu khả năng tương tác trên app. Front-end chính là bộ mặt của ứng dụng, nên cần phải chỉn chu hết sức có thể để đảm bảo người dùng cảm thấy hài lòng khi được sử dụng dịch vụ công nghệ tân tiến và “được việc”.


Để cải thiện khách hàng ngày một tốt hơn, ứng dụng cần liên tục nghiên cứu sự thay đổi của thị trường, hành trình của người dùng, những sự thay đổi trong insights và nhu cầu của họ. Từ đó liên tục cải thiện và đổi mới app để tối ưu các tính năng và thu hút thêm nhiều người dùng mới. Có thể thấy những ứng dụng hàng đầu như Facebook, TikTok luôn rất tập trung cải thiện nền tảng, và thường xuyên cập nhật thuật toán, chính sách và tính năng mới cho người dùng. 


Khách hàng cần nhiều hơn thế 


Hiện nay, các sàn TMĐT lớn nhỏ đều có cách thức và phong cách riêng của mình để trình bày sản phẩm. Khi vào ứng dụng, khách hàng sẽ không chỉ xem các sản phẩm mình muốn mua, mà còn được trải nghiệm một kho tàng các sản phẩm được sắp xếp hợp lý, vừa là xu hướng của thị trường vừa hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng. Tất cả các bước từ tìm kiếm, thêm vào giỏ hàng, đặt mua, thanh toán đều được tối ưu hết sức khiến quá trình mua sắm online trở nên tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn rất nhiều. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy, các tính năng trên app đang làm rất tốt công việc khiến khách hàng hài lòng và vui vẻ tương tác với ứng dụng.


Song, người dùng của các ứng dụng TMĐT không chỉ là người dùng app, mà còn là người tiêu dùng sản phẩm. Trải nghiệm trên ứng dụng của họ không chỉ gói gọn trong các thao tác thực hiện với ứng dụng mà còn là trải nghiệm mua hàng và thanh toán thông qua ứng dụng đó. Vì vậy, ứng dụng online shopping để thỏa mãn khách hàng không chỉ cần tiện lợi trong việc sử dụng, mà còn cần mang đến những offer mua bán lý tưởng.



Khách hàng hiện đại cần gì ở các ứng dụng TMĐT để thực sự tạo ra chuyển đổi?


  • Những mặt hàng thực sự chất lượng


Kể cả với những khách hàng thuộc tệp price-sensitive (nhạy cảm với giá thành), những sản phẩm có giá siêu rẻ cũng không thể cứu vớt cảm giác thất vọng khi mua phải mặt hàng có tiêu chuẩn quá thấp. Vậy nên, cần phải kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm của người bán, trước khi cấp phép bán cho khách hàng trên app. Tính năng “mall” là một sáng tạo tuyệt vời, đóng vai trò như một “tick xanh” để đánh dấu những gian hàng của các nhà bán chính hãng.


  • Những khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn, hợp lý


Dù tiện lợi đến mấy, nhưng đối với một số khía cạnh nhất định, sự tiện lợi của sàn TMĐT vẫn không bì được với việc khách hàng được tận tay cảm nhận sản phẩm, hay dùng thử, mặc thử sản phẩm đó. Thế nhưng, các nhà kinh doanh hiện nay chỉ ra có một behavior (hành vi) mới của khách hàng, đó là đến cửa hàng để thử, sau đó lại đặt mua sản phẩm qua các sàn TMĐT, chứ không mua trực tiếp tại cửa hàng. 



Một trong những lý do nổi bật nhất cho hành vi này, đó là các sàn TMĐT đã thành công kéo chuyển đổi của khách hàng từ cửa hàng về lại ứng dụng, bằng cách đưa ra những deal lý tưởng để người dùng mua được mặt hàng với giá tốt nhất. Đồng thời mang lại sự tiện lợi khi giải quyết được những vấn đề khiến khách hàng không thể đưa ra quyết định mua tại cửa hàng (không có hàng tại cửa hàng, chưa thật sự cần mặt hàng tại thời điểm đến cửa hàng, mua lại/mua thêm hay cần gom đủ tiền để mua mặt hàng đó).


Trong một báo cáo của trang Jungle Scout, trong top 3 lý do mà khách hàng muốn mua online là: Freeshipping, Lower Prices (giá rẻ hơn) và Convenience (tiện lợi). 


Khách hàng rất yêu thích các mã freeship. Nếu chỉ ở nhà mà có hàng mang đến tận cửa, lại không cần phải trả thêm bất cứ chi phí gì thì rõ ràng sự ưu tiên của khách hàng sẽ đổ về shopping online. Ngoài ra, rất nhiều nhà kinh doanh muốn tận dụng lượt truy cập lớn ở các sàn TMĐT để bán hàng bằng cách giảm một phần giá bán so với giá bán trực tiếp tại cửa hàng. Các phương thức để giảm giá này rất đa dạng: Giảm trực tiếp trên giá bán, chương trình khuyến mãi theo từng dịp, các offer theo combo, tặng coupon cho khách hàng thân thiết, hoặc hợp tác với các sàn TMĐT để tạo ra các chương trình ưu đãi khác nhau… Những deal này sẽ khiến giá bán cuối cùng(bao gồm tiền ship) thấp hơn giá mua trực tiếp tại cửa hàng, và cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh nhau quan trọng nhất của các sàn TMĐT. Bởi đây cũng chính là một trong những lý do khiến khách hàng quyết định sẽ chọn lựa ứng dụng shop online nào để mua sản phẩm và thanh toán. 


Nói ngắn gọn, khách hàng không chỉ cần một chiếc ứng dụng “xịn sò về cấu hình lẫn giao diện” để trả tiền cho các giao dịch mua sắm online, mà còn cần cả sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và các offer ưu đãi, khuyến mãi lý tưởng để ra quyết định.


Khách hàng cần khuyến mãi, DiMuaDi có cả hệ sinh thái


DiMuaDi app là một trong những ứng dụng rất thành công của ACCESS D2C - Một trong bốn giải pháp tăng trưởng của ACCESSTRADE. Tháng 4 vừa rồi, ACCESS D2C vinh dự nhận giải Sao Khuê 2022 - giải thưởng uy tín nhất Việt Nam về lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin nhờ việc ứng dụng công nghệ để mang đến các giải pháp mang tính đột phá, mà DiMuaDi là điển hình. 


DiMuaDi được phát triển bởi ACCESSTRADE, nền tảng tăng trưởng doanh thu hiệu quả đã có thâm niên 21 năm và có mặt 7 năm tại Việt Nam. Ứng dụng này là một trong những công cụ đắc lực cho các nhãn hàng áp dụng mô hình kinh doanh D2C, tức bán hàng trực tiếp từ NSX đến người dùng. Nhờ tạo ra hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp và hiểu biết rõ về thị trường Việt Nam, DiMuaDi là một trong những ứng dụng dropship có khả năng offer một hệ sinh thái các ưu đãi khách hàng tốt nhất.



Cụ thể, chỉ riêng trong tháng 5 này, ứng dụng đã đem đến vô vàn các deal hấp dẫn:


  • Hoa hồng cao cho người bán

App Dropship DiMuaDi là ứng dụng có tiếng trong việc chia hoa hồng mạnh tay cho người bán của app. Hoa hồng cho mỗi mặt hàng có thể lên đến 40-50%. Khác với các quy định tính hoa hồng của các sàn TMĐT, DiMuaDi cho phép người dùng mua hàng với giá sỉ và cơ chế hoa hồng cashback. Tức là, nếu bán được một chiếc Nồi chiên không dầu Lotte 2.800.000, các CTV bán hàng sẽ được nhận 500.000đ tiền hoa hồng. Và nếu chính CTV bán hàng là người sử dụng sản phẩm, họ sẽ nhận được khoản cashback này.


  • Chương trình khuyến mãi ngập tràn

Chỉ riêng trong tháng 5, DiMuaDi đã mang đến hàng tá chương trình khuyến mãi hấp dẫn để các CTV bán hàng thu hút khách và ra đơn. Có thể kể đến như:


- Chương trình Mua 1 tặng 1 (1/5 - 31/5)

- Flash sale mỗi ngày (1/5 - 31/5)

- Chương trình đồng giá 7K-77K-177K-277K (15/5 - 26/5)

- Chương trình Freeship không giới hạn (15/5 - 31/5)


Đặc biệt, để mừng sinh nhật DiMuaDi 1 tuổi, ứng dụng này tổ chức chương trình “Rẻ Vô Địch - Săn Deal 0 Đồng” trong khung giờ từ 12h-14h ngày 15/5 và 26/5 và được hưởng ứng bởi sự tham gia của rất nhiều CTV bán hàng và cả end-user của app.


Chương trình bonus riêng cho CTV bán hàng


Ngoài khuyến mãi và ưu đãi, DiMuaDi còn chăm thưởng cho người dùng của mình. Trong tháng 5, chỉ cần có 2 đơn hàng thành công (mỗi đơn trên 300K), CTV bán hàng (Publisher) mới của ứng dụng sẽ được thưởng thêm 50K vào tài khoản. 


Các chương trình bonus khác cũng được chạy quanh năm với các mức thưởng rất cao, như chương trình Membership (bonus lên đến 10% hoa hồng mỗi tháng), hay chương trình Referral/Mời Pub dùng DiMuaDi (bonus 15% doanh thu của Publisher được giới thiệu).


Minh chứng cho hiệu quả của các chương trình này là sự gia tăng chóng mặt về lượng người dùng và doanh thu mà ứng dụng mang lại. Tháng vừa rồi, chỉ với 5 publisher đứng đầu trong cuộc đua Referral đã mang đến hơn 500 người dùng mới cho app và nhận về bonus cùng hoa hồng “khủng”. Cũng nhờ những chương trình khuyến mãi hợp lý của DiMuaDi, CTV bán hàng của ứng dụng đã thu hút được khách hàng tạo ra doanh thu hiệu quả. Chẳng hạn như chỉ trong 7 ngày chạy chương trình sinh nhật, Publisher Nguyễn Hoàng Ph**** kiếm được 287.000.000đ doanh thu, Publisher Trương Minh Đ*** kiếm được 249.000.000đ doanh thu. 


Khám phá ngay các chương trình hấp dẫn của DiMuaDi tại đây!