Sáng tạo nghệ thuật là một công việc yêu cầu nhiều kỹ năng, đặc biệt là với vị trí Giám đốc Nghệ thuật (Art Director). Trong ngành công nghiệp sáng tạo, Art Director đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung đến người tiêu dùng, khách hàng hay khán giả. Cùng tìm hiểu lộ trình đi đến vị trí này qua bài viết dưới đây!


Art Director là gì?


Art Director chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các thiết kế từ quảng cáo, tạp chí, ấn phẩm cho đến chương trình truyền hình, bao bì sản phẩm. Cụ thể, một Art Director "thực thụ" sẽ thực hiện một số đầu việc như:



Marco Cvijetic, Art Director tại IKEA chia sẻ: "Trọng tâm công việc của tôi tại IKEA là mảng sản phẩm ảnh và phim. Tôi sẽ làm việc cùng với đội ngũ nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ 3D, nhà thiết kế nội thất,... để cùng sản xuất nội dung cho website và các kênh thông tin khác của công ty."


Khi ở vị trí Art Director, họ có thể lựa chọn trở thành một nhân viên toàn thời gian cho một doanh nghiệp , nhà xuất bản, agency,... hoặc làm việc tự do, không bị giới hạn về môi trường và thời gian làm việc.


Một Art Director cần "nắm giữ" những kỹ năng nào?


Không chỉ nắm vững những kỹ năng thiết kế, Art Director cũng cần chú trọng đến một số yếu tố như truyền cảm hứngđưa ra lời khuyên phù hợp cho nhân viên.


Trong môi trường làm việc, Art Director cần quan sát các nhân viên của mình, thấu hiểu khi nào họ cần không gian cá nhân để làm việc, khi nào cần thúc đẩy họ. Đây là yếu tố quan trọng để hoàn thành dự án tốt đẹp. Art Director cũng cần có khả năng lãnh đạo để tạo cơ hội cho nhân viên phát huy khả năng sáng tạo.


Ngoài ra, khi làm việc với các khách hàng cũng như các thành viên trong dự án, họ cần thoải mái đón nhận các phản hồi (feedback), đề cao mục tiêu hoàn thành dự án hơn là bảo vệ cái tôi của mình.


Vậy làm thế nào để trở thành một Art Director?


1. Học vấn/ Tích lũy kinh nghiệm


Nhiều Art Director có bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ về thiết kế hoặc các lĩnh vực liên quan. Điều này tùy thuộc vào sở thích và kỹ năng của mỗi người để lựa chọn theo đuổi bằng cấp về Thiết kế đồ họa, Mỹ thuật hay Nhiếp ảnh.


Art Director có thể lựa chọn lĩnh vực thiết kế, nghệ thuật phù hợp với bản thân: Thiết kế đồ họa, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, …


Tuy bằng cấp có thể giúp bạn đạt được vị trí Art Director nhanh hơn nhưng kinh nghiệm làm việc mới là yếu tố quan trọng dẫn đến cơ hội nghề nghiệp. Ông Macro chia sẻ: "Art Director là một bước tiến sau nhiều năm làm việc với tư cách một nhà thiết kế. Điều này cũng phụ thuộc vào cách nhà thiết kế làm việc và cách hoạt động của ngành công nghiệp sáng tạo."


2. Phát triển kỹ năng


Để trở thành một Art Director, họ cần nắm vững kỹ năng chuyên môn liên quan trực tiếp đến yếu tố nghệ thuật. Tùy thuộc vào mỗi ngành nghề mà Art Director cần xuất sắc về thiết kế đồ họa, phát triển nội dung đa phương tiện hay tạo hình minh họa. Những kỹ năng này có thể được phát triển khi hoạt động trong các vai trò cấp bậc thấp hơn.


Đồng thời, họ cũng cần cải thiện các kỹ năng mềm như quản lý, giao tiếp,... trong môi trường làm việc. Để đảm bảo mọi dự án được hoàn thành đúng thời hạn, đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng, các Art Director phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với tất cả mọi người tham gia dự án. Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý và lãnh đạo cũng rất quan trọng để họ có thể đáp ứng thời hạn dự án và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên trong nhóm.


3. Xây dựng portfolio


Portfolio giúp các khách hàng tương lai thấy được kỹ năng của người thiết kế. Các bí quyết giúp xây dựng portfolio hiệu quả:

- Thu hút sự chú ý của người xem bằng cách đặt dự án ấn tượng nhất ở đầu portfolio.

- Các nhà thiết kế nên tổng hợp các tác phẩm tốt nhất ở đa dạng lĩnh vực để thể hiện kỹ năng và phạm vi sáng tạo.

- Sử dụng portfolio phiên bản website để đăng tải các dự án với độ phân giải cao kèm mô tả ngắn gọn về vai trò của nhà thiết kế trong mỗi dự án.

- Trong trường hợp đã ký thỏa thuận không chia sẻ với các khách hàng, nhà thiết kế có thể chia sẻ các dự án mà họ tự khởi xướng vào portfolio.


Nhà thiết kế có thể xây dựng portfolio trên các trang web như Behance, Dribbble,...


4. Không ngừng học hỏi


Một trong những yêu cầu để trở thành Art Director là nhà thiết kế phải liên tục trau dồi kiến thức về thiết kế. Bằng cách chủ động cập nhật những xu hướng và hoạt động mới nhất trong lĩnh vực của mình, các nhà thiết kế có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp cũng như định hướng nghệ thuật của mình.


5. Xây dựng mạng lưới mối quan hệ


Khi đã có kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm, bước tiếp theo chính là phát triển các mối quan hệ trong môi trường sáng tạo. Trong quá trình tham gia các sự kiện của ngành, nhà thiết kế có thể mang theo danh thiếp để dễ dàng trao đổi thông tin liên lạc với những người tham dự khác, tạo điều kiện duy trì mối quan hệ sau này.


6. Thu hút khách hàng mới


Để thu hút khách hàng, Art Director cần phát triển một kế hoạch tiếp thị toàn diện bao gồm quảng cáo trên báo in, quảng cáo kỹ thuật số, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm,... Đồng thời, nhà thiết kế có thể tạo tài khoản trên các trang mạng xã hội như LinkedIn, Facebook,... Thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ cũng là một cách để tạo ra các cơ hội làm việc mới.


Sự khác biệt giữa Art Director và Creative Director


Nhiều người thường nhầm lẫn về hai vị trí này. Nhìn chung, Giám đốc Sáng tạo (Creative Director) sẽ chịu trách nhiệm đưa ra cái nhìn tổng thể của một dự án và Art Director sẽ hỗ trợ hiện thực hóa nó.


Công việc của một Creative Director thường bao gồm:



Theo Dribbble

Kim Ngọc / Advertising Vietnam