Thị trường Bảo hiểm Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy để đặt khách hàng làm trọng tâm. Hội nghị GAMA 2024 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp với các kỹ năng cao và sự cam kết với kết quả. Mặc dù thị trường đang có dấu hiệu suy giảm, nhưng đây cũng là cơ hội để ngành phát triển bền vững và duy trì niềm tin của khách hàng. “Theo báo cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), trong nửa đầu năm 2024, số hợp đồng bảo hiểm mới của khối nhân thọ đạt 769.336 (sản phẩm chính), giảm 22,8% so với cùng kỳ năm trước.”
Tháng 7 vừa qua, mức độ thảo luận về các công ty Bảo hiểm Nhân thọ có nhiều biến động:
- Bảo Việt Nhân Thọ duy trì vị trí top 1 tuy nhiên điểm Total Score giảm 18% so với tháng 6. Trong tháng 7, Bảo Việt Nhân Thọ tích cực truyền thông chương trình “Hành trình cam kết – Hiện thực ước mơ” và chương trình khuyến mãi "Gia tăng bảo vệ, sống khỏe an vui" đạt hơn 3.600 lượt tương tác. Cả 2 chương trình đều nằm trong chuỗi hoạt động "Trao hơn cả cam kết" hướng tới 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ và 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt.
- AIA vươn lên 2 hạng đạt vị trí top 2 với điểm Total Score tăng mạnh 216% so với tháng trước. AIA tích cực quảng cáo sản phẩm “Bảo hiểm sức khỏe Bùng Gia Lực” và triển khai series “Hội mẹ hay tính" thu hút sự quan tâm và thảo luận của cộng đồng mạng. Nổi bật là minigame - Nhìn hình đoán tính cách “Hội mẹ hay tính” đạt hơn 15.500 lượt tương tác.
- Generali nổi bật với điểm Total Score tăng mạnh 337% và vươn lên 5 hạng giữ vị trí top 3. Với chiến lược đầu tư vào trải nghiệm khách hàng, vừa qua Generali đã triển khai chương trình "Movie Day - Generali tặng bạn một ngày như ý". Trên fanpage, Generali tích cực triển khai các minigame thu hút người dùng tương tác. Đồng thời, Generali cũng tiên phong trong chiến dịch "Thử thách toàn cầu 2024" của The Human Safety Net.
Trong đó, loại hình Bảo hiểm Phi Nhân thọ có loại hình “Bảo hiểm Xe máy” vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 28,52% và loại hình Bảo hiểm Nhân thọ có loại hình “Bảo hiểm bảo vệ” chiếm tỷ lệ cao đến 42,99%.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang suy giảm mạnh, với doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ giảm 10,5% trong sáu tháng đầu năm 2024 và doanh số lĩnh vực này giảm trên 30%. Tuy nhiên, theo ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, đây là cuộc khủng hoảng niềm tin lớn nhất lịch sử nhưng cũng là cơ hội để ngành tái cấu trúc một cách thực chất. Các doanh nghiệp đang thay đổi quy trình, sản phẩm, và nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn viên, với bà Tina Nguyễn, Tổng giám đốc Manulife, nhấn mạnh rằng "chưa bao giờ thị trường thay đổi nhanh như thế, mọi thứ đều làm thực chứ không phải làm màu." Những thay đổi này được xem là cần thiết để thị trường phát triển bền vững hơn trong tương lai.