Trong Tháng 5 này, Reputa đem đến cho khách hàng Bản tin ngành F&B, cung cấp những thông tin biến động của thị trường diễn ra trong tháng 4 năm 2022, với thời gian đo lường từ ngày 1/4 đến ngày 30/4.


Dự báo về xu hướng tăng trưởng của F&B, Payoo cho rằng trong quý II năm nay ngành sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao nhờ vào các chính sách kích cầu của Chính phủ đã giúp ngành du lịch đã bắt đầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Ngoài ra, nhiều tỉnh thành đã thành công trong việc khống chế dịch bệnh, tâm lý người dân ổn định sau thời gian dài giãn cách nên họ đã mạnh dạn đi ăn ngoài hơn trước.

 


Trong tháng 4 vừa qua, KFC Việt Nam tiếp tục dẫn đầu Bảng xếp hạng, mặc dù lượng tương tác giảm còn 243,958 trong các chương trình khuyến mãi của thương hiệu. Các vị trí 2 và 3 vẫn là hai thương hiệu đồ uống Phúc LongThe Coffee House (Trà cà phê VN). Gong ChaKOI Café lần lượt tăng 7 hạng và 5 hạng, trong khi đó, công ty Việt Thái Quốc tế (Highlands Coffee) ghi nhận giảm 2 hạng so với tháng 3 vừa qua.




Trà sữa trân châu dẫn đầu Danh sách các loại đồ uống nhận nhiều lượt thảo luận nhất trên Mạng xã hội, chiếm gần 56% thảo luận của người dùng. Kế đến là Sữa tươi trân châu (chiếm 12.62%), các loại Café (chiếm gần 11.97%),... Song song đó, tại Danh sách các loại thức ăn được thảo luận nhiều nhất trên Mạng xã hội, Bánh tráng ghi nhận đứng vị trí đầu, chiếm 18.12% trên tổng thảo luận của người dùng. Vị trí thứ hai và thứ ba lần lượt là Lẩu (bò, thái,...) (16.87%) và Gà rán (16.51%).



Trên Mạng xã hội, “Không gian quán” và “Hỏi đáp thông tin” là các nội dung nhận được nhiều quan tâm nhất của nhóm Khách hàng, ghi nhận lần lượt 40.33% và 32.88% nội dung thảo luận, chiếm phần lớn nội dung thảo luận của người dùng về ngành. Tại nhóm hành vi chính của nhóm Doanh nghiệp, “Giá cả” và “Hoạt động kinh doanh” đang là hai nội dung được đề cập nhiều nhất, chiếm lần lượt gần 29.48% và 25.13% nội dung thảo luận.



Tại các trang báo điện tử uy tín như Báo Tổ Quốc, Báo Công Thương, VnExpress, Dân Trí,... nội dung thảo luận về ngành F&B trong tháng 4 vừa qua chủ yếu đề cập đến tác động của việc chuyển đổi số đến sự phát triển của ngành F&B và tình hình kinh doanh, các chương trình ưu đãi của các doanh nghiệp trong thị trường.



Ngày nay, việc duy trì và lan tỏa hình ảnh thương hiệu đã trở thành hoạt động quan trọng của doanh nghiệp F&B nói riêng và các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành nói chung. Đặc biệt, xu hướng giao dịch trên nền tảng trực tuyến của các ngành hàng F&B đang hướng đến đối tượng chính là những người trẻ tuổi, do đó, việc sử dụng hình thức truyền thông thông qua KOLs và Influencers sẽ mang đến hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu. Các KOLs nổi bật trong tháng 4 vừa qua dựa theo điểm Active Rate Score - chỉ số active trên các kênh Mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok) có thể kể đến như: Ninh Tito, Babykopo Home, Khoai Lang Thang, Ăn sập Sài Gòn,...



Theo chỉ số điểm tính trên phương diện Relevance Score - Chỉ số đăng bài có nội dung đúng Ngành hàng/Chủ đề trong tháng, các KOLs nổi bật có thể kể đến Địa điểm ăn uống, Ninh Tito, Vũ Dino, Esheep Kitchen,...



Năm 2022 được kỳ vọng sẽ là năm phục hồi và có nhiều bùng nổ mới của ngành F&B. VNDirect cho rằng, ngành thực phẩm đồ uống sẽ phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022, từ 10-12% so với cùng kỳ, với động lực chính đến từ việc mở lại các dịch vụ ăn tại chỗ và sự phục hồi của cầu tiêu dùng nội địa.


Tải xuống bản tin đầy đủ tại đây