Một số ngân hàng cổ phần tại Việt Nam đang tăng tốc mở rộng mạng lưới sang khu vực nông thôn và đô thị loại 2, nhằm thu hẹp khoảng trống thị trường và tăng trưởng số lượng khách hàng. HDBank và LPBank là hai ví dụ điển hình cho việc thành công phát triển tệp khách hàng nông nghiệp, nông thôn thông qua các chiến lược như: phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp, ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh marketing trực tiếp và chăm sóc khách hàng. Agribank, với vai trò "đầu tàu" truyền thống, vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực này.



Tháng 8 vừa qua, Top 3 Ngân hàng Thương mại độ phổ biến trên Mạng Xã Hội có nhiều thay đổi mới:

  • Ngân Hàng TMCP Quân Đội (MBBank) tiếp tục giữ vị trí top 1 với điểm Total Score tăng 6% so với tháng trước. Thời gian vừa qua, MBBank nổi bật với thông tin là chủ nợ lớn nhất của Novaland. Bên cạnh đó, MBBank tích cực truyền thông các sản phẩm đi kèm các chương trình ưu đãi dành cho mọi phân khúc khách hàng. Nổi bật trong tháng MBBank đạt 7 GIẢI THƯỞNG DANH GIÁ NHẤT tại Hội nghị thường niên của Tổ chức thẻ Quốc tế JCB ở Việt Nam. 
  • Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) dù duy trì thứ hạng 2 nhưng điểm Total Score giảm 9% so với tháng 7. Vietcombank gây ấn tượng với sự kiện lớn "VCB Digibank - Chọn giao diện, bật phong cách". Minigame “TINH MẮT CHỌN NHANH - NHẬN NGAY QUÀ TẶNG” được Vietcombank tổ chức cũng thu hút hơn 10.400 lượt tương tác. Tuy nhiên, sự việc rút nội dung “Thông qua phương phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ” khỏi chương trình họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 đã phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của Vietcombank trên mạng xã hội.
  • Là một trong những Ngân hàng nắm giữ tệp khách hàng nông nghiệp lớn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) giữ vị trí top 3 với điểm Total Score tăng 33% so với tháng trước. Agribank liên tục thực hiện các chương trình hỗ trợ tệp khách hàng nông nghiệp, nông thôn với các sự kiện nổi bật như: đồng hành hỗ trợ phát triển đặc sản “khô cá bổi” ở tỉnh Cà Mau; chương trình “Nghĩa tình Dân vận” ở tỉnh An Giang; hướng dẫn khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt ở tỉnh Vĩnh Long….



Sau thời kỳ khủng hoảng về bài toán bảo mật thông tin và các phản ánh chăm sóc khách hàng thiếu chuyên nghiệp, trong tháng 8, các ngân hàng nhận được phản hồi tích cực về “Bảo mật tốt” “Nhân viên chuyên nghiệp”. Cho thấy chiến lược tập trung vào bảo mật công nghệ và hướng đến người dùng đang có dấu hiệu tốt.



Tăng trưởng tín dụng đang phục hồi tích cực, nhưng nợ xấu cũng tăng theo, tạo áp lực lên ngành ngân hàng. Tuy nhiên, với thanh khoản tốt và nền kinh tế phục hồi, áp lực nợ xấu được đánh giá là chưa quá đáng ngại. Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ có biện pháp kiểm soát nợ xấu và đảm bảo an toàn hệ thống. Theo Giám đốc Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Yuanta Việt Nam: “Nhiều người lo lắng vấn đề nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Đúng là tỷ lệ nợ xấu nội bảng tại thời điểm cuối quý II/2024 là 5%, nếu bao gồm nợ tiềm ẩn có khả năng thành nợ xấu, nợ xấu bán cho VAMC... thì con số tỷ lệ nợ xấu khoảng 6,9%. Tuy nhiên, với thanh khoản hiện tại của hệ thống, nền kinh tế trong nước dần phục hồi, thì áp lực nợ xấu vẫn chưa quá đáng ngại”.