Năm 2024, ngành Bán lẻ Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2023. Năm 2024 cũng chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ trong ngành Bán lẻ, với sự trỗi dậy của các mô hình bán hàng đa kênh và ứng dụng công nghệ số.


1. Điện máy xanh tiếp tục dẫn đầu BXH Cửa hàng Điện tử, điện lạnh, viễn thông phổ biến trên MXH năm 2024

Năm 2024, Điện máy Xanh tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu BXH với Total score 33,7 (tăng 20,1% so với 2023). Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả kinh doanh tích cực, Điện máy Xanh đã đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu lẫn sự hài lòng của khách hàng. Theo báo cáo kinh doanh của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động, Điện máy Xanh đã đóng góp 59.500 tỷ đồng (chiếm 30,6% tổng doanh thu của công ty). Một năm qua, Điện máy Xanh duy trì thứ hạng trong top 1 với lượng thảo luận lớn nhờ vào các chương trình giảm giá, minigame và các sự kiện livestream. Điển hình như minigame “Đoán hay - Rinh quà ngay” đạt hơn 6.560 lượt tương tác vào tháng 12, sự kiện livestream kết hợp với SUNHOUSE “Uống nước khỏe chọn UltraX” đạt hơn 9.150 lượt tương tác vào tháng 10… Với Total score tăng 21,4% so với năm trước, Thế Giới Di Động đã vươn lên vị trí top 2 trong năm 2024. Dù gây chú ý với sự kiện cắt giảm số lượng lớn nhân sự trong năm, thương hiệu này vẫn tích cực đầu tư vào các chuỗi bài truyền thông trên MXH, đặc biệt là chương trình “Đón mùa yêu - Săn deal ngọt ngào” đạt hơn 2.800 lượt tương tác, hay sự kiện livestream “Đại tiệc Xiaomi: Săn deal khủng, quà siêu to” kết hợp với khách mời Neko Lê thu hút gần 3.000 lượt tương tác.

Trong Bảng xếp hạng Chuỗi Nhà thuốc - Mẹ Bé, Nhà thuốc Long Châu của FPT Retail vẫn tiếp tục duy trì vị trí top 1. Nhằm chào đón năm mới 2025, Nhà thuốc Long Châu đã mở rộng mạng lưới lên đến 2.025 nhà thuốc, trải rộng từ thành thị đến các vùng nông thôn ở khắp cả nước. Trong 2024, thương hiệu này đã tích cực đăng tải nhiều bài đăng khuyến mãi, cùng nhiều hoạt động truyền thông nổi bật như minigame “Mừng ngày của cha - Tặng quà thế hệ mới” thu hút hơn 3.370 lượt tương tác, hay chương trình tri ân ưu đãi “Anh trai mãi đỉnh - Khỏe và Chất” thu hút gần 4.600 lượt tương tác.



Trong Bảng xếp hạng Cửa hàng Thời trang, An Phước là thương hiệu dẫn đầu Bảng xếp hạng năm 2024 với Total Score 20,7, tăng 5 hạng so với 2023. Shein xếp thứ 2 với Total score 18,9, tăng 6 hạng so với năm trước. Ngược lại, 2 thương hiệu dẫn đầu bảng xếp năm 2023 là Charles & Keith Elise đồng loạt tụt 3 hạng ở năm nay. 

Tại Bảng xếp hạng Cửa hàng Làm đẹp và Mỹ phẩm, Mặt hoa da phấn tăng 3 hạng so với năm trước với Total Score 2,86. Innisfree Hasaki xếp vị trí thứ 2 và 3 với Total score lần lượt là 2,792,09.



2. Lượng thảo luận tập trung chủ yếu tại 2 khu vực lớn - Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Năm 2024, ngành Bán lẻ trên mạng xã hội Việt Nam chứng kiến sự biến động về lượng thảo luận theo từng tháng, đạt đỉnh điểm vào tháng 5 và giảm dần sau đó. Nhóm tuổi 25-34 và 35-44 chiếm phần lớn lượng thảo luận, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ và người tiêu dùng có thu nhập ổn định. Hà Nội và TP.HCM là hai khu vực có lượng thảo luận cao nhất, phản ánh quy mô thị trường lớn và mức độ tập trung của các hoạt động bán lẻ tại đây.



3. “Thiết bị điện lạnh” là mặt hàng được đề cập nhiều nhất trong Bảng xếp hạng Ngành Điện tử, điện lạnh, viễn thông năm 2024

Trong ngành Điện tử, điện lạnh, viễn thông, Thiết bị điện lạnh Phụ kiện điện thoại/laptop được thảo luận nhiều nhất. Ngành Thời trang chứng kiến sự ưa chuộng áo/đầm, phụ kiện và túi ví. Đối với ngành Làm đẹp & Mỹ phẩm, Sản phẩm chăm sóc cơ thểChăm sóc tóc là những mặt hàng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. 



Năm 2024, ngành Bán lẻ Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo các chuyên gia, tiêu dùng nội địa đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, và tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng là động lực thúc đẩy ngành bán lẻ phát triển. Tuy nhiên, doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang gặp khó khăn khi cạnh tranh với doanh nghiệp FDI, vốn có lợi thế về quy mô và chuỗi liên kết toàn cầu. Các chuyên gia đề xuất chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, tạo sân chơi bình đẳng và khuyến khích liên doanh để cùng phát triển. Đồng thời, doanh nghiệp nội địa cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung vào thị trường ngách, xây dựng đa kênh bán hàng và chú trọng trải nghiệm khách hàng để tồn tại và phát triển.