Năm 2024 đánh dấu một năm thành công của ngành ngân hàng Việt Nam với nhiều chuyển biến quan trọng dù bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động. Nhờ các chính sách điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lạm phát được kiểm soát ở mức 3,69%, lãi suất cho vay giảm, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Quốc hội đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi, tạo nền tảng pháp lý vững chắc, trong khi các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính. Chuyển đổi số tiếp tục là xu hướng chủ đạo với hơn 95% giao dịch thực hiện trên kênh số, công nghệ sinh trắc học được áp dụng rộng rãi nhằm tăng cường bảo mật. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng còn khẳng định vị thế quốc tế khi Thống đốc NHNN giữ chức Chủ tịch Hội đồng tư vấn châu Á (ACC) và Việt Nam đăng cai hội nghị tài chính ASEAN. Các ngân hàng cũng chú trọng đến phát triển bền vững với nhiều hoạt động tài chính xanh, đồng thời tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, góp phần củng cố niềm tin của công chúng.
Nhìn chung, ngành ngân hàng Việt Nam năm 2024 không chỉ đạt được sự ổn định và tăng trưởng mà còn ghi dấu ấn trong khu vực, sẵn sàng cho những bước tiến xa hơn trong tương lai.
1. MB Bank duy trì phong độ dẫn đầu bảng xếp hạng liên tiếp 2 năm liền với điểm Total Socre bỏ xa đối thủ
MB Bank duy trì vị trí Top 1 với bảng xếp hạng Ngân hàng Thương mại trong nước phổ biến trên Mạng Xã Hội năm 2024 với Total Score tăng 23% so với năm trước. MBBank xây dựng chiến lược truyền thông mạnh mẽ với bốn trụ cột chính: chuyển đổi số, giải thưởng & uy tín, trách nhiệm xã hội, hợp tác với người nổi tiếng. Ngân hàng tận dụng sự kiện, chiến dịch online, và các giải thưởng lớn để duy trì vị thế top đầu trên truyền thông, đồng thời khéo léo kết hợp hoạt động CSR để gia tăng hình ảnh tích cực. Ngân hàng đẩy mạnh truyền thông về xác thực sinh trắc học, tích hợp dịch vụ QR động với bệnh viện, và phát triển các sản phẩm số tiên tiến. Đồng thời, MBBank liên tục được vinh danh với các giải thưởng lớn như IR Awards 2024, Sao Khuê 2024, cùng 7 giải thưởng danh giá từ JCB, giúp củng cố uy tín thương hiệu. Ngân hàng cũng tích cực tham gia hoạt động xã hội với các chiến dịch như "Mái ấm cho đồng bào tôi", hỗ trợ người dân bị thiên tai. Đặc biệt, MB Bank hợp tác cùng Sơn Tùng M-TP tổ chức sự kiện SKYMEET và truyền thông mạnh về Thẻ Be The Sky, tạo hiệu ứng lan tỏa với hàng chục nghìn lượt tương tác. Bên cạnh đó, ngân hàng duy trì độ phủ sóng qua các chương trình ưu đãi, minigame và chiến dịch như "MỞ QR MB, RƯỚC LỘC VỀ NHÀ", thu hút sự quan tâm của khách hàng. Nhìn chung, MB Bank kết hợp hài hòa giữa công nghệ, giải thưởng, CSR và marketing sáng tạo để duy trì sức hút truyền thông mạnh mẽ trong năm 2024.
Theo sát là Vietcombank giữ vững vị trí top 2 với Total Score tăng 17% so với năm 2023. Vietcombank kết hợp chuyển đổi số, CSR và minigame marketing để duy trì tương tác khách hàng. Dù có một số sự cố ảnh hưởng đến thương hiệu, ngân hàng vẫn xử lý nhanh chóng và tiếp tục củng cố hình ảnh qua các chiến dịch hỗ trợ cộng đồng và trải nghiệm khách hàng số. Ngân hàng ra mắt VCB Digibank, hợp nhất Internet Banking và Mobile Banking, đồng thời tiên phong khai thác dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an và kết nối VNeID để tối ưu trải nghiệm khách hàng. Về trách nhiệm xã hội, Vietcombank hỗ trợ đồng bào vùng lũ với hơn 10 tỷ đồng, đồng thời trao gần 6 tỷ đồng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. Các minigame như “TÌM KẸO HAY BỊ GHẸO?” (12.600 lượt tương tác), “NGHE VÈ ĐOÁN THẺ - RINH NGAY QUÀ HỜI” (12.000 lượt), “THẮP NẾN SINH NHẬT - XÍ NGAY QUÀ CHẤT” (17.430 lượt) giúp ngân hàng duy trì sức hút thương hiệu. Dù đối mặt với một số sự cố như khách hàng mất 11,9 tỷ đồng hay lỗi hệ thống, Vietcombank đã phản hồi nhanh chóng, bảo vệ uy tín thương hiệu. Nhìn chung, ngân hàng kết hợp hiệu quả giữa công nghệ, trách nhiệm xã hội và truyền thông sáng tạo, giữ vững vị thế hàng đầu trong ngành.
2. “Thẻ ghi nợ” chiếm hơn 70 lượng thảo luận về các loại thẻ Ngân hàng trên mạng xã hội
Đối với tỷ trọng thảo luận về các loại thẻ Ngân hàng trên mạng xã hội, “Thẻ ghi nợ” chiếm 73,3% tổng thảo luận. Năm 2024, thẻ ghi nợ tiếp tục trở thành công cụ thanh toán phổ biến nhờ vào tính bảo mật cao với công nghệ như chip EMV và xác thực hai yếu tố, giúp người dùng yên tâm hơn trong việc bảo vệ thông tin tài chính. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên thẻ ghi nợ để quản lý chi tiêu hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Thẻ ghi nợ không chỉ được chấp nhận rộng rãi tại các cửa hàng, nhà hàng và trực tuyến, mà còn được hỗ trợ các chương trình ưu đãi như hoàn tiền, giảm giá, tích điểm, thúc đẩy người dùng sử dụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc thanh toán nhanh chóng qua QR code hay NFC (chạm để thanh toán) càng làm tăng sức hấp dẫn của thẻ ghi nợ, đặc biệt với giới trẻ và người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu thận trọng hơn trong năm nay.
3. Nhu cầu “Hỏi đáp” tìm hiểu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thảo luận về chủ đề “Gói vay”
Năm 2024, tín dụng ngân hàng tăng trưởng 15,08%, phản ánh sự phục hồi kinh tế và ổn định của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh toàn cầu. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ lãi suất ổn định, đồng thời giảm lãi suất cho vay và huy động. Tín dụng tập trung vào sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. NHNN cũng triển khai các gói tín dụng đặc thù cho nhà ở xã hội, lâm, thủy sản. Bên cạnh đó, chương trình chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phát triển. Năm 2025, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%, tiếp tục kiểm soát lạm phát và hỗ trợ nền kinh tế. Trong đó nhu cầu vay và thắc mắc các gói dịch vụ cùng các quyền lợi của người dùng tăng mạnh trong năm 2024. Thảo luận “Hỏi đáp” về Gói vay chiểm tỷ lệ
Năm 2025, dự báo thị trường ngân hàng sẽ có nhiều sự phân hóa, đặc biệt trong lãi suất huy động và cho vay. Mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng nhẹ, chịu sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngân hàng. Các ngân hàng quốc doanh có thể duy trì mức lãi suất ổn định để hỗ trợ nền kinh tế, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có thể gia tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn phục vụ tăng trưởng tín dụng. Lãi suất cho vay dự báo sẽ duy trì ở mức thấp, nhưng cũng có sự phân hóa giữa các ngành, với các ngành ưu tiên như nông nghiệp hay xuất khẩu có thể tiếp tục được hưởng lãi suất ưu đãi, trong khi các ngành có rủi ro cao như bất động sản có thể chứng kiến lãi suất cho vay tăng. Bối cảnh toàn cầu sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến lãi suất trong nước, khi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng, trong khi tình hình lạm phát và biến động tỷ giá có thể tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng. Cùng với đó, xu hướng phát triển công nghệ ngân hàng, đặc biệt là trong thanh toán không dùng tiền mặt và cải tiến chất lượng dịch vụ ngân hàng, sẽ là yếu tố quan trọng thu hút tiền gửi và hỗ trợ cho hoạt động tín dụng. Các ngân hàng cũng sẽ cần chú trọng vào việc ổn định thị trường ngoại hối, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, để đảm bảo sự ổn định và tuân thủ quy định pháp luật.