Báo cáo Người tiêu dùng số, The Connected Consumer, là nghiên cứu hàng quý được thực hiện bởi Decision Lab và Mobile Marketing Association Vietnam (MMA). Báo cáo này tập trung vào thói quen trực tuyến của người tiêu dùng, bao gồm việc sử dụng mạng xã hội, giải trí (âm nhạc, phim ảnh, và video trực tuyến) cũng như mua sắm trực tuyến.


Các nền tảng mạng xã hội phổ biến duy trì tỷ lệ người dùng 


Trong quý I 2023, Facebook, Zalo và YouTube vẫn là các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam. Tỷ lệ sử dụng của họ không quá nhiều thay đổi so với quý trước. Facebook vẫn là nền tảng số một tại Việt Nam về mức độ sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ người dùng xem nó là ứng dụng phải có giảm 3% so với quý IV 2022, đặc biệt đối với Gen X và Z.



Tỷ lệ người sử dụng Instagram, Twitter, và LinkedIn cũng giảm nhẹ. Mức độ sử dụng của Gen X và Y đối với Instagram giảm đi đáng kể, trong khi thế hệ trẻ hơn vẫn yêu thích nền tảng này.



Chiến trường short video trong quý I 2023


Short video thật sự là một chiến trường trong Quý 1 2023. Reels và Short đã "chiến đấu" để giữ người dùng với các tính năng và cập nhật mới. Instagram cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh với tư cách là một nền tảng dành cho các video ngắn.


Slide5

Tỷ lệ sử dụng của TikTok giảm hai quý liên tiếp. Mức độ yêu thích dành cho Facebook Reels tăng 1%. Đặc biệt với Gen X và Y, mức độ yêu thích của họ với Reels tăng 2%. TikTok đã giành lại được sự yêu thích của mình với Gen Z sau 2 quý sụt giảm.


Slide6


TikTok cũng giành lại sự yêu thích của Gen Z với tư cách là nền tảng video giải trí. Tuy nhiên, YouTube vẫn dẫn đầu trong hạng mục này và không có dấu hiệu dừng lại. Tỷ lệ thâm nhập của nó vẫn ở mức 93% so với quý trước, trong khi TikTok và Facebook giảm trong quý 1 năm 2023.


Người dùng Việt đắm chìm với Shoppertainment


Quý I 2023 khá ảm đạm với lĩnh vực thương mại điện tử khi các ông lớn trong ngành đều sụt giảm về tỷ lệ người dùng. Mức độ sử dụng (penetration rates) của Shopee và Lazada giảm lần lượt 2% và 3%. Mức độ yêu thích của Shopee cũng giảm 5% đối với cả hai thế hệ Y và Z. 



Ngược lại với chiều hướng đi xuống của ngành, TikTok Shop vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tỷ lệ sử dụng của nền tảng này vẫn đều đặn tăng 5% hàng quý kể từ khi ra mắt tại Việt Nam. Mức độ yêu thích dành cho TikTok Shop cũng ngày được gia tăng, đặc biệt ở Gen Z.



Sự tăng trưởng này là minh chứng cho thành công trong cách mà TikTok gia nhập thị trường thương mại điện tử. Đồng thời, nó cũng cho thấy xu hướng mới đã và đang lan rộng trong ngành này - Shoppertainment. 


Shoppertainment là khái niệm kết hợp giữa mua sắm (shopping) và giải trí (entertainment). Người bán sử dụng live stream, trình diễn sản phẩm, hoặc những nội dung thú vị để thu hút sự chú ý của người mua. Điều này tăng sự tương tác trong trải nghiệm mua hàng.


Shoppertainment tạo ra sự gắn kết giữa người tiêu dùng và thương hiệu. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng. Các thương hiệu có thể hiểu được sở thích của khách hàng và thu hút họ bằng nội dung hấp dẫn thông qua live stream bán hàng. Khách hàng cũng có thể tương tác với nhau trong khi mua sắm, làm cho họ dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn.


Tải báo cáo Connected Consumer quý I 2023 miễn phí.


Bình luận về báo cáo Connected Consumer Q1 2023, Thue Quist Thomasen, CEO of Decision Lab, chia sẻ:


“Chúng tôi tự hào giới thiệu báo cáo Connected Consumer quý I 2023. Shoppertainment là “từ khoá” phát triển của quý này. Với sự nổi lên của TikTok Shop, ranh giới giữa mua sắm và giải trí ngày càng trở nên mờ nhạt. Người tiêu dùng Việt Nam đang tìm kiếm các trải nghiệm mua sắm thú vị và tương tác hơn. Đây là cơ hội lớn để các thương hiệu tiếp cận và tương tác với khách hàng trên các nền tảng nơi họ có thể cộng tác với những influencer và live-streamer để tạo ra trải nghiệm mua sắm số thú vị và chân thực.


Với báo cáo Connected Consumer, chúng tôi mong muốn cung cấp góc nhìn tổng quát và cập nhật các xu hướng tiêu dùng số mới nhất của Việt. Chúng tôi tin rằng báo cáo này sẽ đóng vai trò là một kim chỉ nam cho các nhà marketer và doanh nghiệp trong việc định hướng bối cảnh tiêu dùng kỹ thuật số phức tạp và thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam.”