Dưới tác động của chuyển đổi số, người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng thích ứng tốt với công nghệ và các thiết bị điện tử. Đến cuối năm 2020, lần đầu tiên số lượng người dùng Internet các khu vực ngoài đô thị (ven đô và nông thôn) lên đến 91%, vượt qua TV cả về mức độ thâm nhập và thời gian sử dụng. 


Báo cáo về thị trường tiếp thị số nông thôn (Beyond Metros & New Growth Path) do bà Nguyễn Giáng Xuân – Giám đốc Truyền thông và Kinh doanh Toàn cầu hoá Facebook Việt Nam cùng với ông Nghĩa Nguyễn – đại diện GroupM Việt Nam trình bày tại buổi hội nghị ngày thứ 2, 8/10 đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho cộng đồng người làm truyền thông tại Việt Nam. 


Báo cáo do Vietnam Touchpoint thực hiện cuộc khảo sát tổng hợp và độc quyền của GroupM Việt Nam nhằm khám phá cách người tiêu dùng tương tác với các phương tiện truyền thông; điều này cho phép các nhà tiếp thị nhận ra sự khác biệt giữa người tiêu dùng hiện tại và người tiêu dùng tiềm năng để lập chiến lược tiếp cận tốt hơn cho thương hiệu của mình. Dự án này bao gồm các khu vực thành thị và nông thôn của 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện Việt Nam trên toàn quốc, chiếm hơn 60% dân số cả nước.

Ông Nghĩa Nguyễn – đại diện GroupM Việt Nam trình bày tại buổi hội nghị ngày thứ 2, 8/10


Khu vực thành thị được đề cập trong bản báo cáo bao gồm 6 thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng. 


Báo cáo chỉ ra tác động đáng kinh ngạc của thiết bị di động và công nghệ đến nhóm người dùng này, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 tác động đến hành vi mua sắm và tiêu thụ thông tin.


Toàn cảnh nền kinh tế khu vực ngoài đô thị trước và sau đại dịch Covid-19


Ông Nghĩa Nguyễn – Head of Knowledge, GroupM Vietnam chia sẻ tại hội nghị: “Thu nhập bình quân tại vùng nông thôn có xu hướng tăng và tỷ lệ hộ nghèo giảm, cụ thể năm 2012 tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tại khu vực nông thôn là 1.3%, đến năm 2020 là 2,8 % tăng bình quân 11%. Dự đoán đến năm 2030, con số này tăng mạnh đến 4.3 %. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm dần. Năm 2016 là 11,8 %, giảm còn 8% đến năm 2019.


Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh kéo theo nhu cầu mua sắm các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có xu hướng tăng theo. Số liệu này tại các khu vực nông thôn đang gần bằng với khu vực thành thị. Từ năm 2016 – 2020, CAGR tăng từ 1,264,000 triệu/tháng (2016) lên đến 1425,000 VNĐ/tháng (2020); dự báo còn tăng mạnh vào năm 2025 (1.503.000 VNĐ/tháng)


Mất việc làm & thu nhập hộ gia đình do dịch bệnh Covid tăng đột biến từ tháng 5/2021. Nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều người may mắn sống sót khỏi dịch bệnh nhưng lại đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao. 450.000 việc làm thêm vào năm 2019; 630.000 việc làm bị mất trong năm 2020 và 181.000 việc làm bị mất trong quý 1 năm 2021

Ngành Du lịch, khách sạn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và người lao động bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh Covid. Thu nhập mỗi hộ gia đình giảm 12% vào năm 2020. Nhiều người mất việc làm trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và sản xuất. Việt Nam có tỷ lệ lực lượng lớn lao động nhập cư trở về các tỉnh vào dịp tết, và khi mọi thứ trở nên khó khăn. Tỷ lệ tiết kiệm tiền trong các hộ gia đình giảm đi đáng kể. Tuy nhiên báo cáo cũng dự đoán con số này sẽ được phục hồi từ quý 4 – 2021 đến quý 4 – 2022.


Xu hướng mua sắm online; sử dụng mạng xã hội tăng vọt 


Đại dịch Covid 19 đã làm thay đổi cục diện, hành vi tiêu dùng và nhận thức của người dân trong thời gian giãn cách. Xu hướng mua sắm online, sử dụng mạng xã hội, tập trung hình thành các thói quen, lối sống lành mạnh đã tăng vọt trong thời gian này. 

Bảng số liệu cho thấy con người khi buộc lòng phải ở nhà đã tạo dựng lề thói mới như: Ăn uống “sạch”, đọc sách, học tập phát triển bản thân, kết nối trực tuyến, làm việc tại nhà… 


Báo cáo cũng chỉ ra rất nhiều hành vi sử dụng tiền một cách hiệu quả và thông minh hơn của người dùng khu vực nông thôn như: 78% người dùng sẽ chỉ tin dùng các thương hiệu quen biết, thay vì thử các sản phẩm mới; hay 74% sẽ lập danh sách mua sắm trước khi mua đồ. Số lượng người mua sắm trực tuyến tăng gấp 2 lần từ năm 2018 trong thời gian giãn cách, các siêu thị mini tăng doanh thu gấp 10 lần từ 3% vào năm 2018. 


Khám phá cơ hội, tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp


Được thúc đẩy bởi dân số trẻ và tầng lớp trung lưu gia tăng, Việt Nam đã có sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Sự thâm nhập của Internet đang lan rộng ra ngoài các trung tâm đô thị và việc sử dụng điện thoại thông minh đang dần trở nên phổ biến. Gần 2/3 dân số sống ở các tỉnh thứ cấp, nông thôn là nguồn tăng trưởng tiếp theo. 


91% dân số nông thôn được sử dụng Internet. Hầu hết những người sử dụng Internet trong độ tuổi từ 15 đến 34, chủ yếu truy cập internet bằng điện thoại di động. 5 nền tảng mạng xã hội được người dùng Việt Nam ở nông thôn truy cập nhiều nhất theo thứ tự có thể kể đến như: Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok và Instagram. Họ truy cập vào các trang mạng xã hội để xem tin tức tức bạn bè (chiếm 69%); mua sắm trên livestream (35%)… Với hành vi đọc tin báo trực tuyến, site baomoi.com dường như được người dùng tại nông thôn ưa chuộng khi tìm kiếm tin tức (chiếm 47%); trong khi đó VNExpress ghi nhận 27% và Dân trí theo sau với 26%.


Do đó, điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các thương hiệu là phải nắm bắt được bức tranh toàn cảnh và nhận ra những xu hướng cập nhật nhất ở nông thôn Việt Nam.

Bà Nguyễn Giáng Xuân – Giám đốc Truyền thông và Kinh doanh Toàn cầu hoá Facebook Việt Nam chia sẻ tại sự kiện.


Nestle và câu chuyện tận dụng thị trường nông thôn tăng trưởng nóng với chiến dịch thành công


Đến cuối năm 2020, số lượng người dùng Internet ở các khu vực ngoài đô thị đạt 91% và lần đầu tiên vượt qua TV cả về mức độ thâm nhập và thời gian sử dụng. Điều đặc biệt thú vị có lẽ là sự nhảy vọt của người tiêu dùng sang thiết bị di động. Nhiều thương hiệu đã nắm bắt thông tin này và hành động, điển hình là câu chuyện thành công mang tên: Maggi Rural 


Maggi đã thực hiện một nghiên cứu trên nhiều phương tiện truyền thông với Kantar để đánh giá hiệu quả của kênh trong chiến dịch kỷ niệm 85 năm của họ nhằm thúc đẩy sự cân nhắc về thương hiệu và ý định mua hàng ở Nông thôn Việt Nam. Họ lập kế hoạch riêng cho đối tượng khách hàng tại khu vực thành thị và nông thôn, sau đó tăng tần suất phủ thương hiệu từ 5.6x/tháng lên 8x/tháng. Maggi đầu tư các nội dung sáng tạo đến đối tượng người dùng sinh sống tại khu vực nông thôn. 35% ngân sách được phân bổ cho các nội dung độc lập, gắn với thương hiệu để chuyển biến thành các lượt đăng ký tiềm năng qua tin nhắn. 


Thương mại điện tử: Chuyển mình và thâm nhập nhanh chóng tại khu vực nông thôn


Vén màn cục diện thay đổi nhanh chóng trong vòng 3 năm từ 2018 đến 2020. Trên 50% người từ 15 đến 34 tuổi lựa chọn mua sắm trực tuyến. Trong đó các siêu thị nhỏ tăng mạnh về số lượng từ 3% (năm 2018) đến 18% vào năm 2020. Trung bình một lần mua sắm của người dân vùng nông thôn là 133.000 VNĐ, con số tương đương với dân cư khu vực thành thị. Hiểu được nhu cầu đó, Bách Hoá Xanh đang len lỏi đến từng khu vực nhỏ, và đang trở thành doanh nghiệp bán lẻ tiếp cận được số lượng khách hàng tại nông thôn cao. 


Facebook, Shopee, Lazada là 3 nền tảng mua sắm trực tuyến cao nhất của người dùng. 52% người dùng bình chọn Facebook là điểm đến mua sắm thân thiết với các shop hàng nhỏ lẻ, không chỉ là nền tảng được sử dụng nhiều, Facebook cũng lọt top là nền tảng mua sắm được yêu thích nhất.


Ví điện tử được cho là phương thức thanh toán tiềm năng nhất để tăng tốc tại Việt Nam và đặc biệt là trong thế hệ trẻ. Dự đoán Ví di động sẽ đạt 55% lượng người sử dụng, chiếm 57 triệu tổng dân số trong 3-5 năm tới. Lượng giao dịch dự kiến tăng gấp 7 lần và mức tăng giá trị giao dịch dự kiến gấp 3 lần. 


Đây cũng là cơ hội lớn để thu hút người dùng dịch vụ thanh toán không tiền mặt do thay đổi hành vi khi dịch Covid ập đến. Biểu đồ dưới đây cho thấy mức độ đồng ý sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippin và Mỹ.


Báo cáo cũng chỉ ra chúng ta phải chuyển sang kỷ nguyên sản phẩm tìm người. 70% người mua hàng Việt Nam không biết họ muốn mua gì khi đi mua sắm. Hãy trở thành nguồn cảm hứng trực tuyến cho người tiêu dùng để không ngừng tạo ra nhu cầu. Tận dụng video, những người có ảnh hưởng để nổi bật và truyền cảm hứng cho việc mở rộng mua hàng.


Báo cáo về thị trường tiếp thị số nông thôn tại MMA Impact Vietnam2021 đã thu hút sự quan tâm đông đảo của không chỉ nguời làm truyền thông, thương hiệu mà còn đem đến những góc nhìn mới mẻ, cơ hội sáng tạo tại thị trường ít được khai phá: các khu vực nông thôn. 

Để xem lại livestream sự kiện, truy cập fanpage MMA Vietnam tại link.


Download báo cáo tại link: https://www.mmaglobal.com/documents/beyond-metros-new-growth-path 

-----

Thông tin về MMA:

MMA là hiệp hội tiếp thị di động thương mại phi lợi nhuận hàng đầu thế giới, bao gồm hơn 800 công ty thành viên, đến từ gần 50 quốc gia. Các thành viên của MMA tại Việt Nam đến từ mọi mảng trong hệ sinh thái tiếp thị di động, bao gồm brands marketer, agency, nền tảng công nghệ, công ty truyền thông… với các tên tuổi như Facebook, Google, GroupM, Coca-Cola, Unilever... 


Sứ mệnh của MMA là đẩy nhanh quá trình chuyển giao và đổi mới của marketing thông qua thiết bị di động, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh với sự tương tác mạnh mẽ hơn của người tiêu dùng. Để biết thêm thông tin về MMA, vui lòng truy cập www.mmaglobal.com