Instagram từ lâu đã không dừng lại ở việc là một nền tảng chia sẻ hình ảnh mà dần trở thành kênh bán hàng chuyên nghiệp. Bỏ qua Instagram là bỏ qua cơ hội tiếp cận 90% tệp khách hàng từ 18-34, có khả năng chi trả cao cho các đơn hàng. Nếu bạn là một doanh nghiệp mới hay đang kinh doanh trên Instagram và không biết phải làm thế nào để tăng doanh số với lượng Follower (Người theo dõi trang) hiện tại, bài viết này dành cho bạn. 


I. Bao nhiêu follower là đủ để bán được hàng?

Sẽ có không ít doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh trên Instagram sẽ tìm cách có thật nhiều followers: Từ chạy quảng cáo cho đến mua tài khoản có sẵn ngay trong giai đoạn đầu lập tài khoản Instagram.


Nhưng câu trả lời là “Không có một con số chính xác nào về lượng follower thế nào là lớn để bán được hàng”


Thực tế, một doanh nghiệp thu hút khách hàng trên Instagram còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

_ Bạn kinh doanh lĩnh vực nào và lĩnh vực đó đang phát triển như thế nào trên Instagram?

_ Mức độ tương tác tích cực của những người theo dõi bạn. Dù bạn có một tài khoản 100 ngàn followers nhưng tất cả đều là tài khoản giả hoặc không quan tâm đến bạn thì bạn cũng rất khó để tăng lượt tương tác của mình.


Vì thế, không quan trọng là bạn có bao nhiêu followers, quan trọng là đâu cách để biến followers thành khách hàng tương lai của bạn? Cùng theo 3 bước điểm cốt lõi sau!  


II. Ba bước để người theo dõi thành người mua hàng

Bước 1: Biến tài khoản Instagram của bạn thành cửa hàng

Để khách hàng có thể mua hàng thì đầu tiên Instagram của bạn phải trông như một cửa hàng trước đã! Đây là bước cơ bản thu hút được người theo dõi biết rằng bạn đang bán hàng bên cạnh các giá trị bạn chia sẻ cho cộng đồng trên Instagram

_ Ở mục Bio (giới thiệu): Một câu chào đón khách hàng với CTA rõ ràng sẽ khiến khách nhớ ngay về bạn. Đừng quên để luôn số điện thoại & đường dẫn mua hàng cũng như các chương trình khuyến mãi, freeship bạn đang có. 

_ Chức năng Story Highlight: Ra mắt các sản phẩm nổi bật, feedback của khách hàng về sản phẩm của bạn. 

Story Highlight giúp khách hàng dễ truy cập các mẫu sản phẩm 

_ Nhận diện thương hiệu cho cửa hàng: Bạn có đang làm được tính thống nhất về phong cách, màu sắc cũng như thông điệp của thương hiệu chưa? Đừng bỏ qua các chi tiết nhỏ nhất như: phong cách đặc trưng của thương hiệu, cách phối màu thương hiệu, lựa chọn Hashtag độc quyền… Bởi 90% thông tin còn lưu lại trong bộ nhớ của ta thường bằng hình ảnh. 

90% thông tin được ghi nhớ đều nhờ hình ảnh


Bước 2: Tương tác với khách hàng như thế một người bạn tâm giao

65% khách hàng cho thấy rằng họ cảm thấy được tôn trọng và yêu quý nếu thương hiệu dùng tài khoản của họ để like post instagram, tương tác và đăng lại bài viết của họ lên instagram thương hiệu với lời cảm ơn chân thành. Không chỉ qua tương tác, đây là 3 điểm bạn có thể kết nối với khách hàng: 

- Phát triển Unique Brand Voice (tiếng nói đặc trưng của thương hiệu): Các icon, ảnh động, video của bạn hay những gì bạn đang đóng góp cho cộng đồng là nguồn cảm hứng cho họ thấy điểm chung của mình với thương hiệu. 

- Kết hợp với Influencer: Đây là những người có tác động đến một nhóm đối tượng nào đó, trong đó có khách hàng của bạn vì một điểm kết nối đặc biệt như vẽ, hát, chụp ảnh, thời trang, âm nhạc, kiến thức. 

- Các chương trình minigame, give-away: Một người bạn tâm giao không chỉ có cùng tiếng nói, sở thích chung với tôi mà còn có cả các hoạt động thú vị là điểm tôi muốn giữ kết nối với họ. Không chỉ trên Social Media, mà ngay cả việc đi dạo các cửa hàng, các hoạt động chương trình vẫn luôn là động lực khiến khách hàng dừng chân và tương tác với doanh nghiệp.

Unique Brand Voice thể hiện mạnh mẽ tính cách thương hiệu 


Bước 3: Quản lý trải nghiệm mua hàng của khách trên Instagram:

Chỉ cần 1 lần bạn làm chưa tốt việc bán hàng - mua hàng trên Instagram, khách có thể sẽ rời thương hiệu dù bạn có làm tốt các bước tiếp cận phía trên như thế nào. Sau khi được phê duyệt tính năng Mua sắm trong phần Cài đặt, bạn có thể kích hoạt được các công cụ bán hàng trên Instagram. 

- Gắn thẻ sản phẩm trong bài viết. Bạn có thể gắn cho cả bài viết mới và bài viết có sẵn. 

- Thêm nhãn dán sản phẩm vào tin (Instagram Stories) để khách hàng nhanh chóng tương tác mua hàng qua story.

Nền tảng giúp đồng bộ tin nhắn, bình luận trên Facebook & Instagram để quản lý & bán hàng


Khác với Facebook, hành vi của khách hàng chỉ dừng lại ở việc để lại bình luận để tư vấn và nhắn tin để hỏi thông tin sản phẩm. Hơn thế nữa, hãy tưởng tượng khách hàng cùng lúc nhắn tin trên Facebook & cả Instagram, đâu là cách bạn tăng trải nghiệm mua sắm của khách? Nếu thương hiệu của bạn bắt đầu sử dụng Instagram Ads, tăng tiền chạy quảng cáo và làm việc với KOLs, đơn hàng bắt đầu tăng nhanh, đâu là cách giúp bạn vận hành hiệu quả 1000 đơn/ngày vẫn mượt mà như bán 10 đơn/ngày? Đừng quên sử dụng các bên đối tác thứ 3 như Harasocial:

  1. Đồng bộ được tất cả comment, inbox của Instagram, Facebook để quản lý và trả lời đồng nhất. 
  2. Có bộ lọc thông minh để phân loại các khách hàng có nhu cầu từ cao đến thấp: Đã để lại thông tin > Đã để lại số điện thoại > Chỉ đang tư vấn. Và lưu lại lịch sử chat!
  3. Hỗ trợ tạo đơn hàng, thống kê doanh thu, hiệu quả tăng trưởng, không chỉ kênh Instagram mà các kênh khác từ website, sàn thương mại, nhân viên chốt sales,...

Những trải nghiệm từ nhỏ nhất cần được đầu tư chỉn chu ngay khi followers của bạn đang là 1k hay 10k, họ chính là nguồn referral (truyền miệng) hiệu quả nhất cho kênh Instagram của bạn! 

Trải nghiệm Harasocial để quản lý bán hàng trên Instagram hiệu quả hơn

Nguồn: 

Shopify

https://www.socialmediaexaminer.com/5-ways-to-increase-sales-with-instagram/

https://buffer.com/library/making-sales-on-instagram-in-3-easy-steps-new-infographic/

https://help.instagram.com/2022466637835789

https://help.instagram.com/291419194746547?helpref=related