1. Xác định nội dung và lĩnh vực hoạt động


Hầu hết các Influencer đều chọn một lĩnh vực chính để phát triển nội dung, thậm chí chỉ tập trung khai thác một mảng nhỏ trong lĩnh vực đó. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy điều này như Khoai Lang Thang, Quang Vinh sẽ làm nhiều vlog du lịch; Vũ Dino, Ninh Titô nổi trội ở mảng food.


Vì vậy, ở bước đầu tiên, hãy cân nhắc và chọn cho mình một lĩnh vực hoạt động với hai tiêu chí lớn là “thích nhất” và “giỏi nhất”. Có thể tham khảo một số câu hỏi như:


  • Bạn đam mê lĩnh vực nào nhất? (travel, food, beauty, lifestyle, healthy, fitness…)
  • Bạn tự tin nhất, giỏi nhất ở mảng nào?
  • Bạn muốn mọi người biết đến bạn vì điều gì?
  • Bạn muốn thể hiện chúng ở hình thức nào? (ảnh, video, viết blog…)
  • Điều gì sẽ khiến bạn trở nên khác biệt?
  • Bạn sẽ chi bao nhiêu tiền cho dự định này?


Xác định lĩnh vực yêu thích và tập trung khai thác cho bạn hướng đi rõ ràng trên con đường trở thành Influencer.


Khi trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ dễ dàng hoạt động và giúp mình không bị lạc hướng, nhất là khi bắt đầu nhận được những lời mời quảng cáo. Ngoài ra, việc tập trung vào một lĩnh vực còn giúp bạn phát triển sâu chuyên môn, xây dựng thương hiệu cá nhân riêng và giữ chân một lượng người theo dõi lâu dài.


Về nội dung, hãy đảm bảo rằng bạn có thể giải quyết được những nhu cầu cho đối tượng người theo dõi tiềm năng của mình. Ví dụ đơn giản, người theo dõi của bạn là những cô nàng mới tập tành skincare, bạn có thể tạo nên những nội dung hướng dẫn chăm sóc da cơ bản, tìm hiểu về loại da, chọn mỹ phẩm phù hợp cho da...Khi nội dung của bạn giải quyết được những vấn đề của họ, bạn sẽ dần nhận về sự tin tưởng và bắt đầu hình thành lượng người xem cố định.


2. Chọn kênh truyền tải


Để lựa chọn kênh truyền tải phù hợp, hãy dựa vào đối tượng người theo dõi mà bạn hướng đến (họ thường xuất hiện ở những nền tảng nào) và chiến lược hoạt động của bạn.


Hãy hiểu rõ những đặc tính của từng trang mạng xã hội: Facebook cho phép đăng tải nội dung dưới nhiều định dạng; Twitter ưu tiên cho những caption ngắn; Instagram tập trung vào hình ảnh và hạn chế text; YouTube có thể đăng tải những video dài trong khi TikTok chỉ giới hạn cho những video ngắn....Lời khuyên cho bạn là đừng gói mình trong bất kỳ một kênh truyền tải nào mà hãy lựa chọn ít nhất hai nền tảng.


Mỗi nền tảng sẽ có cách thể hiện riêng, hãy cân nhắc chọn nền tảng phù hợp, nơi mà người theo dõi tiềm năng của bạn thường xuất hiện đông đảo nhất.


Về đối tượng người theo dõi, nếu bạn muốn gây sự chú ý với thế hệ Z thì những mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok sẽ là gợi ý hoàn hảo. Bạn muốn thu hút những nhà tuyển dụng, quản lý, nhà quảng cáo… thì có thể chọn Linkedin hoặc blog.


Lựa chọn đúng kênh hoạt động không chỉ giúp bạn dễ dàng tiếp cận các đối tượng người dùng tiềm năng, tăng follow nhanh chóng mà còn mở ra cho bạn nhiều cơ hội hợp tác làm việc trong tương lai.


3. Hình thành chất riêng và đón đầu xu hướng


Giữa rất nhiều Influencer hiện nay, điều gì sẽ giúp bạn trở nên nổi bật? Đó chính là sự khác biệt được tạo nên bởi cá tính riêng.


Việc xác định cá tính và thể hiện chúng một cách phù hợp là không hề dễ dàng. Trước hết, bạn phải hiểu rõ bản thân, tham khảo những Influencer đi trước và chọn lọc ra cách truyền đạt riêng.


Cá tính nổi bật cho bạn thương hiệu riêng trong tâm trí người theo dõi và cả những nhãn hàng.


Một ví dụ dễ thấy nhất là ở mảng travel: Khoai Lang Thang thân thiện, gần gũi qua những tour du lịch trong nước; Ngô Trần Hải An phong trần, đậm chất báo chí; Fahoka khai thác du lịch nước ngoài và thể hiện vlog như một bộ phim tài liệu; Quang Vinh thu hút bởi những tour “sang chảnh” và hình ảnh lung linh...


Tất nhiên, không phải mọi thứ bạn đã quyết định đều sẽ thành công. Vậy khi chúng không mang lại hiệu quả thì phải làm sao? Không gì khác hơn là thay đổi và cập nhật những xu hướng mới. Đừng ngần ngại F5 bản thân và thử sức truyền tải nội dung ở nhiều phong cách khác nhau.


4. Tương tác tốt với người theo dõi


Bạn cảm thấy thế nào khi được một Influencer mà mình yêu thích phản hồi trên mạng xã hội? Chắc chắn sẽ rất “sướng”. Người theo dõi chính là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sức ảnh hưởng cho bạn và giúp bạn hoàn thiện hơn mỗi ngày. Thế nên, hãy luôn đối xử với họ một cách tử tế, tôn trọng và lắng nghe.


Cá tính nổi bật cho bạn thương hiệu riêng trong tâm trí người theo dõi và cả những nhãn hàng.


Siêng năng trả lời bình luận, nhấn thích hoặc tạo story, mở livestream... là những việc bạn nên làm để tạo tương tác tốt với người theo dõi. Khi độ tương tác càng cao, bạn sẽ càng có thêm lợi thế để gây ấn tượng với nhãn hàng.


Một điều lưu ý rằng bạn phải thực sự cẩn trọng khi nhắc đến những Influencer khác trong nội dung của mình và hạn chế đáp trả những quan điểm tiêu cực. Điều này sẽ khiến hình ảnh của bạn trông kém chuyên nghiệp, thậm chí vô tình bị mất đi một lượng lớn người theo dõi.


5. Nắm rõ các chính sách và đặt mục tiêu kiếm tiền


Mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau, mỗi trang mạng xã hội sẽ có những nguyên tắc hoạt động nhất định. Hãy dành thời gian đọc và tìm hiểu những quy tắc này ít nhất một lần để tăng độ an toàn cho trang, tránh tình trạng khóa tài khoản hoặc “bay màu” vì vi phạm những quy tắc cộng đồng.


Để kiếm được tiền, bạn cần nắm rõ quy định từ các nền tảng và đặt mục tiêu tăng trưởng rõ ràng.


Một điều quan trọng nữa mà bạn cần nắm rõ chính là những điều kiện để kích hoạt chế độ “kiếm tiền”. Đối với nền tảng YouTube, bạn phải đảm bảo có ít nhất 1K người đăng ký và có hơn 4K giờ xem (trong 12 tháng). Ở những nền tảng khác, đa phần khả năng kiếm tiền sẽ phụ thuộc lớn vào số người follow và nội dung bài đăng để gây ấn tượng với các nhãn hàng.


Vì vậy, khi muốn trở thành một Influencer, bạn phải tận dụng tốt nhất khả năng sáng tạo nội dung của mình. Xu hướng content hiện nay chính là sản xuất video. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua sự ra đời của hàng loạt vlogger từ YouTube, Facebook, TikTok…


Tính năng video story trên Instagram cũng rất được ưa chuộng. Đặc biệt trong thời gian tới, bạn hoàn toàn có thể kiếm được tiền từ video Facebook với điều kiện: video dài tối thiểu 3 phút, có hơn 30K người xem hoàn tất phút đầu tiên trong 60 ngày đầu đăng tải. Nhờ xác định mục tiêu tăng trưởng và kiếm tiền cụ thể, bạn sẽ có thêm “động lực to lớn” để hoạt động lâu dài.


6. Đánh giá kết quả và kiên trì


Trong từng giai đoạn hoạt động, hãy thành thật nhìn nhận những ưu điểm và cả thiếu sót của mình để tìm cách cải thiện. Nếu vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, hãy kiên trì. Sự kiên trì hoạt động, liên tục sản xuất nội dung đều đặn và chất lượng chắc chắn sẽ mang lại cho bạn thành quả xứng đáng.


Cuối cùng, đừng quên nhìn nhận kết quả từ nội dung, lượng tương tác, ý kiến phản hồi...một cách khách quan nhất để cải thiện cho kênh.


Thực tế, giữa thị trường Influencer bùng nổ như hiện nay, bạn phải có ít nhất 10K follow thì mới có khả năng lọt vào “mắt xanh” từ nhãn hàng. Nếu bạn xem Influencer là một nghề chính thì bắt buộc bạn phải có lượng follow cao hơn rất nhiều, ít nhất là chạm mốc hàng trăm nghìn.


Xu hướng hiện nay, các nhãn hàng lại đang rất ưa chuộng sử dụng các Nano/Micro Influencer và lượng follow đã không còn là yếu tố độc tôn khi chọn lựa cho chiến dịch. Theo đó, nội dung chất lượng và độ tương tác cao từ người dùng sẽ giúp bạn chiếm được ưu thế.


Tại 7SAT, chỉ cần sở hữu trên 3K follow trên mạng xã hội, bạn hoàn toàn có thể trở thành một Influencer và tham gia vào các chiến dịch marketing từ nhãn hàng. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực Influencer Marketing, sở hữu mạng lưới Influencer lớn nhất Việt Nam và sử dụng nền tảng công nghệ hiện đại, 7SAT sẽ hỗ trợ tối đa cho sự phát triển và kết nối Influencer đến các nhãn hàng phù hợp.


Hãy trở thành Influencer tại 7SAT và tạo nên giá trị từ sức ảnh hưởng của bạn!


Link đăng ký TẠI ĐÂY.