Các nhà bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều quyết định khó khăn trong thời điểm tất cả mọi thứ đều đảo lộn do COVID-19: thay đổi giờ làm việc, đóng cửa hàng, chuỗi cung ứng biến động, bảo vệ các nhân viên tuyến đầu,... đảm bảo sức khỏe cộng đồng chính là mục đích của những quyết định này.


 

Nhiều nhà bán lẻ đang tìm đến các đồng nghiệp của mình để biết cách làm thế nào để tốt hơn, đặc biệt là vì người tiêu dùng muốn nghe cách mà các thương hiệu và công ty phản ứng với tình hình hiện tại.

Dưới đây là một số cách hữu ích giúp các nhà bán lẻ luôn trong trạng thái sẵn sàng vì khách hàng, nhân viên và cộng đồng của họ tại thời điểm này.


Hãy hiện hành và minh bạch


Đây là thời điểm mà mọi người đang tìm kiếm các thông tin chính xác, bổ ích và tin tưởng các công ty có thể truyền tải chúng. Vì vậy hãy đảm bảo việc thông tin kịp thời cho khách hàng về những thay đổi của mình, bất kể là dự kiến hay cập nhập sản phẩm.


Vấn đề này diễn ra đặc biệt mạnh mẽ ở Việt Nam, với 88% người tiêu dùng nói rằng việc các công ty và thương hiệu truyền thông vào thời điểm này là hoàn toàn chấp nhận được. Theo sau đó là Úc (87%) và Trung Quốc (86%). Các thông tin chi tiết hữu ích mà các thương hiệu có thể thông báo đến khách hàng của mình bao gồm thay đổi giờ đóng / mở cửa hàng hay thay đổi thời gian thực hiện đơn hàng.


Đảm bảo an toàn sản phẩm


Chuỗi cung ứng hiệu quả và đáng tin cậy chính là xương sống của ngành bán lẻ. Nhiều nhà bán lẻ đang kiểm tra từng bước trong chuỗi cung ứng của họ để đảm bảo sản phẩm an toàn cho nhân viên và khách hàng. Mọi người thường lo ngại về việc sản phẩm của họ đến từ đâu và liệu món đồ này có phải là hàng tồn kho hay không. Hơn 50% người tiêu dùng Úc nói rằng các thương hiệu có thể hữu ích nhất cho họ ngay bây giờ bằng cách đặt kỳ vọng thực tế về tính khả dụng hoặc tác động lên các sản phẩm và các dịch vụ. Một lần nữa, giao tiếp chủ động và kịp thời chính là chìa khóa.


Quảng bá thương hiệu theo những cách mới


Trong khi công ty của bạn đang cố gắng thích nghi với những sự thay đổi thì khách hàng của bạn cũng vậy. Có 20% người tiêu dùng trên toàn thế giới đang trì hoãn việc mua các mặt hàng xa xỉ, thiết bị công nghệ hay thiết bị gia dụng. Họ cũng đang mạo hiểm về việc bước ra khỏi vùng thoải mái của mình; ở Ấn Độ và Úc, hơn 30% người tiêu dùng đã mua lại các nhãn hiệu mà họ thường mua. Vì khách hàng đang phải đối mặt với sự thay đổi chưa từng có, một số công ty đang tìm những cách mới để nhận ra rằng sự thay đổi này chính là thứ để kết nối.


Trong bối cảnh các ly xã hội trên toàn cầu, mọi người đcó xu hướng chuyển sang xem các video có nội dung về cách đối phó dịch bệnh và giữ sức khỏe. Nike đã cung cấp thêm các bài tập tại nhà miễn phí trên ứng dụng luyện tập của mình nhằm giúp mọi người ở nhà giữ dáng. Công ty game Razer của Singapore hiện đang sản xuất và quyên góp khẩu trang, trong khi dịch vụ giao hàng tại Hồng Kông GOGOVAN và Pickupp đang giúp lấy và giao mẫu nước bọt để xét nghiệm COVID-19 cho Bộ Y tế.



Để bảo vệ nhân viên và đảm bảo khách hàng có được nhu cầu thiết yếu hàng ngày một

cách an toàn, các nhà cung cấp tại khu vực APAC như Grab, GoJek và Food Panda đang cung cấp các giải pháp giao hàng không tiếp xúc. Tại Trung Quốc, các thương hiệu như Alibaba đã thay đổi sang hình thức tự phụ vụ bằng các máy bán hàng tự động và cửa hàng không có người phục vụ.


Các công ty cũng đang tìm cách giúp làm phong phú thêm cuộc sống của khách hàng và giữ kết nối với khách hàng. Các công ty khởi nghiệp ed-tech của Indonesia Zenius và Ruangguru đang cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí cho sinh viên để hỗ trợ việc học tại nhà. Về lĩnh vực giải trí, JingDong, một nền tảng thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc, đã hợp tác với Taihe Music Group và nhiều nhãn hiệu rượu khác nhau để đưa câu lạc bộ đến với mọi người ngay tại trong nhà mình, và phát trực tiếp bởi một DJ ba giờ mỗi tuần.


Nhật Ánh / Advertising Vietnam

Theo Think with Google