Sau một thời gian dài cuối cùng Trung Quốc đã ban hành luật ngăn chặn hành vi độc quyền từ các sàn thương mại điện tử (TMĐT), tạo một môi trường cạnh tranh công bằng hơn. Điều này có nghĩa là các thương hiệu sẽ không còn phải đau đầu lựa chọn giữa Tmall hay JingDong (JD).


Sự cạnh tranh gay gắt giữa hai ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc


Từ lâu, hai gã khổng lồ Tmall JD đã có mối quan hệ "như chó với mèo" trong cuộc chiến giành danh hiệu nhà bán lẻ lớn nhất Trung Quốc.  

Từ lâu JD và Tmall đã có mối quan hệ "như chó với mèo"

(Nguồn ảnh: Jing Daily)


Theo những hợp đồng mà hãng tin Mỹ AP có được, Tmall đã đưa ra nhiều quyền lợi để đổi lại sự độc quyền với các nhãn hàng. Sự độc quyền này bao gồm các quy định như: không được mở gian hàng, không được ra mắt các sản phẩm mới, và không được tham gia vào các chương trình khuyến mãi trên các nền tảng thương mại điện tử của đối thủ mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của Tmall. Mà những sự kiện khuyến mãi như vậy là "mạch máu" nuôi dưỡng hoạt động thương mại điện tử của Trung Quốc.  


Một công ty thời trang giấu tên của Mỹ cho biết sau khi họ từ chối hợp đồng độc quyền với Alibaba, và tham gia chương trình khuyến mãi bán hàng lớn của JD thì thương hiệu của họ đã phải "cay đắng" xếp cuối bảng ở Tmall. Thâm chí, các sản phẩm cũng không còn trong Top kết quả tìm kiếm dù Giám đốc thương mại điện tử của thương hiệu này cho biết nếu dựa vào báo cáo doanh thu thì công ty này phải được đứng ở vị trí nổi bật. Điều này cho thấy rõ "sự thanh trừng" khốc liệt giữa các sàn TMĐT.


Dù lễ hội mua sắm Ngày Độc thân 11.11 và ngày mua sắm 618 có khơi dậy cơn sốt mua sắm cuồng nhiệt đến thế nào đi chăng nữa, các thương hiệu vẫn chịu những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh vì bị mắc kẹt trong tình thế tiến thoái lưỡng nan: "JD hay là Tmall?" 


Giải pháp ngăn chặn tình trạng độc quyền 


Vào đầu tháng 9, Trung Quốc đã ban hành luật chống hành vi độc quyền trên các sàn TMĐT. Các công ty vi phạm luật thị trường này sẽ bị kiểm soát và giám sát chặt chẽ. Bản sửa đổi mới được đề xuất của Trung Quốc vẫn giữ mức phạt tối đa hiện tại là 309.500 đô la (tương đương 7,8 tỷ VNĐ) đối với các vi phạm ít nghiêm trọng hơn. Đây được coi là một động thái mạnh mẽ để tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng trong ngành TMĐT. 


Như vậy, "JD hay là Tmall" sẽ không còn là chướng ngại vật cho sự mở rộng thương hiệu xa xỉ tại Trung Quốc. Sự thay đổi này là một bước tiến quan trọng đối với việc lựa chọn nền tảng bán hàng của các thương hiệu trong tương lai, cũng như các chiến lược bán hàng đa nền tảng cũng dần trở nên phổ biến hơn.  


JD đẩy mạnh hợp tác với các thương hiệu cao cấp


Nhờ chính sách mới, JD đã ký hợp tác với Louis Vuitton - một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới hiện nay. BvlgariBerluti cũng tăng cường quan hệ hợp tác với JD trong quý này.

JD đã hợp tác với Louis Vuitton giữa cuộc chiến "hàng xa xỉ online"

(Nguồn ảnh: Vogue Business)


Trên trang web của JD, người tiêu dùng có thể tìm kiếm sản phẩm của Louis Vuitton thông qua trang the tailormade brand. Nền tảng này hi vọng sẽ trở thành một "điểm đến" mang hình ảnh sang trọng hơn. Và giờ đây, khách hàng còn có thể chuyển hướng đến Chương trình Wechat Mini chính thức của Louis Vuitton - chương trình bao gồm rất nhiều các quảng cáo hấp dẫn chờ đón người mua. 


"Bạn có thể thấy sự lột xác của JD.com," Joe Liu, một nhân viên marketing cấp cao tại Bắc Kinh cho biết. "JD đang hướng tới một trang web trẻ trung, thời trang và toàn diện hơn. Sau khi kết thúc quan hệ đối tác với Farfetch, JD tiếp tục tìm kiếm đối tác mới, và sự hợp tác với LVMH là sự kiện đáng chú ý". Ông nói thêm rằng Tmall vẫn là đối thủ cạnh tranh đáng gờm trong 3 lĩnh vực: bán hàng, tầm ảnh hưởng quốc tế, và khả năng điều hướng thị trường độc đáo. 


Về các thương hiệu làm đẹp, GuerlainGivenchy (đều thuộc sở hữu của LVMH) đã ra mắt cửa hàng flagship trên JD. Trong khi đó, các beauty brands có lượng fan khổng lồ ở Trung Quốc như Estée Lauder, CLINIQUEKiehl’s cũng chọn gia nhập lại JD. 


"Tmall và JD tham gia vào cuộc chiến chiếm lĩnh các thương hiệu xa xỉ suốt vài năm qua," Liu nói thêm. "Cuộc chạy đua đã đẩy họ đối mặt với nhiều thách thức mới. Sàn JD phải loại bỏ được cái mác 'nhà bán lẻ điện tử' trong mắt người tiêu dùng. Trong khi đó, Tmall cần giữ được lòng tin của người mua và xây dựng mối quan hệ lâu dài với các luxury houses. Năm ngoái, nhiều thương hiệu cao cấp như Prada, Gucci và Cartier đã mở cửa hàng flagship trên Tmall.”

Nguồn: BNews, Campaign Asia