Có thể nói rằng, chúng ta đang bước vào một giai đoạn được gọi là Thế kỷ Châu Á. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, châu lục này chiếm hơn một nửa dân số thế giới, và một nửa tầng lớp trung lưu thế giới. Quan trọng hơn, châu Á hiện đang chiếm hơn 60% tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới, theo triển vọng khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2018 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.


Thế nhưng thế kỷ tiếp theo này sẽ rất khác so với mười năm trước, thậm chí là năm vừa qua. Dưới đây là những quan điểm nói về những ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch COVID-19, thay đổi cấu trúc ngành, hành vi của người tiêu dùng, vị trí thị trường và những gì cần làm để ứng phó với những gì mùa dịch này để lại.


1. Quản lý thương hiệu đế đứng vững trên thị trường


Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng mang tính tồn tại đã cho thấy thực tế rõ ràng về sự phụ thuộc toàn cầu tồn tại giữa các quốc gia và xã hội - từ việc tiếp cận nguồn cung cấp các vật dụng y tế và thực phẩm đến việc dọn rác. Khi tương lai của loài người bị đe dọa, mỗi một người trên hành tinh này cần hành động như một người quản lí và chơi trò chơi lâu dài. Những nhà quản lý có vai trò kêu gọi các tổ chức nhằm phát triển cho việc kinh doanh, không chỉ vì lợi nhuận và lợi ích của các cổ đông, mà còn cho các bên liên quan và xã hội nói chung. Xây dựng niềm tin và giá trị trọn đời về cơ bản quan trọng hơn việc tạo ra khách hàng tiềm năng ngắn hạn. Làm thế nào để công ty có thể gắn kết lợi nhuận với mục đích? Làm thế nào để cân bằng các mục tiêu tài chính ngắn hạn cùng với các mục tiêu dài hạn bền vững? Truyền thông sẽ đóng một vai trò quan trọng thực sự trong việc giúp tái định hình kỳ vọng và hành vi của người tiêu dùng, cổ đông, nhà đầu tư, nhân viên, chủ doanh nghiệp, đối tác kinh doanh, giám đốc điều hành công ty và lãnh đạo chính phủ.


2. Tính nhân văn trong suy nghĩ, lời nói và hành động


Đại dịch COVID-19 là một thảm họa đối với loài người mang tính lịch sử, phát hiện ra những lỗ hổng không được giải quyết trong nhiều nếp gấp trước đây của xã hội. Đây là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giao tiếp, sự đồng cảm, chính xác và minh bạch (những nguyên tắc của khủng hoảng truyền thông), mà còn phải thể hiện tính nhân văn trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Theo dữ liệu tìm kiếm Google tại khu vực ​​Đông Nam Á của tháng 3, những nội dung liên quan đến trợ giúp cộng đồng chiếm phần lớn trong các mục được tìm kiếm. Vì vậy, làm thế nào để các thương hiệu trở nên có ích hơn cho cộng đồng kể từ bây giờ? Làm thế nào để nền công nghiệp này có thể tỏa sáng, kể những câu chuyện và phát huy hành động? Hãy thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để hướng đến những nhu cầu thực sự, chứ không phải vì cơ hội. Theo báo cáo phương tiện truyền thông, tập đoàn thương hiệu thời trang Moët Hennessy Louis Vuitton đã sử dụng các nhà máy sản xuất nước hoa của mình để sản xuất nước rửa tay không chỉ nhận được sự ca ngợi từ phía công chúng, mà còn nhận lại được 50% doanh thu đến từ người tiêu dùng Trung Quốc trong tháng 4 vừa qua.


3. Các thương hiệu từ trong ra ngoài được xây dựng tốt nhất để vượt qua mọi khủng hoảng


Một nền tảng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ cũng với hệ thống nhân viên trung thành sẽ xây dựng được khả năng phục hồi. Thông qua các cuộc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 4 bởi McKinsey và FCLT Global với các nhà đầu tư dài hạn, lời khuyên của họ là hãy chăm sóc nhân viên trước (sau đó là các nhà cung cấp và đối tác). Đây là một logic rất đơn giản, không chỉ thực hiện các hành động mang tính nhân văn, chăm sóc mọi người trong thời điểm khó khăn mang lại lòng trung thành và động lực lớn hơn, xây dựng khả năng phục hồi tâm lý và cho phép một công ty phục hồi nhanh chóng sau thời gian khủng hoảng. Ngược lại, khi giờ đây quyền lợi của nhân viên đang ngày càng được ưu tiên, các công ty sẽ mất nhiều hơn nếu họ không hành động theo mong đợi từ nhân viên của mình.


4. Nắm bắt khoảng cách và trở thành cầu nối cho sự chia cách


Theo một nghiên cứu của Harvard, sự bình thường mới có thể liên quan đến việc giãn cách xã hội cho đến khi hoặc ngay cả sau khi vắc-xin COVID-19 được tìm thấy. Chúng ta đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng phi thường trong các lĩnh vực viễn thông, sự kiện ảo, thương mại điện tử và thậm chí là trị bệnh từ xa. Ví dụ như ZumVet, một dịch vụ thú y trực tuyến được ra mắt tại Singapore vào tháng 10 năm ngoái, đã đạt được ​​sự gia tăng 200% doanh thu kể từ khi đầu mùa dịch. Trớ trêu thay, khi nhiều giải pháp dẫn đầu về công nghệ sáng tạo hơn xuất hiện, thì sẽ có những phân khúc xã hội tụt lại phía sau do thiếu khả năng tiếp cận. Trong khi điều này nếu như được giải quyết ở cấp chính sách, khu vực công và tư nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp khắc phục sự phân chia này. Tính toàn diện, tiếp cận và tương tác phải là một phần trung tâm của các chiến dịch và thông điệp của các thương hiệu.


5. Đại dịch mang tính toàn cầu nhưng cần phải ứng phó với nó theo tính khu vực


Một cuộc khủng hoảng mang tính tồn tại đã chỉ ra rằng mỗi quốc gia hay thậm chí các khu vực và thành phố trong một quốc gia đều nằm trong một khoảng thời gian khác nhau về sự phục hồi COVID-19. McDonald đã đình chỉ hoạt động marketing và ưu tiên ngân sách cho việc cứu trợ COVID-19 là một ví dụ điển hình về cách một thương hiệu đã thực hiện để đối phó bệnh dịch ở Philippines hay Malaysia. Tại Philippines, McDonald đã ra mắt quỹ phòng chống COVID-19 trong khi ở Malaysia, công ty đã tài trợ thực phẩm cho khoảng 50 bệnh viện trên toàn quốc.


Từ những quan điểm, suy nghĩ trên, các thương hiệu có thể vạch ra được kế hoạch tương lai của mình. Vì vậy, khi trung tâm kinh tế thế giới chuyển từ Tây sang Đông và với châu Á hoàn toàn có khả năng xuất hiện từ đại dịch này trước phương Tây, thế giới sẽ quan sát cách chúng ta điều hướng khu vực của mình và chúng ta cần phải bắt đầu chuẩn bị ngay lúc này.


Nhật Ánh / Advertising Vietnam

Theo Marketing