Chúng tôi sẽ là metaverse đầu tiên, không phải hiện tượng mạng xã hội (Facebook) đầu tiên kể từ bây giờ” - đó là lời mà CEO Mark Zuckerberg đã nói tại hội nghị Facebook Connect diễn ra vào ngày 28/10/2021. Thời điểm đó, công ty mẹ của Facebook đã chính thức đổi tên thành Meta nhằm khẳng định tham vọng hướng tới một thế giới kỹ thuật số mới - metaverse. Trong vòng hai năm trở lại đây, thế giới đã đón nhận sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt công nghệ mới như metaverse, kéo theo sự nở rộ bất ngờ của những công nghệ đã xuất hiện khá lâu trên thị trường như NFT (2012). Không thể “nhắm mắt làm ngơtrước xu hướng và tiềm năng hứa hẹn của các công nghệ này, thương hiệu cũng nhanh chóng chuyển mình, tung ra nhiều chiến dịch ứng dụng NFT hay metaverse.


Bài viết này sẽ giúp bạn khám giá các hoạt động thương hiệu nổi bật đã ứng dụng hiệu quả những công nghệ mới nổi trong hai năm qua. 


Các trải nghiệm ảo (Virtual Experience)


1. Patrón 


Patrón Pop-up Series - sự kiện ảo nhằm quảng bá ba hương vị rượu Tequila mới


Patrón là thương hiệu rượu tequila sản xuất bởi công ty Patrón Spirits. Vào tháng 8/2022, Patrón đã tổ chức chiến dịch Patrón Pop-up Series trên metaverse, cụ thể là nền tảng Decentraland. Chiến dịch nhằm giới thiệu ba loại rượu tequila mới dành riêng cho mùa hè của Patrón: Silver & Soda, Perfect Paloma và Añejo Highball.



Ba hương vị: Silver & Soda, Perfect Paloma và Añejo Highball (lần lượt từ trái qua) ngoài đời thật và trên metaverse


Đăng ký chương trình Patrón Pop-up Series trên Decentraland, người dùng sẽ có cơ hội tham gia ba sự kiện pop-up theo các chủ đề khác nhau lấy cảm hứng từ ba sản phẩm mới. Từ đó, người dùng có thể thu thập huy hiệu thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ được yêu cầu ở sự kiện. Huy hiệu sẽ dùng để đổi quà là trang phục giới hạn cho nhân vật “ảo của người dùng trên Decentraland và một chuyến du lịch cao cấp đến Mexico - quê hương của loại rượu tequila. Tuy nhiên, chuyến du lịch chỉ dành cho công dân Hoa Kỳ.  


Một số hình ảnh về không gian và vật phẩm "ảo" trong Patrón Pop-up Series


Lựa chọn metaverse là nơi tổ chức sự kiện không chỉ giúp Patrón hưởng lợi từ sự quan tâm của xã hội với công nghệ mới này, mà còn đưa thương hiệu tiếp cận gần gũi hơn với đa dạng phân khúc khách hàng, đặc biệt là khách hàng gen Z.


2. Nike


Cuối năm 2021, thương hiệu giày Nike đã gia nhập “vũ trụ ảo bằng việc giới thiệu Nikeland. Được sản xuất bởi nền tảng trò chơi điện tử Roblox, Nikeland là một tựa game hoá thân.


TVC giới thiệu Nikeland


Tại đây, người dùng sẽ tạo một nhân vật “ảo cho riêng mình và tham gia các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ,... Người chơi có quyền lựa chọn nhiều thể loại đối kháng khác nhau với mỗi môn thể thao, thậm chí có thể chơi cùng và tương tác với những bạn chơi khác. Giao diện Nikeland sở hữu một thiết kế hiện đại và nhiều màu sắc. Toàn bộ trang phục mà Nike cung cấp cho các nhân vật “ảo đều là các sản phẩm của thương hiệu: từ giày dép, quần áo, phụ kiện đến trái bóng. Thậm chí, các cửa hàng, bụi cây, nhà máy,... trong trò chơi đều mang các yếu tố thương hiệu như chữ Nike, logo Swoosh.





Vùng đất Nike kỳ ảo


Trên website, Nike mô tả Nikeland là nơi “những trò chơi cổ điển được khoác lên mình một diện mạo mới mẻ. Với chiến dịch lần này, thương hiệu mong muốn thu hút nhiều đối tượng khách hàng là thế hệ trẻ hơn nữa. 


Tài sản không thể thay thế (NFT)


3. Paramount


Vào tháng 4/2022, Paramount thông báo hợp tác với RECUR - cổng thông tin trực tuyến về metaverse, phát hành bộ sưu tập kỹ thuật số đầu tiên của bộ phim “Star Trek” (tựa Việt: Du Hành Giữa Các Vì Sao) trên paramount.xyz. Cụ thể, tại thị trường NFT của riêng mình, Paramount cho phép người dùng thu thập các tàu NFT lấy cảm hứng từ vũ trụ trong “Star Trek”.


BST NFTs cho bom tấn Star Trek


Trong một thông cáo báo chí của Paramount, Chủ tịch Sản phẩm tiêu dùng và Trải nghiệm Pam Kaufman đã cho biết bộ sưu tập này là một hoạt động tiêu biểu dành cho cộng đồng người hâm mộ của “Star Trek“, bởi nó giúp người dùng được sở hữu một phần của bộ phim.  


Tuy nhiên, Paramount sau đó đã phải đối mặt với nhiều phản ứng gay gắt từ một số người hâm mộ khi họ cho rằng “Star Trek và NFT không phù hợp với nhau. Trước thực tế này, Paramount về sau đã phát hành các bộ sưu tập NFT bổ sung cho các chương trình nổi tiếng khác của mình như Top Gun, Rugrats hay Hey! Arnold.


Paramount giới thiệu BST NFTs lấy cảm hứng từ RugratsHey! Arnold


4. Heineken


So với đa số chiến dịch của các thương hiệu khác, Heineken đã lựa chọn một lối đi khác biệt: tận dụng metaverse để “cà khịa... metaverse. Qua đó, thương hiệu khẳng định giá trị của những cuộc gặp gỡ trong cuộc sống thực, thay vì những trải nghiệm ảo mà người dùng có được trên metaverse. Cụ thể, Heineken đã giới thiệu phiên bản “ảo của dòng bia Heineken Silver vào tháng 3/2022, thách thức người dùng thưởng thức được hương vị của nó. 


Bia "ảo" còn được tổ chức hẳn một sự kiện ra mắt


Thương hiệu đính kèm những dòng mô tả mang tính chế giễu về Heineken Silver “ảo: “Sản phẩm không có mạch nha, không có hoa bia, không có men, không có nước và cũng không có bia”. Thậm chí, trên website của mình, thương hiệu còn đưa thông tin về “Giá trị ảo” của Virtual Heineken Silver thay vì “Giá trị dinh dưỡng” như ta hay thấy trên các lon bia thông thường ngoài đời thật. “Giá trị ảo” đó bao gồm: pixel (0g), HTML (0g), Màu RGB (0g), Hiển thị (0g), trục trặc (0g),... 


Cận cảnh Virtual Heineken Silver và lời thách thức từ thương hiệu: "Hãy thử (uống) nó đi xem nào!"


Với nhiều thương hiệu đang băn khoăn có nên tham gia “làn sóng metaverse hay chưa biết làm thế nào để “lướt sóng hiệu quả, Heineken có lẽ đã cho thấy cách để nắm bắt xu hướng thành công mà vẫn phản ánh trung thực những giá trị cốt lõi của thương hiệu.


Trí tuệ nhân tạo (A.I.)


5. Airbnb


Các nhà tiếp thị có lẽ đã quá quen thuộc với câu nói “Content is King (tạm dịch: “Nội dung chính là vua”) trích từ bài luận của Bill Gates xuất bản trên website Microsoft vào tháng 1/1996. Thế nhưng, đối với các công ty dù nhỏ hay lớn, nội dung chất lượng thường yêu cầu một khoản đầu tư lớn và phải có ý nghĩa trong dài hạn. 


Đáp ứng nhu cầu này, Frase.io, Jasper.ai đã phát triển các nền tảng, phần mềm hỗ trợ thương hiệu viết nội dung bằng trí tuệ nhân tạo. Chỉ trong vài giây, một phần mềm viết bằng A.I. có thể xây dựng bất cứ loại nội dung từ một chú thích nhỏ trên mạng xã hội đến một blog dài - tất cả sẽ dựa trên những thông tin mà người dùng cung cấp cho nó. Những nền tảng này cho phép người dùng tiết kiệm thời gian và tập trung được nhiều nguồn lực vào giai đoạn “trau chuốt chất lượng nội dung hơn so với thông thường.


Trang chủ nền tảng Frase.io


Airbnb, Coursera, GoogleLogitech là những thương hiệu đã tận dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ các nội dung tiếp thị.


Theo HubSpot

Trang Ngọc