Mỗi chiến lược PPC sẽ phù hợp với một kênh bán hàng nhất định. Các mục tiêu đó có thể là tăng nhận thức, cân nhắc và cao hơn là quyết định mua hàng của người dùng.

Là một Marketer, bạn cần cân nhắc chặt chẽ kênh bán hàng của mình để đưa ra các chiến dịch truyền thông thích hợp. Cụ thể, nếu là một nhà bán hàng B2B, tất nhiên chu kỳ bán hàng của bạn sẽ dài hơn. Ngược lại, một sản phẩm thương mại điện tử có thể được mua ngay lập tức vài giờ từ khi nhấp vào quảng cáo PPC.


5 mục tiêu phổ biến nhất của PPC bao gồm:

  • Nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) 
  • Cân nhắc sản phẩm và thương hiệu (Product and brand consideration) 
  • Khách hàng tiềm năng (Leads) 
  • Bán hàng (Sales)
  • Bán hàng lặp lại (Repeat Sales)

1. Chiến lược PPC nhận biết thương hiệu

Chiến lược PPC thường được sử dụng để nhận biết thương hiệu thông qua giới thiệu và nâng cao khả năng hiển thị. Việc sử dụng quảng cáo hiển thị hình ảnh PPC đạt được hiệu quả nếu nhắm mục tiêu đúng chủ đề bằng cách sử dụng từ khóa, chủ đề, vị trí có liên quan trong thị trường hoặc kết hợp các từ khóa, chủ đề này.


Quảng cáo PPC trên mạng xã hội là một lựa chọn tốt để xây dựng thương hiệu vì có rất nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu dựa trên nhân khẩu học và sở thích. Ngoài ra các chiến dịch tìm kiếm với từ khoá chung chung sẽ hữu ích cho việc branding.



Nhược điểm của phương pháp này là giá mỗi nhấp chuột cao hơn do cạnh tranh và đôi khi nhấp qua không liên quan.


2.Cân nhắc sản phẩm và thương hiệu 

Trong giai đoạn này khách hàng đang cân nhắc và nghiên cứu sử dụng sản phẩm, dịch vụ, so sánh giá cả, chất lượng của những thương hiệu khác nhau. Đây là thời điểm tuyệt vời để bạn nhắm các mục tiêu chi tiết hơn và call-to-action thuyết phục hơn.



Bạn nên tiến hành Remarketing thông qua các quảng cáo hiển thị để đưa người tiêu dùng quay lại sản phẩm, dịch vụ đã xem trước đó. 


3.Khách hàng tiềm năng trong chiến lược PPC

Khi mô hình kinh doanh của bạn không hỗ trợ bán hàng online hoặc đó là một dịch vụ cần nhiều thời gian để trao đổi với khách hàng, điều bạn quan tâm nhất là lượng khách hàng tiềm năng để từ đó hiểu được những mối quan tâm của họ. Và sau đó, bạn sẽ thu hút họ vào các cuộc trò chuyện, điểm dừng cuối cùng đó chính là một hợp đồng được chốt.



Call-to-action đi kèm trong chiến dịch PPC là điều tất yếu. Tất cả ý tưởng này nhằm mục đích lôi kéo người dùng gọi điện hoặc điền vào biểu mẫu web trực tuyến để bắt đầu chuyển đổi.


4.Chiến lược PPC trong bán hàng

Người tiêu dùng trong giai đoạn này đã sẵn sàng mua hàng và xu hướng tìm kiếm trong từ khoá của họ cũng sẽ cụ thể, chi tiết hơn. 



Các chiến dịch bạn nên tập trung trong giai đoạn này là các chính sách ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi, dịch vụ bảo hành, đổi trả,... Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp quảng cáo bỏ giỏ hàng và tiếp thị lại những sản phẩm người dùng đã xem.


5.Bán hàng lặp lại 

Chiến lược PPC là một cách tuyệt vời để tăng doanh số bán lặp lại nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn cần thay thế, bảo trì, nâng cấp hoặc có sản phẩm bán kèm, bán thêm.





6.Tổng kết

Một PPC vững chắc phải bao gồm nhiều mục tiêu được thiết kế để tiếp cận và dẫn dắt người tiêu dùng đến kênh bán hàng của bạn để mua hàng.

Hãy bắt đầu với những mục tiêu, chủ đề từ khóa, thông điệp chính và trang đích để được tổ chức và đảm bảo tất cả các kênh đều được bao phủ. Đừng quên xác định cách tối ưu hóa ngân sách và phân bổ chúng hợp lý.