Quay lại cùng loạt bài Cảm hứng sáng tạo từ các chiến dịch quảng cáo, hãy cùng Advertising Vietnam tiếp tục điểm qua những chiến dịch tiếp theo trong 18 quảng cáo hay nhất mọi thời đại nhé!


7. Volkswagen: Think Small (1960)

Hình thức quảng cáo: Print



Nhiều chuyên gia marketing và quảng cáo đã gọi chiến dịch "Think Small" của Volkswagen là chiến dịch đạt tiêu chuẩn vàng. Được thực hiện vào năm 1960 bởi agency huyền thoại Doyle Dane & Bernbach (DDB), chiến dịch được đặt ra để trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để thay đổi nhận thức của mọi người không chỉ về một sản phẩm mà còn về toàn bộ nhóm người?


Lúc bấy giờ, người Mỹ có xu hướng mua những chiếc xe có kích thước lớn của Mỹ - và thậm chí 15 năm sau khi Thế chiến II kết thúc, hầu hết người Mỹ vẫn không mua những chiếc xe nhỏ của Đức. Và rồi quảng cáo của Volkswagen đã diễn ra đúng với sự mong đợi của khán giả. “Think Small” đã đánh vào insight của giới trẻ Mỹ với suy nghĩ tạo ra sự khác lạ, đi ngược lại với những gì mà mọi người đang làm.


Bài học rút ra: Đừng cố gắng bán sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn khi nó không thật sự là như vậy. Sự trung thực mới là điều mà người tiêu dùng công nhận và đánh giá cao.


8. Google: Year in Search (2017)

Hình thức quảng cáo: Internet



Đây không phải là quảng cáo lâu đời nhất hoặc nổi tiếng nhất trong danh sách, thế nhưng nó là quảng cáo mang sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong suốt chín năm (và vẫn đang tiếp diễn). Mạnh mẽ đến mức là bạn quên rằng đây là một quảng cáo.


Year in Search là một báo cáo dưới hình thức văn bản về các tìm kiếm phổ biến nhất của công chúng trên Google trong 12 tháng qua từ năm 2009. Sau đó, Google đã biến hoá những tổng hợp này thành một đoạn video dài ba phút. Kể từ đó, Year in Search đã trở thành một lời nhắc nhở táo bạo hàng năm về mức độ phụ thuộc vào Google về mặt thông tin, tin tức và những sự kiện nổi bật trên toàn thế giới.


Bài học rút ra: Hãy gợi nhớ cho khách hàng biết về sự chú ý của bạn về những gì mà khách hàng quan tâm. Những câu chuyện sẽ gợi ra nhiều cảm xúc khác nhau nhưng cuối cùng thứ hợp nhất tất cả mọi người chính là thông điệp nâng cao về cách khách hàng sử dụng dịch vụ của Google.


9. Dos Equis: The Most Interesting Man in the World (2006)

Hình thức quảng cáo: TV, Pre-roll



Sử dụng hình ảnh của diễn viên người Mỹ nổi tiếng Jonathan Goldsmith, hãng bia thủ công Dos Equis đã xây dựng cho nhân vật này hình ảnh người đàn ông thú vị nhất thế giới: Anh ấy hút xì gà Cuba, luôn được bao quanh bởi những người phụ nữ xinh đẹp, và quan trọng nhất, anh ấy uống bia Dos Equis.


Mấu chốt quan trọng khiến cho chiến dịch trở nên thú vị hơn chính là Dos Equis đã làm cho bia, những món tráng miệng hoặc các mặt hàng xa xỉ trở nên hấp dẫn. Và ở cuối mỗi quảng cáo, “Người đàn ông thú vị nhất thế giới” luôn nói: "Không phải lúc nào tôi cũng uống bia, nhưng khi tôi uống, tôi thích Dos Equis hơn."


Bài học rút ra: Sự cường điệu vui nhộn được sử dụng trong chiến dịch này đã khiến người xem nhớ đến thương hiệu trong lần đi ra ngoài mua bia tiếp theo. Và mặc dù Dos Equis gần đây đã thay thế “Người đàn ông thú vị nhất” bằng một diễn viên mới, hình ảnh Jonathan Goldsmith mãi mãi bất tử trong văn hóa meme và trong các cửa hàng bia, rượu.


10. California Milk Processor Board: Got Milk? (1993)

Hình thức quảng cáo: Print



Nhờ vào chiến dịch “Got Milk?” của California Milk Processor Board, doanh số bán sữa ở California đã tăng 7% chỉ trong một năm. Tuy nhiên, lưu ý rằng quảng cáo không nhắm mục tiêu đến những người không uống sữa; thay vào đó, nó tập trung vào những người đã từng sử dụng sản phẩm này.


Bài học rút ra: Không phải lúc nào cũng cần phải thu hút những khán giả mới sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đôi khi, đó là việc khiến khán giả hiện tại đánh giá cao và sử dụng sản phẩm của bạn thường xuyên hơn. Biến khán giả của bạn thành những người ủng hộ, đồng thời sử dụng nội dung tiếp thị và quảng cáo để cho họ biết lý do tại sao họ nên tiếp tục thưởng thức sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp cho họ.


11. Metro Trains: Dumb Ways to Die (2012)

Hình thức quảng cáo: Internet, Radio



Ở Melbourne, Úc, Metro Trains muốn truyền tải một thông điệp đơn giản: Không cưỡi ngựa xung quanh khu vực gần đường ray xe lửa. Các hành vi gây ra mất trật tự có thể dẫn đến thương tích hoặc thậm chí tử vong, nhưng thay vì đặt các biển cảnh báo hoặc những thông báo thông thường bên trong ga tàu, Metro Trains đã đưa ra “Dumb Ways to Die” (Những cách chết ngớ ngẩn), một bài hát đã thu hút hơn 197 triệu lượt xem trên YouTube kể từ khi ra mắt vào năm 2012.


Bài hát nói về những cách chết ngớ ngẩn - ví dụ như bằng cách chọc một con gấu xám bằng gậy hoặc cởi mũ bảo hiểm của bạn ra ngoài không gian - và nó có một đoạn điệp khúc nhỏ hấp dẫn khiến bạn sẽ không thể ngừng ngâm nga: "Dumb ways to die, so many dumb ways to die."


Ở cuối video, sau khi bạn đã xem các nhân vật hoạt hình đáng yêu chết một cách ngớ ngẩn nhất, bạn sẽ hiểu được mục đích của câu chuyện: Có nhiều cách chết ngu ngốc, nhưng cách ngu ngốc nhất là khi bạn chết trong lúc đứng trên mép sân ga, lái xe qua biển báo hiệu đường sắt hoặc cố ý băng qua đường ray xe lửa.


Quảng cáo video đã trở nên viral trên YouTube, bài hát đã được đăng tải trên iTunes và thậm chí nó còn được phát qua radio với quảng cáo đi kèm.


Bài học rút ra: Chiến dịch này được yêu thích, nổi tiếng nhờ vào truyền đạt ý tưởng đơn giản theo cách sáng tạo và đáng nhớ - và làm cho người xem không cảm thấy như mình đang bị cằn nhằn, như cách một số biển báo dịch vụ công cộng làm. Nếu chủ đề của bạn quá tệ hoặc nhàm chán, hãy cân nhắc sử dụng sự sáng tạo để truyền tải thông điệp của bạn.


12. Apple: Get a Mac (2006)

Hình thức quảng cáo: TV



Mặc dù đã có nhiều chiến dịch tuyệt vời đến từ Apple, thế nhưng chiến dịch này lại chiếm được ưu thế. Đoạn video trên là một trong số loạt series của chiến dịch với cuộc tranh luận giữa Mac và PC. Có thể nói đây là một trong những chiến dịch thành công nhất từ trước đến nay của Apple. Apple đã tăng trưởng 42% thị phần trong năm đầu tiên sau khi ra mắt chiến dịch. Quảng cáo này cho khán giả của Mac biết được những thứ họ cần biết về sản phẩm một cách ẩn ý - và theo một cách thông minh.


Bài học rút ra: Chỉ vì sản phẩm của bạn làm được một số điều khá tuyệt vời không có nghĩa là bạn cần phải thu hút khán giả của mình bằng điều đó. Thay vì vậy, hãy giải thích đến khán giả những lợi ích mà sản phẩm mang lại theo cách dễ hiểu.


>> Cảm hứng sáng tạo từ 18 quảng cáo hay nhất mọi thời đại (Phần 1)

Nhật Ánh / Advertising Vietnam

Theo HubSpot