Gần đây trong giới Agency đang có 2 luồng ý kiến tranh luận sôi nổi về tên gọi cũng như trách nhiệm của một Art Director: Nên gọi Art Director là Giám Đốc Nghệ Thuật hay Chuyên viên Chỉ Đạo Nghệ Thuật? Và một người Art Director có phải là sếp quản lý của Designer? Với quan điểm và lập trường của Bold, một đơn vị đào tạo kỹ năng Critical Thinking và Creative Thinking được sáng lập bởi một Giám Đốc Sáng Tạo kỳ cựu 20 năm trong nghề, Bold cho rằng tên gọi Art Director nên được dịch ra là Giám Đốc Nghệ Thuật – và Art Director chính là người quản lý, một vị sếp nhỏ của các Designers.


1. Vì sao phải gọi là “Giám Đốc Nghệ Thuật”?


a) [DIRECT LÀ MỘT ĐỘNG TỪ]


Đây là từ chỉ khả năng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng “direct” cho rất nhiều con người. Họ đều là những chuyên viên với kỹ năng khác nhau trong những Project của Agency quảng cáo. Vậy tại sao nên gọi là Giám Đốc Nghệ Thuật?

b) [ĐỨNG MŨI CHỈ ĐẠO – CHỊU SÀO CẢ MỘT LAYOUT ĐI SHOOT]


Ví như khi shoot KV, Art Director phải là người nắm rất vững kiến thức chuyên môn để biết đường “Direct”, nhận xét và đưa ra định hướng cho các ban đội phụ trách khác, từ chuyên viên mỹ thuật, ánh sáng cho đến kỹ thuật hình ảnh hiện trường trong việc canh góc máy ra sao, hướng sáng thế nào, độ Mix & Match giữa Layout và Production, v..v và triển khai đúng ý đồ mà Art Director mong muốn. Chưa dừng ở đó, khi bước tới final Artwork sẽ hiểu trầy vi tróc vảy là thế nào, đặc biệt trong những Job làm Layout xe 4 bánh: ghép bánh xe này, thân xe kia, kính chiếu hậu nọ – tất cả đều phải lấy từ những shot hình riêng biệt để rồi tiếp tục khâu retouch, chỉnh sửa “vài” round, test màu trên máy hoặc in màu để test color proof và ti tỉ thứ phải làm khác. Trong job shot KV, họ sẽ là người chỉ đạo, brief các hướng làm, giám sát, approve ngay tại set và quan trọng nhất – chịu trách nhiệm cho vai trò của mình. Có lẽ ngoài khả năng chuyên môn và quản lý, một Art Director còn phải có tinh thần thép mới đủ lực để đảm đương vị trí này. Đó là chưa nói đến idea của layout, cái đó sẽ nói ở mục kế tiếp.

Nếu ai đọc đến đây chưa thấy đủ nặng đô thì mời đọc tiếp về quy trình quay TVC nào:


c) [NẮM QUYỀN SINH “DUYỆT”]


Bắt tay vào sản xuất một chiếc TVC thì cần tìm hiểu quy trình ra sao nhé. Ở đây chỉ nói đến giai đoạn sản xuất, nghĩa là sau khi storyboard được client approved thôi. Cụ thể, sau khi được sự chỉ đạo hoặc uỷ nhiệm từ CD, Art Director sẽ là người brief và duyệt bài chính khi Production House gửi lại các phương án. Điều đó có nghĩa là tất tần tật các Director Treatment, Equipment, Post House, Portfolio các bên Offline và Online hay CGI, cho đến âm nhạc, quần áo, trang phục, make-up tóc tai, và tỉnh tình tinh các thứ khác sẽ được Art Director duyệt tất cả trước, đưa feedback để revise và làm cho mọi thứ done trước khi để Creative Director là người “duyệt” bài cuối cùng.


d) [SAI MỘT LI, ĐI MỘT DẶM]

Ra hiện trường, Art Director sẽ cùng với Creative Director duyệt framing, nét diễn của diễn viên, tiên lượng chuyển cảnh và approve những shot tốt nhất tại hiện trường: làm sao để quay đúng, đủ, kịp thời gian, bảo đảm tất cả các cảnh quay đều có trong shooting board, bảo đảm buổi shoot có một happy ending vì nếu… đóng máy một cái là tiêu đời luôn! Rồi nào là hậu kỳ, offline online và final mix, thuyết trình với khách hàng ra sao thì anh “Ạc” vẫn là người ôm trọn vào lòng hết (đến khâu này thì hầu hết các CD sẽ không tham gia nữa, hoặc có tham gia thì chỉ tham gia vào những lúc present offline, online khi có mặt client).


Vậy đến đây, định nghĩa “Giám Đốc Nghệ Thuật” đã rõ ràng với bạn chưa? Khi tất cả đã đi vào giai đoạn sản xuất và thành hình, khi mọi thứ cần thẩm mỹ và nhất quán thì mọi chuyên gia trong quy trình này đều cần một người đứng bên trên nhìn bao quát, chỉ đạo và định hướng. Nếu không là Giám Đốc thì là ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho tất cả quy trình này? Là.. Chuyên Viên hay chăng?


2. Vậy Art Director có phải là sếp của Designer hay không?  


[ĐỠ ĐẺ CHO ĐÚNG]

Đẻ ở đây là đẻ idea, đúng ở đây là ĐÚNG BRIEF (công thức 4c, proposition, strategic approach, concept, idea…). Muốn như vậy thì chỉ có level Art Director, dưới chỉ đạo của CD thì mới làm được. Khi ra được idea rồi, vai trò tiếp theo của họ sẽ bao gồm đưa đường hướng cho art direction – theo gu của job, của client, đúng brief, đúng client’s brand guideline, mandatory v.v….


[MẸ TRÒN CON VUÔNG]

Art Director phải đảm bảo tính nhất quán trong các thiết kế hay visual của chiến dịch. Để Designer làm đúng được ý đồ của Art Director một cách critically và strategically thì anh “Ạc” nếu không làm sếp để chỉ đạo thì một Designer – dù là giỏi kỹ thuật đến đâu cũng bị… off brief thôi. Ví như trong campaign 360 có ti tỉ kênh truyền thông với cách thiết kế khác nhau như POSM của BTL, KV của ATL, AWO của digital như Facebook, layout Instagram, hay layout adapt từ KV cho event – nếu Art Director không làm sếp thì ai sẽ giúp cho campaign 360 có được tính thống nhất trong tất cả thiết kế? Chưa kể, họ là người phải có kiến thức sâu về lĩnh vực đó, hiểu được ý khách hàng hay thương hiệu của mình để thuyết phục họ “buy” ý tưởng của mình nữa.


Các bạn có thể thấy, nhiều khi lên được chức “Ạc” thì không khó, nhưng để trở thành một người “Ạc” làm đúng và đủ với vai trò của mình, cùng kề vai sát cánh với CD trong việc quản lý team, quản lý dự án, quản lý đầu ra của các sản phẩm nghệ thuật trong quảng cáo thì người “Ạc” phải bản lĩnh và gánh trên mình rất nhiều trách nhiệm. Mọi người có thể tham khảo thêm một bảng Job Description của vị trí Art Director để hiểu rõ hơn những trách nhiệm và công việc của một Giám Đốc Nghệ Thuật phải làm nhé.


Link: https://www.truity.com/career-profile/art-director 


3. How to be an Art Director trong agency quảng cáo? 


[RECIPE ĐÚNG]

Quá trình phát triển để lên Art Director trong agency quảng cáo không hề dễ. Hầu hết các Art Director hiện nay do guồng quay công việc đều hiếm khi hoặc chưa có cơ hội hiểu rõ quy trình và cách vận hành của vị trí này. Vì vậy, BOLD CREATIVE TRAINING LAB ra đời lớp học “How to be an Art Director” với đối tượng là những Young Creatives hay Designers có mong muốn thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình. Cụ thể, lớp Art Director của Bold có tổng cộng 4 buổi để dẫn dắt học viên toàn bộ những kiến thức mà một Art Director nên có: bổ sung cho não trái như Strategic thinking, Critical thinking, công thức 4c, proposition, sự khác nhau và 3 mục tiêu giữa Marketing và Communication hay Sale là gì? Từ việc giúp các bạn có nền tảng tư duy vững chắc cho não trái, Bold cũng trau dồi các kỹ năng để học viên áp dụng lên não phải như cách lên concept, xây dựng idea cũng như cách chạy chiến dịch 360. Chưa hết, các bạn còn được học thêm các kỹ thuật của Art Director như art direction, art treatment hay tính mỹ thuật, nghệ thuật ra sao nữa.


[TỰ QUYẾT ĐỊNH]

Bold đặt tên cho lớp này là “How to be an Art Director” vì Bold không muốn cam đoan rằng ai học lớp “Ạc” xong đều… thành Art Director hết! Những kiến thức ở Bold sẽ như những công thức thực tế giúp các bạn dễ dàng ứng dụng hơn trong công việc để từ đó, bằng năng lực tự thân, bạn sẽ ngày càng mài sắc kỹ năng và kinh nghiệm để vươn tới vị trí Art Director, trở thành vị Giám Đốc Nghệ Thuật và người sếp tốt của các Designers. Bold chỉ làm tròn trách nhiệm trong việc “trao hết cho học viên những thứ học viên cần”, và bạn muốn lên được Art Director hay không thì câu trả lời lại nằm ở bạn, nhỉ?


Link lớp Art của Bold: https://www.boldcreativelab.com/artdirector