“Mục đích chính của việc tạo ra nội dung không phải để thu hút một lượng lớn traffic truy cập, mà vì để thu hút đúng đối tượng độc giả thương hiệu đang hướng tới”, Sonia Simone, đối tác sáng lập của trang Copyblogger Media, cho biết.


Khi một người dùng huỷ đăng ký (unsubscribe) một nền tảng nội dung, có nghĩa họ không quan tâm đến những gì nền tảng cung cấp, vì người tiêu dùng thường không có hứng thú với những thông tin không liên quan hoặc không mang lại giá trị cho họ.


Đó là lý do vì sao việc người dùng huỷ đăng ký đôi khi không phải là điều quá tệ. Thay vào đó, các marketer nên tạo ra những nội dung mang tính chuyên môn hơn cho nhóm người dùng mục tiêu, từ đó thu hút được đúng khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, hãy xây dựng một danh sách các khách hàng tiềm năng đáng quan tâm.


Việc khiến ai cũng bị thu hút bởi những nội dung do một content creator tạo dựng là điều không thể. Tuy nhiên đây là điều không đáng lo ngại vì nếu người nào cũng thích cùng một nội dung, điều này có nghĩa không có khách hàng tiềm năng để ý đến thương hiệu.


Có một điều các content creator nên chú ý là khi lượng độc giả tăng lên trên bất kì nền tảng nào, chắc chắn sẽ có một vài người không thích nội dung được tạo dựng bởi không phải ai cũng có sở thích, tính cách, văn hoá, lối sống,... giống nhau. Mỗi đối tượng độc giả sẽ có các nhu cầu khác nhau, chính vì thế họ chỉ chọn lọc những nội dung họ thích và bỏ qua các nội dung khiến họ không hứng thú. Việc tạo ra nội dung để có thể “chiều lòng” tất cả mọi người là điều khó khả thi. 


Việc khiến ai cũng bị thu hút bởi những nội dung do một content creator tạo dựng là điều không thể.


Khi một đối tượng không thích nội dung, họ sẽ thường chọn cách bỏ qua hoặc đôi khi để lại những phản hồi nặng nề. Các content creator nên làm gì?


Bước 1: Tự hỏi bản thân "Liệu người này có phải là khán giả của mình không?"


Nếu câu trả lời là có, các marketer cần tìm hiểu kỹ đối tượng độc giả để lại phản hồi về nội dung, dù có thể là những câu từ không mấy tốt đẹp. Nếu họ có những đặc điểm của đối tượng mà content creator hướng tới, đây có thể là dịp thích hợp để làm những điều sau:


  • Đưa thêm thông tin và giải thích về vấn đề họ đang thắc mắc
  • Tạo dựng livestream Hỏi & Đáp về vấn đề của họ
  • Đưa kế hoạch tạo dựng thêm nội dung để làm rõ vấn đề trong tương lai


Một content creator giỏi sẽ là người thường xuyên kiểm tra những phản hồi, biến nó thành một tuyến nội dung mới, qua đó tạo dựng mối quan hệ gắn kết với nhóm độc giả mục tiêu.


Nếu câu trả lời là không, hãy tự hỏi bản thân câu tiếp theo.


Bước 2: Tự hỏi bản thân "Tại sao người này không phù hợp với khán giả của mình?"


Thông thường, những người “chê” nội dung do content creator tạo ra không phải là nhóm độc giả mục tiêu. Chính vì thế content creator nên bỏ qua nhóm đối tượng này, dành thời gian tạo thêm nhiều nội dung phục vụ cho nhóm mục tiêu. Tuy nhiên, người tạo dựng nội dung cũng nên cân nhắc các phản hồi từ “nhóm độc giả không phải là mục tiêu” để tìm hiểu các cơ hội triển khai tuyến nội dung mới dựa trên những phản hồi ấy. Việc mở rộng nhóm đối tượng độc giả và tuyến nội dung là điều nên cân nhắc để có thể phát triển về mặt lâu dài.


Theo CopyBlogger

Tân Phan