Trong bối cảnh đại dịch covid-19 kể từ 2019, rất nhiều nhà sản xuất gặp vấn đề trong việc bán hàng và chuỗi cung ứng bị gián đoạn, lúc này nhiều nhà sản xuất sẽ chọn chuyển sang D2C Ecommerce để bán hàng cho người tiêu dùng. Một chiến lược D2C Ecommerce bài bản sẽ là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp.


Mô hình D2C Ecommerce đang dần trở thành xu hướng chủ đạo của nhiều doanh nghiệp như P&G và Unilever đã triển khai mô hình D2C đến khách hàng; Nike và Adidas dự kiến doanh số bán hàng theo mô hình D2C Ecommerce sẽ chiếm một nửa doanh thu của họ vào năm 2025.


D2C e-commerce là gì?


D2C (direct to consumer) e-commerce là hình thức mà nhà sản xuất sẽ bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng từ cửa hàng online của họ.


Thông thường, mô hình kinh doanh truyền thống sẽ đi từ the manufacturer/producers -> distributors -> retailers-> consumer.



Mô hình D2C E-commerce loại bỏ đi các bên trung gian giúp nhà cung cấp sản phẩm bán trực tiếp cho khách hàng. Theo một nghiên cứu về hành vi và thói quen của người tiêu dùng khi mua sắm online thì có hơn 55% người tiêu dùng thích mua hàng online với các nhà sản xuất chính hãng thay vì mua qua các nhà bán lẻ.


Mô hình kinh doanh truyền thống giúp các nhà cung cấp sản phẩm giải quyết việc mua số lượng lớn trong khi đó để một nhà cung cấp sản phẩm triển khai D2C (direct to consumer - bán trực tiếp cho khách hàng) thì họ phải bán các mặt hàng riêng lẻ. Đó cũng là lý do mà phần lớn các doanh nghiệp bên ngoài chưa triển khai D2C (direct to consumer) bởi các hoạt động của họ chỉ xoay quanh việc bán sản phẩm số lượng lớn.


Lợi ích của D2C E-commerce đối với doanh nghiệp


Một lợi ích to lớn của việc triển khai D2C E-commerce là các nhà sản xuất có quyền kiểm soát các hoạt động của họ từ việc bán hàng lẫn marketing. Điều này cho phép kiểm soát và tạo ra trải nghiệm đa kênh cho người tiêu dùng.



Kiểm soát thương hiệu


Trong mô hình kinh doanh truyền thống, nhà sản xuất có rất ít quyền kiểm soát vì sản phẩm của họ chủ yếu đang được bán bởi những nhà bán lẻ. Khi triển khai D2C E-commerce các nhà sản xuất có quyền kiểm soát đối với các hoạt động marketing lẫn chiến lược bán hàng đồng thời tiếp xúc với khách hàng cuối cùng.


Thấu hiểu khách hàng tốt hơn


Với mô hình D2C E-commerce (bán hàng trực tiếp cho khách hàng), các nhà sản xuất sản phẩm sẽ kiểm soát trải nghiệm của khách hàng từ giai đoạn nghiên cứu, sản xuất sản phẩm đến khi bán hàng.


Các nhà sản xuất có mô hình kinh doanh truyền thống rất ít khi tương tác với khách hàng vì vậy không có nhiều cơ hội để làm quen với người tiêu dùng.


Có nên triển khai D2C E-commerce cho doanh nghiệp từ 2022


Vấn đề khi triển khai D2C Ecommerce các nhà sản xuất sẽ gặp phải sự cạnh tranh với các nhà bán lẻ bên ngoài, đồng thời có nhiều việc hơn như: marketing, đóng gói sản phẩm, chăm sóc khách hàng,...


Để triển khai D2C Ecommerce tốt, nhà sản xuất nên có các sản phẩm mới phù hợp cho việc bán lẻ, đồng thời chuẩn bị tốt nhân lực cho khâu marketing và chăm sóc khách hàng.


Nhiều thương hiệu lớn ở Việt Nam và thị trường nước ngoài như: NIKE, ADIDAS, NESPRESSO, The Clorox Company, Allbirds, Love Bonito, Pomelo Fashion, Oxwhite... đã triển khai mô hình D2C Ecommerce để tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn so với việc phân phối truyền thống như trước đây.


Đồng thời nhiều thương hiệu lớn như Shiseido đã thực hiện mua lại Drunk Elephant và tập đoàn Unilever mua lại Tatcha, việc 2 thương hiệu lớn đã mua các công ty này nhằm hoàn thiện việc triển khai mô hình D2C Ecommerce.





Trong khoảng thời gian tháng 4/2022 thương hiệu Samsung đã hợp tác với affiliate network Opitmise cho ra mắt chương trình D2C Affiliate Marketing tại 8 thị trường ở Đông Nam Á để có thể tiếp cận thêm với thật nhiều khách hàng trong việc bán lẻ.


Ngay cả những thương hiệu lớn cũng nỗ lực triển khai mô hình D2C Ecommerce để tiếp cận với nhiều khách hàng nhất có thể. Có lẽ D2C là một phương án giúp doanh nghiệp duy trì tính ổn định mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch.