Một bài viết tuy có lượt like share đông đảo nhưng lại không thực sự giúp ích gì nhiều cho việc tăng traffic (lưu lượng truy cập vào trang web). Hầu hết các các bài đăng trên Facebook đều nhắm đến một trong hai mục tiêu: Engagement hoặc Conversion.


Engagement (tương tác) và Conversion (chuyển đổi) mang tính quyết định thành công cho một bài viết. Tùy vào mục đích cụ thể mà một trong hai chỉ số trên sẽ được ưu tiên xem xét hơn. Bài viết này tập trung phân tích khía cạnh Conversion và 5 yếu tố chủ chốt để tăng lượng chuyển đổi trong các bài đăng Facebook.


Khi nào chúng ta cần đến Conversion?


Một điều hiển nhiên rằng, các thương hiệu đều muốn người xem sẽ thực hiện hành động cụ thể sau khi xem một bài đăng Facebook. Conversion trong thế giới online ngày nay không chỉ dừng lại ở việc chuyển đổi thành hành động mua sản phẩm, nó được mở rộng ra việc khách hàng nhấn nút đăng ký, theo dõi hay trở thành hội viên của trang web. Nếu muốn bài viết của mình có tỷ lệ chuyển đổi cao (Conversion Rate - CR) thì điều quan trọng là bạn phải có một chiến lược khác biệt.


5 yếu tố chính của một bài đăng Facebook có tỷ lệ chuyển đổi cao


Các bài đăng Facebook có CR cao đều có nắm bắt trọn vẹn 5 yếu tố chung sau đây.


1. Hình ảnh bắt mắt


Một bài đăng Facebook mà thiếu tính sáng tạo giống như một cửa tiệm thời trang không có cửa sổ trưng bày sản phẩm. Trên thực tế, không có điều gì có thể khiến con người ngừng chú ý đến những hình ảnh bắt mắt (visual). Giữa bạt ngàn hình ảnh trên newfeed, chỉ mất khoảng 2,6 giây để người dùng Facebook lựa chọn nội dung ấn tượng nhất. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng hình ảnh của bạn phải thực sự nổi bật và gợi mở nhiều ý tưởng. Cho dù bạn sử dụng ảnh tĩnh, GIFs hoặc video thì đều cần đảm bảo những chi tiết sau:


Thông số kỹ thuật phù hợp:

Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của Facebook để đăng tải hình ảnh chất lượng cao. Trong những trường hợp hình ảnh có độ phân giải thấp khiến người dùng đánh giá thấp tính chuyên nghiệp và chẳng ai muốn click vào chúng.


Giới hạn văn bản:

Theo Facebook, phần text chiếm hơn 20% tổng thể hình ảnh sẽ làm giảm độ phổ biến của bài. Mức tối giản câu chữ được đặt lên hàng đầu. Hãy sử dụng Image Text Check của Facebook để kiểm tra hình ảnh trước khi đăng.


Ngừng sử dụng hình ảnh stock:

Nếu công ty bạn có đủ khả năng để thuê một nhiếp ảnh gia hoặc họa sĩ minh họa cho bài viết thì hãy dừng việc tận dụng những hình ảnh stock. Chúng rất dễ gây nhàm chán cho người xem và khiến bài đăng của bạn bị gắn mác “đại trà”.


Độ tương phản cao:

Màu sắc tương phản sẽ giúp làm cho hình ảnh của bạn “nổi bần bật”, ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Một bánh xe màu có thể giúp bạn lựa chọn mức độ tương phản phù hợp.


Tối ưu hóa cho thiết bị di động:

88% người dùng Facebook hiện nay truy cập nền tảng từ thiết bị di động. Hãy đảm bảo nội dung của bạn dễ đọc và có tiêu điểm rõ ràng trên các thiết bị này. Nên cân nhắc video dọc sẽ có hiệu quả tối đa trên thiết bị di động.


2. Câu chữ sắc bén


Khía cạnh tiếp theo để bài đăng Facebook tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao đó là phần nội dung bài viết (copy) phải truyền tải cá tính của thương hiệu. Phần văn bản này yêu cầu phải đơn giản, sắc bén trong từng câu chữ và đánh trúng trọng tâm.


Lưu ý, tránh lạm dụng các thuật ngữ kinh doanh và ngôn ngữ quảng cáo. Bên cạnh ngăn cản độc giả tiếp với cận bài viết, việc nói quá nhiều về marketing sẽ khiến thuật toán của Facebook lập tức “ngó lơ” tác phẩm của bạn. Nhiều người vẫn cho rằng thông điệp truyền tải qua ngôn từ càng ngắn gọn thì càng thu hút người dùng. Đó là xét trên lý thuyết các phương tiện truyền thông có xu hướng thu hút sự chú ý trong vòng 8 giây, thực tế các bài đăng có đoạn copy dài vẫn có thể hoạt động tốt.


3. Lời kêu gọi hành động thuyết phục


Đây chính là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi bài đăng quảng cáo - Call to action. Hãy tự đặt ra câu hỏi, bản thân bạn mong muốn người dùng sẽ hành động như thế nào sau khi đọc bài viết. Các động từ hiệu quả như Đăng ký, Tải xuống, Đăng ký, Lưu trữ, Nhấp,... sẽ dẫn dắt người dùng Facebook hành động sau khi xem bài đăng của bạn. Nếu bạn cảm thấy những động từ đó khá phổ biến và không tạo dấu ấn, có thể sử dụng đoạn Call to action mang tính khẩn cấp như “Chỉ có vài suất còn lại”, “Dành chỗ ngay hôm nay”... Sẽ có trường hợp khách hàng sẽ cảm thấy phiền toái khi bị “mời gọi” liên tục trong một bài đăng. Để tránh phản tác dụng, mỗi bài viết nên chứa một lời kêu gọi hành động là hợp lý.


4. Những ưu đãi hấp dẫn


Call to action chỉ thực sự hiệu quả khi gắn với một ưu đãi khiến khách hàng không thể chối từ. Nếu bạn không thể đưa ra cho khách hàng ít nhất một lý do để tương tác với thương hiệu thì bài đăng cũng trở nên vô ích. Ưu đãi có thể bao gồm những lợi ích khi tham gia chương trình khách hàng thân thiết. Chẳng hạn, các hội viên có cơ hội để tìm hiểu về các tính năng thú vị của sản phẩm trước khi ra mắt. Nếu bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu, hãy xem lại các bài đăng hoạt động tốt nhất trong quá khứ. Từ đó, đi sâu vào tìm hiểu insight, khám phá sở thích của khách hàng để chuẩn bị cho một bài đăng tối ưu. Nên lưu ý, các doanh nghiệp trực tuyến nên thận trọng với Clickbait - một liên kết để lôi kéo khách hàng nhấp vào và tăng lượt xem cho trang web. Clickbait đôi khi là cách phóng đại, “giật tit” quá mức khiến người xem tò mò nhưng nội dung lại mấy không thú vị. Cách này mặc dù tạo ra một lượng truy cập đáng kể cho web nhưng sẽ chẳng có hành động nào xảy ra sau đó, tỷ lệ chuyển đổi cũng không khả quan là bao nhiêu.


5. Xác định mục tiêu chiến lược


Facebook nổi tiếng với khả năng xác định mục tiêu quảng cáo. Hãy điều chỉnh bài viết của bạn theo insight của các nhóm đối tượng chủ yếu. Nhóm khách hàng chủ yếu là nam hay nữ? Phần lớn họ sống ở đâu và sở thích của họ là gì? Ngoài ra, thời gian là đăng bài cũng một yếu tố quan trọng không kém. Hãy chắc chắn sử dụng Facebook Analytics để xác định thời gian cao điểm của lưu lượng truy cập trang web. Đây chính là “khung giờ vàng” để đăng bài lên Facebook.



Một vài thủ thuật đăng bài trên Facebook


Có một vài thủ thuật thêm nữa mà bạn có thể sử dụng để cải thiện hiệu suất bài đăng. Hãy thử ghim bài đăng lên đầu trang Facebook để đảm bảo tất cả khách truy cập sẽ nhìn thấy nó. Nếu doanh nghiệp “rủng rỉnh” ngân sách và muốn tăng phạm vi tiếp cận, hãy xem xét việc quảng cáo bài viết. Cuối cùng là, khởi động một chiến dịch quảng cáo có đầy đủ các mẹo và thủ thuật tăng tỷ lệ chuyển đổi như trên. Nếu tỷ lệ chuyển đổi được tối ưu hóa chứng tỏ chương trình của bạn đang đi đúng hướng.


Ngọc Anh / Advertising Vietnam

Theo Hootsuite