Ngày 28/10/2022, Reputa kết hợp cùng TUVA Communication đã tổ chức thành công sự kiện công bố báo cáo “Dữ liệu lớn kể gì về bình đẳng giới”.


Dù đã có những thay đổi nhất định, các định kiến giới đối với phụ nữ vẫn tồn tại, đặc biệt nổi lên vào các dịp 8/3 và 20/10. Và câu hỏi được đặt ra: Ai là người “tri ân” phụ nữ vào 20/10. Kết quả cho thấy khoảng 37% đến từ các thương hiệu và hơn 20% đến từ người nổi tiếng. Nói cách khác, khoảng 60% thông điệp trong ngày 20/10 đến từ mục đích liên quan đến việc quảng cáo.




Bên cạnh những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, xu hướng mới liên quan đến chống nữ quyền cũng xuất hiện và tạo nên làn sóng rất đáng kể. Cụm từ “Nữ quyền” luôn là từ khóa hot và có lượng thảo luận cao hơn gấp nhiều lần so với “Bình đẳng giới”. Đặc biệt, những cụm từ này có lượng thảo luận đạt đỉnh vào tháng 3 và tháng 10, trùng vào hai ngày lễ 8/3 và 20/10.



Bên cạnh những bài viết tiềm ẩn định kiến giới trên báo chí xung quanh ngày 20/10 như “Nuôi dạy các bé gái trở thành những người phụ nữ truyền thống”, “Hoa làm bằng tiền thật lên ngôi thị trường quà tặng dịp lễ 20/10”, các bài đăng trên mạng xã hội của Tổ chức Thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam (VOGE) có sự đối trọng lại những thông điệp phổ biến. Họ sẽ chất vấn lại ngày 20/10, rằng cô gái nào không nhận được hoa cũng không có vấn đề gì. Bởi lẽ, hoa hay quà vào ngày này là định kiến giới rất rõ rệt. Hay Gederation Vietnam, với nhân sự phần lớn là Gen Z, cũng chất vấn lại ngày 20/10 theo cách thể hiện rất riêng.



Chính những điều này làm cho sự nở rộ của các chiến dịch truyền thông về giới ngày càng tăng cao. Ghi nhận rõ nhất là từ năm 2020 đến nay, với sự xuất hiện của ngày càng nhiều trang mạng xã hội chất lượng có chủ đề về bình đẳng giới và nữ quyền. Sắc thái chung của các nội dung về giới chủ yếu là tích cực (61%), tiêu cực chiếm 16,7%, còn lại là trung lập. Tuy nhiên, khi tập trung vào mẫu dữ liệu trên các diễn đàn, sắc thái nội dung có tỷ lệ tiêu cực rất cao (80%), gồm chống nữ quyền hoặc cho rằng đây là tư tưởng thượng đẳng, học đòi.



Mặc dù thảo luận về giới trong các diễn đàn mang đậm màu sắc đả kích, tiêu cực, thì trên báo chí và mạng xã hội mang tính tích cực nhiều hơn. Thế nhưng, phần lớn những nỗ lực truyền thông này đến từ các tổ chức xã hội và ban ngành. Điều đáng chú ý nhất là đa số quan điểm ủng hộ bình đằng giới chứ không phải nữ quyền. Việc nữ quyền được định hình là xu hướng hơi quá khích là điều đáng tiếc ở Việt Nam. Vậy câu hỏi được đặt ra là “Cần giữ sự cân bằng này như thế nào?”. Đó chính là sự kết hợp giữa “kiến thức” và “sự liên quan”. Những nội dung hiệu quả sẽ mang đến kiến thức mới cho người đọc và có sự liên quan mật thiết đến đời sống của họ. Đầu tư về mặt thị giác và đa phương tiện để các thông điệp về giới có tác động với công chúng dưới nhiều hình thức khác nhau và làm sao để nội dung cho người xem thấy hữu ích, chia sẻ và lưu lại để đọc sau này.



Ngoài ra, trong sự kiện cũng đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho việc ứng dụng công cụ Social Listening trong việc lập kế hoạch và đo lường hiệu quả của những chiến dịch truyền thông Nhu cầu lắng nghe xã hội của các nhãn hàng, khối nhà nước và khối phi lợi nhuận đang ngày càng tăng lên như một điều tất yếu, khi mạng xã hội đã trở thành một công cụ sử dụng hàng ngày của mỗi cá nhân.


Đừng quên TẢI XUỐNG BÁO CÁO đầy đủ để giúp bạn đưa ra các nhận xét đánh giá của riêng mình!