Thị trường ứng dụng dành cho di động luôn biến đổi. Trước những thay đổi đối với chính sách quyền riêng tư đến hành vi của người dùng trước và sau đại dịch, song song đó là ảnh hưởng của tình hình kinh tế toàn cầu suy thoái, các thương hiệu gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, đó cũng là những cơ hội để thương hiệu có những cải cách mới để thích nghi với tình hình hiện tại. Với những chia sẻ đến từ chuyên gia trong ngành, AppsFlyer vừa công bố dự báo xu hướng tiếp thị cho năm 2023.


Nội dung chính trong báo cáo xoay quanh các vấn đề liên quan đến những khó khăn trong việc quản lý ngân sách và triển khai chiến lược hiệu quả, đặc biệt là thúc đẩy chỉ số ROI trước những thách thức hiện tại. 


Một số điểm nổi bật có trong báo cáo “Xu hướng App marketing trong năm 2023” và dự đoán của các nhà lãnh đạo trong ngành đến từ AppsFlyer:  


#1 “Tăng trưởng bằng mọi giá" không còn là chiến lược chủ đạo 


Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, dẫn đến việc cắt giảm chi phí cho quảng cáo. Với chi phí giới hạn, các marketers nên tập trung hoạch định chiến lược, kế hoạch và các khoản chi một cách tỉ mỉ nhất để hiệu quả cuối cùng vẫn được đảm bảo. AppsFlyer đưa ra 3 đề xuất cho tình huống này. 



Thứ nhất, các công ty cần có chiến lược đầu tư nhắm vào đối tượng người dùng cũ vì đây là đối tượng khách hàng trung thành, tạo được sức ảnh hưởng, từ đó có thể thu hút được thêm tệp khách hàng mới. 


Thứ hai, có chiến lược bài bản để thúc đẩy tỷ suất hoàn vốn (ROI) là rất quan trọng. Một cách rõ ràng để tăng ROI là tăng doanh số bán hàng và tạo thêm doanh thu, điều này sẽ tiếp tục đẩy tăng tỷ lệ ROI. Ben Dutter, SPV Strategy của Power Digital Agency, cũng nhấn mạnh việc chứng minh ROI tăng trưởng mạnh mẽ sẽ là chủ đề hàng đầu và trọng tâm trong năm 2023.


Cuối cùng, việc đa dạng hóa các kênh tiếp cận cũng cần được quan tâm với những kế hoạch hành động cụ thể để luôn mở rộng tệp khách hàng, từ đó có thể thúc đẩy chỉ số ROI.


#2 Chi phí cho việc thu hút người dùng mới mắc hơn chi phí "giữ chân" người dùng hiện tại từ 5 đến 25 lần 


Do đó, chiến thuật cần làm để tối ưu hóa chiến dịch là đầu tư vào CX (Customer experience: Trải nghiệm của người dùng dựa trên cách doanh nghiệp tương tác với họ trong hành trình mua hàng - buying journey) và tập trung tăng trưởng lượt “giữ chân” người dùng của ứng dụng. 



Cũng trong báo cáo, AppsFlyer cho biết: có đến 26% khách hàng muốn các công ty cá nhân hóa trải nghiệm của họ khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm, 21% khác muốn dựa trên sở thích và thói quen. Thông qua thông tin thu thập, các doanh nghiệp có thể sử dụng hoạt động cá nhân hóa như một đòn bẩy chính để mang lại trải nghiệm phong phú cho khách hàng.


#3 Biến thách thức thành cơ hội: Làm thế nào để xóa bỏ rào cản "quyền riêng tư" để gia tăng thêm khách hàng trung thành


Quyền riêng tư của người tiêu dùng đang được ưu tiên hàng đầu. Đây cũng chính là lý do khiến cho các marketers gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và insight để hoạch định các kế hoạch. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ thị trường và biết tận dụng những điều sẵn có, thách thức về “quyền riêng tư” hoàn toàn có thể biến thành cơ hội để doanh nghiệp có thêm khách hàng trung thành. 


Theo chia sẻ của Raviteja Dodda - CEO và Co-founder của MoEnage, việc thu hút khách hàng mới vẫn rất quan trọng song mục tiêu đạt được sự tăng trưởng bền vững bằng cách thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng lại đang là ưu tiên mà nhiều doanh nghiệp hướng tới. 



Để hiểu được khách hàng cần gì mà không vi phạm quyền riêng tư, doanh nghiệp nên minh bạch hơn với người dùng về cách thông tin của họ sẽ được sử dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên để khách hàng lựa chọn những thông tin mà họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ hơn là ép buộc một số thông tin nhất định.


Các doanh nghiệp cũng có thể ưu tiên tập trung phát triển mối quan hệ với khách hàng để đảm bảo duy trì lòng trung thành của họ đôi với thương hiệu của mình bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cách tiếp cận tiến tiến là đa dạng hóa hình thức tương tác với khách hàng, không chỉ trên website mà còn có thể trên những ứng dụng di động. Không những vậy, các chiến dịch marketing cần có sự liên kết nhất định với cộng đồng mà khách hàng tin tưởng hoặc những người có sức ảnh hưởng lớn đối với họ. 


Ngoài ra, những cách tiếp cận truyền thống như các chương trình đặc biệt dành cho khách hàng trung thành, khách hàng VIP cũng là một cách làm hiệu quả trong việc gia tăng lòng trung thành và tăng khả năng mua hàng. 


#4 Bài học từ những xu hướng nổi bật trong năm 2022


Bên cạnh những dự đoán cho thị trường App Marketing năm 2023, AppsFlyer cũng đưa ra xu hướng, bài học tiếp thị ứng dụng trong năm 2022 mà các marketers có thể áp dụng trong năm 2023. 


Nghiên cứu cho thấy, chi phí cho quảng cáo giảm 5% theo từng năm và chi phí thu hút người dùng mới (UA) trên các ứng dụng đạt 80 triệu đô trong năm 2022. Tổng số lượt cài đặt của các ứng dụng tăng đến 10% mặc cho tác động của thời kỳ suy thoái sau Covid và suy thoái kinh tế. 


Các ứng dụng thuộc thể loại non-gaming có doanh thu IAP (In-app purchase) tăng 20%, ngược lại, các ứng dụng gaming giảm 16%. Tỷ lệ ID matching tăng 10%, đạt tổng cộng 26% lượt cài đặt có trả phí (NOIs- Non organic installs) trên nền tảng iOS.


Để biết thêm những thông tin hữu ích trong báo cáo “Xu hướng App marketing trong năm 2023” đến từ AppsFlyer, tải full báo cáo tại đây