Để SEO một trang web lên TOP đòi hỏi một quá trình rất dài và kì công của các SEOer. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thấy thứ hạng SEO của mình sẽ không thể giữ được mãi. Để duy trì thứ hạng của trang web luôn trên Top Google, bạn cần nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới thứ hạng SEO Website và cách duy trì nó.


Hãy cùng SEONGON tìm hiểu ngay.


1. Yếu tố chủ quan


1.1 Nội dung trên website.


Nội dung là phần đặc biệt quan trọng của website, nắm giữ nhiều vai trò như cải thiện chất lượng và độ uy tín cho website. Nội dung tốt có thể thu hút và giữ chân người dùng, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi.


Vì vậy ngay cả khi website đã lên Top tìm kiếm, việc làm nội dung vẫn cần được chú trọng. Bạn cần xem lại các bài viết và thường xuyên update lại thông tin trong bài. Update ở đây bao gồm cả chỉnh sửa nội dung, tối ưu nội dung và bổ sung thêm nội dung cần thiết.


Ví dụ: Thời điểm bạn viết bài đó và làm SEO là năm 2018, bạn đặt title là “ Checklist bài viết chuẩn SEO 2018”. Vậy khi sang 2019, bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa lại bài viết thành “Checklist bài viết chuẩn SEO 2019”, đồng thời update thêm các checklist mới của 2019 vào bài.


Không chỉ update bài viết cũ, việc mở rộng bộ từ khóa và viết bài mới cũng vô cùng quan trọng. Điều này được Google đánh giá cao khi website của bạn cập nhật thông tin thường xuyên. Bạn có thể mở rộng thêm các chủ đề liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. Nếu như từ khóa sản phẩm là các chủ đề từ khóa dọc liên quan trực tiếp đến sản phẩm; bạn hoàn toàn có thể làm SEO các chủ đề ngang.


Ví dụ: Trang web của bạn nói về việc định cư đi úc thì ngoài các chủ đề dọc như: Định cư đi úc diện kinh doanh, định cư đi úc diện đầu tư,.. bạn có thể SEO thêm các chủ đề ngang như: cuộc sống ở Úc, các ngành nghề làm việc tại Úc,….


1.2 Giao diện thân thiện với thiết bị di động


Với một số lượng lớn người dùng sử dụng thiết bị di động khi truy cập internet, việc bạn cần làm thường xuyên là kiểm tra xem website có còn thân thiện với thiết bị di động hay không.

Để kiểm tra bạn có làm các bước sau:




Như vậy website đã thân thiện với thiết bị di động, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề tải trang. Bạn có thể ấn vào “ Vấn đề tải trang” và xử lý phần này.


  • Bước 2: Bạn vào Google Webmaster Tool của website, sau đó bạn chọn phần “Tính khả dụng trên thiết bị di động” ở thanh sidebar bên trái. Từ đó công cụ sẽ trả về cho bạn những vấn đề bạn cần khắc phục với website của mình



1.3 Tăng tốc độ tải trang trên di động


Sau một thời gian bạn làm SEO, bạn viết bài, bạn đăng ảnh lên trang web,website sẽ ngày càng nặng hơn do nhiều ảnh và dữ liệu. Điều này có thể khiến cho tốc độ tải trang bị chậm.

Việc bạn cần làm là kiểm tra lại tốc độ tải trang đặc biệt trên thiết bị di động. Vì hiện tại, số lượng người truy cập bằng điện thoại di động là rất lớn và quan trọng là Google index bản mobile trước.


Để kiểm tra tốc độ trang web, bạn dùng 2 công cụ:



Website đạt tốc độ tốt khi điểm pagespeed đạt 80 điểm. Công cụ có gợi ý một số cách tối ưu tốc độ ở bên dưới khi phân tích mỗi trang web. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, thường có 3 yếu tố chính đó là do code, do hosting hoặc do ảnh kích thước lớn và nặng, gây tải trang chậm. Bạn cần tối ưu tất cả hạng mục này bằng cách:


  • Chuyển sang một dịch vụ máy chủ nhanh hơn, tin cậy hơn.
  • Thực hiện nén tất cả các ảnh trên trang web của bạn.
  • Sử dụng mạng lưới cung cấp nội dung (CDN) để tăng tốc độ tải xuống.


Công cụ thứ hai bạn có thể sử dụng khi kiểm tra tốc độ tải trang đó là Testmysite. Testmysite đo tốc độ tải trang trên thiết bị di động khi sử dụng 4G. Tương tự như Pagespeed, bạn nhập domain trang web của mình vào đường link https://www.thinkwithgoogle.com/feature/testmysite/. Công cụ sẽ trả về kết quả như sau:



Website đạt tốc độ tốt khi điểm số đạt <2,5s. Ở ví dụ trên website đang đạt 4,5s là khá thấp. Cần tối ưu lại website theo gợi ý ở phía dưới.


1.4 Tối ưu thẻ Tittle, Meta Description & Featured Snippet.


Thẻ title và meta description có thể là điểm chạm đầu tiên của website với khách hàng khi khách hàng thực hiện một truy vấn trên công cụ tìm kiếm của Google. Vì vậy, 2 thẻ này đặc biệt quan trọng. Chúng quyết định việc người dùng có Click vào website của bạn hay không? Vì vậy việc tối ưu các thẻ title, meta description là việc nên làm thường xuyên.


Khi website của bạn đã đạt vị trí cao, hãy cố gắng tối ưu để nó có thể đạt lên Top 0 (hay còn gọi là Featured snippets). Featured snippets là một vị trí mà hầu hết những ai làm SEO trên google đều cũng mong muốn. Giới chuyên gia gọi vị trí này là đoạn trích nổi bật hay vị trí Top 0 trên kết quả tìm kiếm


Google Featured snippets thường có 3 dạng khác nhau:

  • Đoạn văn chiếm (63%)
  • Danh sách liệt kê (19%)
  • Bảng (16%)
  • Ngoài ra cón có biểu đồ, hình ảnh,…



Vì sao chúng ta nên tối ưu Featured Snippets?


  • Vị trí top 0 này sẽ giúp tăng độ uy tín thương hiệu cũng như độ hiển thị trên SERP.
  • Giúp bạn có nhiều traffic hơn vô website. Trong nhiều trường hợp, vị trí top 0 còn có tỉ lệ CTR (Click Through Rate) cao hơn cả vị trí top 1.
  • Bạn không mất thêm chi phí để tối ưu vị trí Top 0 này


1.5 Tạo liên kết từ các mạng xã hội


Tín hiệu từ Social sẽ giúp bạn xác thực doanh nghiệp với google, tăng độ phủ thương hiệu và tăng traffic cho website theo nguồn từ Social. Vì vậy việc tạo và xây dựng nội dung cho hệ thống mạng xã hội là rất quan trọng. Bạn có thể tạo hệ thống mạng xã hội có người dùng lớn như Facebook, Twitter, Linked in, …


Sau đó xây dựng nội dung cho từng trang bằng cách chia sẻ bài viết từ website lên hệ thống mạng hoặc chia sẻ các bài viết của các trang mạng với nhau.



1.6 Tối ưu liên kết Internal Link


Trong quá trình tối ưu website, bạn cũng cần để ý tới các Internal Link có còn hợp lý không?

Liên kết nội bộ (Internal link) là một siêu liên kết trên một trang đến một trang khác hoặc tài nguyên như hình ảnh, hoặc file tài liệu, trong cùng domain hay website.


Cách đi internal Link rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ time on site và bouce rate của người dùng. Vì vậy bạn cần đi Internal Link đúng cách để tránh lãng phí traffic vào website.

Với 1 bài viết, chúng ta nên xây dựng nội dung theo nhóm chủ đề để có thể đi internal link một cách hợp lý và liên quan đến nhau. Ngoài ra, chúng ta có thể đi Internal Link theo hành trình tìm kiếm của người dùng (mô hình A-I-D-A). Đó là khách hàng sẽ đi từ Attention (Chú ý đến thương hiệu) -> Interest (Yêu thích thương hiệu) -> Desire (Khao khát có được sản phẩm) -> Action (Hành động trên trang web).



2. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới thứ hạng SEO.


Không chỉ những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến website, các tác động từ bên ngoài cũng khiến website của bạn tăng hoặc giảm thứ hạng:


2.1 Các bản cập nhật liên tục và thường xuyên của Google.


Google thường xuyên ra các bản update thuật toán. Vì vậy việc bạn cần làm là tham dự các hội thảo về cập nhật của Google hoặc theo dõi những website cung cấp các thông tin nhanh nhất của Google để kịp thời tối ưu lại website của mình.

Ví dụ đợt cập nhật thuật toán Google Rank brain

Google ngày càng thông minh trong việc xếp hạng từ khóa. Nếu như bạn không cập nhật các thuật toán thường xuyên, rất khó có thể đảm bảo cho thứ hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm.


2.2 Các phương pháp SEO mới.


Ngoài các thuật toán của Google, bạn cũng nên tìm hiểu các phương pháp SEO trên thi trường để tăng thứ hạng cũng như duy trì thứ hạng cho website của mình. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều trường phái SEO khác nhau, bạn cần tỉnh táo và chọn lọc phương pháp phù hợp nhất với ngành và website của mình.


Hướng dẫn: Lập kế hoạch và triển khai dự án SEO từ A – Z theo phương pháp mới


Để giúp việc lựa chọn phương pháp phù hợp được đơn giản hơn, bạn hãy đăng ký theo dõi để nhận các Email với chủ đề đa dạng đi từ các chia sẻ của chuyên gia đi cùng các Case Study thực tế, tới cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất của ngành SEO nói riêng và Google Marketing nói chung.


* Hãy cùng tìm hiểu về dịch vụ SEO Tổng thể (PPP) độc quyền by SEONGON, giúp doanh nghiệp lên TOP hàng nghìn từ khóa:

dich-vu-seo-topic