Theo số liệu năm 2021 của Visa – công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, có đến 87% số người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và trong đó có đến 82% bảo rằng lần đầu tiên họ sử dụng dịch vụ này là từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra.


Điều này khẳng định thêm việc giãn cách xã hội và mô hình làm việc tại nhà đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong quá trình chuyển dịch từ trải nghiệm mua sắm trực tiếp sang thương mại điện tử đã diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng vài tháng. Một trong những ngành hàng hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử chính là eGrocery.


eGrocery là gì Tiềm năng thị trường eGrocery tại Việt NameGrocery là ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử


Vậy eGrocery là gì?

eGrocery (hay Grocery Ecommerce) là thương mại điện tử bách hóa, bao gồm các hoạt động kinh doanh trực tuyến sản phẩm bách hóa như thực phẩm (cả tươi sống lẫn đóng gói sẵn), sản phẩm gia dụng, chăm sóc sức khoẻ và chăm sóc cá nhân, etc. Từ trưng bày sản phẩm, đặt hàng cho đến thanh toán, vận chuyển đều được thực hiện trên website của các doanh nghiệp eGrocery.


Một số doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử bách hóa thành công ở Việt Nam có thể kể đến như Bách Hóa Xanh, An Nam Gourmet, Organica, Farmer’s Market, etc.


Tiềm năng thị trường eGrocery tại Việt Nam

Covid-19 là chất xúc tác mạnh mẽ, một trong những cú hích làm bùng nổ nhu cầu mua sắm sản phẩm thiết yếu trong ngành bách hóa. Theo báo cáo từ iPrice, khi người dân bắt đầu ở nhà phòng chống dịch, các website chuyên kinh doanh bách hóa tăng trưởng 45% lưu lượng truy cập so với trước đó. Sau khi giãn cách xã hội được nới lỏng, xu hướng này duy trì mức ổn định khi tăng 10% ở giai đoạn cuối năm 2021. eGrocery là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc xuyên suốt từ đầu đại dịch đến nay với nhu cầu tìm kiếm vẫn đang gia tăng liên tục.


Ngoài ra, thị trường eGrocery toàn cầu cũng rất sôi nổi với doanh thu từ thị trường thương mại điện tử bách hóa tại Mỹ đã vượt 20 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ vượt qua ngưỡng 24 tỷ USD vào năm 2023 (Statista). Theo báo cáo từ Redseer, thị trường eGrocery của Ấn Độ được ước tính sẽ đạt 10.5 tỷ USD vào năm 2023.

Nhìn thấy tiềm năng to lớn từ thị trường eGrocery có thể mang lại, hiện nay đã có nhiều “ông lớn” không phải từ ngành bách hóa truyền thống cũng nhảy vào tham chiến để tranh giành “miếng bánh” béo bở này như Con Cưng, Kids Plaza, etc.


Case Study

BigBasket – Kẻ khổng lồ trong thị trường eGrocery tại Ấn Độ

BigBasket được thành lập năm 2011 bởi V.S. Sudhakar, Hari Menon, V.S. Ramesh, Vipul Parekh và Abhinay Choudhari. Tháng 5 năm 2021, sau thương vụ mua lại 64% cổ phần BigBasket của Tập đoàn Tata, giúp đẩy mức định giá của BigBasket tăng vọt lên 1,85 tỷ USD.


eGrocery là gì Tiềm năng thị trường eGrocery tại Việt Nam (1)BigBasket – Kẻ khổng lồ trong thị trường eGrocery tại Ấn Độ


Bằng cách đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển dịch vụ vận chuyển và mở rộng hệ thống chức năng logistics trong website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Năm 2016, BigBasket đã có thể thực hiện giao hàng nhanh trong vòng 60 phút. Cùng năm, BigBasket còn xây dựng dịch vụ giao hàng B2B để phục vụ nhu cầu về thực phẩm cho các nhà hàng và khách sản tại các thành phố lớn của Ấn Độ. Chiến lược kinh doanh này đã làm bàn đạp vững chắc cho thương hiệu BigBasket trong lĩnh vực bách hóa trực tuyến tại Ấn Độ kể từ năm 2017 đến nay.


Blinkit (Tên cũ là Grofers) – Doanh nghiệp giao hàng nhanh nhất tại Ấn Độ 

Grofers là nền tảng thương mại điện tử bách hóa lớn thứ 3 tại Ấn Độ, chiếm khoảng 13% thị phần, chỉ sau BigBasket (37%) và Amazon (15%). Được thành lập năm 2013 bởi 2 kỹ sư công nghệ là Albinder Dhindsa và Saurabh Kumar, sau khi 2 nhà sáng lập nhận thấy lỗ hổng to lớn từ các dịch vụ logistic tại địa phương.


eGrocery là gì Tiềm năng thị trường eGrocery tại Việt Nam (2)Blinkit (Tên cũ là Grofers) – Doanh nghiệp giao hàng nhanh nhất tại Ấn Độ


Ban đầu, Grofers chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm bách hóa như thực phẩm đóng gói, đồ làm bánh, chăm sóc mẹ và bé, thú cung etc cho cửa hàng bách hóa, y tế, nhà hàng hoặc siêu thị tại địa phương. Nhưng nhờ những tiến bộ trong công nghệ được áp dụng thành công trong chiến lược thương mại điện tử, Blinkit đã nhanh chóng mở rộng kinh doanh thành công tại 28 thành phố của Ấn Độ.


Ngày 13 tháng 12 năm 2021, Grofers chính thức đổi tên thương hiệu thành Blinkit với mục tiêu giao hàng trong vòng 10 phút. Tương tự như BigBasket, Blinkit cũng tập trung phát triển hệ thống logistics và mở rộng mạng lưới thương hiệu đối tác trên website thương mại điện tử của mình. Hiện nay, Blinkit đã có hơn 60 đối tác tại New Delhi, hơn 30 đối tác tại Gurgaon cùng một số lượng lớn đối tác ở Mumbai, Kolkata, Bengaluru, etc.


Bách Hóa Xanh – Quân bài chiến lược của MWG trong thị trường eGrocery

Bách hóa Xanh là chuỗi siêu thị mini chuyên bán thực phẩm tươi sống và nhu yếu phẩm trực thuộc công ty Cổ Phần Thế Giới Di Động (MWG). Hiện nay, Bách Hóa Xanh đã có gần 2.000 cửa hàng trên khắp các tỉnh thành ở Miền Nam, Miền Đông và Nam Trung Bộ. Theo iPrice, đây là website có lượt truy cập lọt top 5 website thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam, chỉ xếp sau 4 sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki và Sendo).


eGrocery là gì Tiềm năng thị trường eGrocery tại Việt Nam (3)Bách Hóa Xanh – Quân bài chiến lược của MWG trong thị trường eGrocery


Kể từ khi thành lập năm 2015 đến nay, Bách Hóa Xanh chủ trương 2 chiến dịch trọng điểm, cạnh tranh với chợ truyền thống và phát triển website thương mại điện tử. Bách Hóa Xanh xây dựng chi nhánh tại các điểm bán gần chợ, nhưng là vùng ven ngoại thành và các tỉnh – những điểm có chi phí mặt bằng dễ chịu hơn rất nhiều so với khu vực trung tâm. Đồng thời, phát triển hệ thống website để mở rộng kênh bán hàng trực tuyến, thu hút những người thích mua hàng online, đặc biệt là giới trẻ.


Hiện nay, Bách Hóa Xanh chính thức gia nhập “hội tam hoàng” bán lẻ Việt Nam cùng với Saigon Coop và WinMart (tiền thân là VinMart), xác lập kỷ lục doanh thu 26.300 tỷ đồng năm 2021 – tăng 38% so với 11 tháng đầu năm 2020.


Ngoài Bách Hóa Xanh, còn có nhiều doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử bách hóa thành công khác như An Nam Martket (chuyên phục vụ khách hàng nước ngoài hoặc cựu du học sinh tại Việt Nam), Organica (chuyên cung cấp sản phẩm thân thiện với môi trường), etc.


Mặc dù đã có sự góp mặt của nhiều ông lớn nhưng eGrocery vẫn ở giai đoạn phát triển, chưa chính thức bùng nổ nên tiềm năng phát triển của thị trường này còn rất lớn. Các doanh nghiệp bách hóa tại Việt Nam có thể vận dụng bài học của những doanh nghiệp đi trước, lựa chọn nền tảng xây dựng hệ thống website tương thích với mô hình chiến lược thương mại điện tử để tự tin gia nhập thị trường màu mỡ này.


*Bài viết được viết bởi Diem Le - chuyên viên Digital Marketing tại SECOMM. Bài viết gốc được đăng tải tại Blog của SECOMM.