Gây xôn xao cho những người hâm mộ phim ảnh trong thời gian vừa qua, “Emily in Paris” là bộ phim kể về cuộc sống của một cô gái phụ trách marketing vừa được chuyển đến Paris để làm việc cho một agency chuyên về các thương hiệu xa xỉ. Tuy nhiên, cuộc sống của một marketer được thể hiện trong phim đã đưa ra không ít ý kiến trái chiều xoay quanh về chủ đề này. 


Mới đây, nhà sản xuất đã xác nhận phần 2 của bộ phim sẽ được ra mắt trong thời gian tới, hãy cùng xem lại những điều có thể rút ra về Social Media Marketing từ phần 1 của “Emily in Paris” nhé!


Xây dựng thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân là vấn đề đã được “Emily in Paris” đặt vào vị trí trung tâm của bộ phim. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ xoay quanh về bạn biết điều gì, biết về ai mà còn là về những người biết đến bạn. 



Với những điều mà Emily thể hiện, dù người xem có đồng tình với những hành động đó hay không, thì tính nhất quán của Emily trong tiếng nói thương hiệu, nội dung và thông điệp của cô ấy đã mang đến cho bản thân các cơ hội nghề nghiệp. Sở hữu một thương hiệu cá nhân để thể hiện chuyên môn và cá tính có thể mở ra cánh cửa lớn trong tiếp thị truyền thông xã hội.


Không sử dụng Social Monitoring 

Bộ phim "Emily in Paris" đem đến cho khán giả một bức tranh khá đơn giản về lĩnh vực truyền thông xã hội, như là việc đăng tải một tấm ảnh tự chụp sau đó chèn vào vài dòng chữ. Trên thực tế, tiếp thị truyền thông xã hội phức tạp hơn thế, và được đánh giá là quan trọng tương tự như các lĩnh vực chuyên môn khác của marketing. 



Tuy nhiên vẫn có một số điểm vô lý có thể thấy trong phim như việc Emily không sử dụng các công cụ theo dõi và thu thập dữ liệu từ người dùng khi họp với khách hàng. Hay tại sao Emily không sử dụng mạng xã hội Twitter trong công việc của mình? Kể cả việc giao tiếp với các chuyên gia để kết nối, học hỏi và đưa ra các ý tưởng cũng không xuất hiện trong phim.


Một phần của cuộc sống agency 

"Emily in Paris" đã giới thiệu một phần nhỏ về những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống của những người trong ngành marketing. Làm việc đến khuya, quản lý danh tiếng, lên kế hoạch cho các sự kiện, sáng tạo nội dung, marketing thông qua influencer đều là “chuyện thường ngày ở huyện” đối với dân agency. 



Không chỉ như trên phim, thế giới ở một agency sáng tạo còn có sự nghiên cứu và hợp tác làm việc. Ngoài ra, hầu hết các phòng ban phụ trách mảng truyền thông xã hội tại các agency đều có sự quyết định của nhiều hơn một người, không riêng lẻ như những gì mà phim đã truyền tải.


Marketing thông qua influencer 

Những điều nên và không nên trong mối quan hệ giữa người ảnh hưởng (influencer) và người sáng tạo nội dung đã được nêu bật lên trong “Emily in Paris”. 



Trong phim, Emily đã thể hiện được cá tính của bản thân mình thông qua tài khoản mạng xã hội mang tên @EmilyInParis. Với tư cách là một người có tầm ảnh hưởng, cô còn được mời tham dự một sự kiện lớn. Khi mà những khách mời khác đăng ảnh “selfie” để quảng cáo bản thân (thay vì sản phẩm hoặc thương hiệu đang tổ chức sự kiện), thì Emily đã bộc lộ sự yêu thích thương hiệu mỹ phẩm này trên trên cá nhân của mình chứ không phải đến sự kiện để trải nghiệm, nhận quà miễn phí hay nhận lương. Đây là một trong những điều cơ bản của Influencer Marketing.


Góc nhìn mới về mạng xã hội

Emily in Paris” đưa ra quan điểm rằng mạng xã hội trong thời buổi hiện này chính là sân chơi của giới trẻ. Dù tưởng như đây chỉ là thế giới dành riêng cho các chuyên gia hay agency quảng cáo, thì mạng xã hội là cách tiếp cận khán giả mới đến từ những người trẻ. Và với quan niệm là giới trẻ thì biết tất tần tật về mạng xã hội như một chuyên gia marketing không phải lúc nào cũng đúng.



Có thể nói, “Emily in Paris” đã tạo rất nhiều ý kiến trái chiều về cách thể hiện Social Marketing trên màn ảnh. Một số người thích điều đó, và cũng có một số người không. Liệu phần 2 của "Emily in Paris" sẽ làm tốt hơn và miêu tả chi tiết hơn hay không? Hãy cùng đón chờ xem.

Nhật Ánh / Advertising Vietnam

Theo Adweek