Facebook cùng GroupM Việt Nam vừa công bố báo cáo thường niên về hành vi, mức độ tiêu thụ các phương tiện truyền thông, mức độ sử dụng và nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng tại các vùng nông thôn và ngoại thành Việt Nam.


Báo cáo được thực hiện vào tháng 09 - tháng 11 năm 2020, với sự tham gia của 4.500 người sống tại khu vực thành phố và nông thôn ở 30 tỉnh thành (không phải các thành phố lớn) có tổng số dân chiếm hơn 60% dân số toàn quốc.


Các thông tin chính từ báo cáo:


Nông thôn tiềm năng

●      Nông thôn và ngoại thành (Nông thôn) là khu vực tiềm năng để doanh nghiệp hướng tới thúc đẩy tăng trưởng. Nông thôn hiện chiếm 63% dân số, và 60% GDP của cả nước. 

●      Dự tính từ 2020-2025, Chi phí hàng tháng dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh ở nông thôn sẽ tăng trung bình 7% hàng năm, nhanh hơn khu vực đô thị loại 1 (4%)

●      So với đô thị loại 1, trên 70% các ngành hàng vẫn có cơ hội để đẩy mạnh số lượng người tiêu dùng của ngành hàng


3 khám phá mới về người tiêu dùng ở Nông thôn - Ngoại thành


●      Người tiêu dùng ở Nông thôn sử dụng Internet nhiều hơn là các loại hình media truyền thống và tăng nhanh từ 2018 (84%) đến 2021 (91%). Lần đầu tiên số lượng người sử dụng Internet đã cao hơn TV (86%).

○       Không chỉ số lượng người, thời gian sử dụng Internet hàng ngày tiếp tục tăng cao (149 phút) và gần gấp đôi TV (87 phút)

○      Người tiêu dùng khi xem TV có đến 47% sẽ sử dụng điện thoại song song để chat hoặc truy cập mạng xã hội

○      Sử dụng mạng xã hội là hoạt động Internet phổ biến nhất với 92% số người. Facebook là mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất với 97% số người.

●      Người tiêu dùng ở nông thôn rất thành thạo việc sử dụng các sản phẩm công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số:

○      92% người dân nông thôn sử dụng điện thoại thông minh, tăng mạnh so với 2 năm trước (84%)

○      Bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội, người tiêu dùng ở nông thôn còn xem video trực tuyến (74%), chơi game trực tuyến  (34%), và mua sắm trực tuyến (14%)

○      Facebook Watch là top 2 kênh video trực tuyến với 47% người sử dụng ở nông thôn chọn FB watch là kênh sử dụng nhiều nhất 

●      Người tiêu dùng nông thôn ngày càng mua sắm trực tuyến nhiều hơn:

○      Trong số những người sử dụng Internet, 46% có tham gia các hoạt động mua sắm trực tuyến

○      Để tìm hiểu thông tin, người tiêu dùng mong muốn được chat với nhãn hàng, xem demo sản phẩm, xem Live shopping, hoặc đọc review về sản phẩm.

○      Facebook là kênh mua sắm số 1 ở Nông thôn (72%), theo sau là các sàn thương mại điện tử nổi tiếng.




Những thông tin này có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

●      Các nhà quảng cáo nên kết hợp các kênh truyền thông trực tuyến bên cạnh kênh truyền thông truyền thống để đảm bảo việc tiếp cận được tối đa người tiêu dùng tiềm năng, và đạt được hiệu quả chi phí.

●      Để kết nối với người tiêu dùng sâu sắc hơn, các nhãn hàng có thể sử dụng đa dạng các hoạt động hoạt náo trên kênh truyền thông trực tuyến từ mạng xã hội, video trực tuyến, đến nội dung quảng cáo từ người nổi tiếng, gaming.

●      Kênh bán hàng trực tuyến sẽ là cơ hội để tăng sự hiện diện sản phẩm đối với nhiều khu vực nông thôn, đặc biệt khi kênh phân phối truyền thông chưa vươn tới được, hoăc đáp ứng nhu cầu tiện lợi của người tiêu dùng bận rộn ngày nay.


Các thương hiệu và nhà quảng cáo cần làm gì trên Facebook?

●      Vận dụng hết tiềm năng hàng chục triệu người dùng trên hệ sinh thái Facebook gồm Facebook Feed, Facebook Watch, FB Messenger và Instagram, các nhà quảng cáo nên đẩy mạnh nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) bằng việc tối đa hoá tiếp cận (Reach) cũng như tăng cường đẩy mạnh cường tiếp thị (Frequency) của nhãn hàng với những người tiêu dùng tiềm năng cho sản phẩm. Ngoài ra, các nhãn hàng cũng cần luôn duy trì sự hiện diện thương hiệu trong tâm trí người dùng (Top-of-mind), cạnh tranh với hiệu quả với các đối thủ cùng ngành thông qua việc áp dụng chiến lược quảng cáo thường xuyên (Always-on).

●      Song song với việc tăng nhận diện thương hiệu, nhãn hàng cần nâng cao tính cân nhắc mua hàng của người tiêu dùng đối sản phẩm thông qua các chiến lược sử dụng các giải pháp Facebook như quảng cáo với người nổi tiếng (Branded Content), quảng cáo video trong luồng (In-stream Video).

●      Cuối cùng, mọi chiến dịch tiếp thị cần phải khiến sản phẩm đến được tay khách hàng. Facebook hiện nay đã tạo ra những giải pháp mới nhất cho phép nhãn hàng có thể lựa chọn nhiều phương thức bán hàng online như tự bán online, bán thông qua sàn TMĐT. Các nhóm giải pháp này bao gồm: Quảng cáo thương mại qua hội thoại (Conversation Commerce) với Messenger, Quảng cáo Cộng tác với các đối tác sàn TMĐT (Collaborative Ads).


Chia sẻ của ông Khôi Lê, Giám đốc kinh doanh của Facebook tại thị trường Việt Nam liên quan đến Báo cáo này



1.     Tại sao khu vực ngoại thành và nông thôn là chìa khóa tăng trưởng của doanh nghiệp trong 2021 và xa hơn?

-       Thu hút thêm nhiều người tiêu dùng mới luôn là bài toán rất nhiều nhà quản lý đang cần tìm lời giải đáp. Khi lượng người dùng mới tại các thành phố lớn đang cạn kiệt, sự cạnh tranh giữa các nhãn hàng đang trở nên bão hoà, thì việc thu hút người dùng ở khu vực thành phố vệ tinh loại 2 & 3, khu vực nông thôn lại trở nên ngày càng tiềm năng, quan trọng. 

-       Theo báo cáo mới nhất của Kantar Worldpanel, lượng người tiêu dùng tại các khu vực này hiện chiếm tới 63% dân số và hơn 60% GDP của Việt Nam. Điều này cho thấy lượng người tiêu dùng tiềm năng tại đây không chỉ nhiều về số lượng mà cả về chất lượng với sức mua đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.

-       Nếu như doanh nghiệp có thể thu hút được người dùng tại những khu vực mới này thì tiềm năng trưởng trong tương lai là rất lớn.


2.     Tại sao Facebook lại là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn chiến thắng tại thị trường ngoại thành và nông thôn?

-       Lượng người dùng hệ sinh thái Facebook gồm FB, FB Watch, FB Messenger và IG tại nông thôn rất lớn. Điều này cho phép nhãn hàng có thể tiếp cận đến gần như phần lớn người tiêu dùng tiềm năng tại những khu vực này.

-       FB có khả năng giúp nhãn hàng tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng rất chính xác dựa trên các yếu tố nhân chủng học (giới tính, độ tuổi, vùng miền,...) cũng như các yếu tố cá nhân như sở thích, hành vi,...

-       Hệ sinh thái FB có các giải pháp marketing hiệu quả giúp nhãn hàng có thể thực hiện kế hoạch marketing tổng thể từ gia tăng nhận thức thương hiệu, cải thiện độ cân nhắc mua hàng cho đến việc bán hàng, trao sản phẩm đến tận tay hàng triệu người tiêu dùng.


3.     Để tiếp cận đối tượng khách hàng nông thôn thành công, các doanh nghiệp/ nhà quảng cáo mà chỉ mới thành công ở thành thị cần chuẩn bị và thích nghi với nhóm khách hàng này như thế nào? Anh có thể kể một case study của một nhà quảng cáo/doanh nghiệp mà đã mở rộng thị trường thành công tới nhóm khách hàng nông thôn?

 

1 chiến dịch tiêu biểu của công ty Nestle - Maggi, kỷ niệm 85 năm thành lập năm 2020. Nestle Maggi mong muốn củng cố sức mạnh thương hiệu của mình với thương hiệu giàu truyền thống Việt Nam, cũng như tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng cho thương hiệu của mình.

 

Nestle đã chạy 1 chiến dịch tổng hợp 8 tuần, sử dụng tất cả các kênh như TV, website, Youtube, Facebook, và OOH, chạy trên cả khu vực thành thị và nông thôn Việt Nam.

Riêng ở trên Facebook, Nestle, cùng với Agencies là Zenith Media của Publicis đã tạo ra những video dạng dọc, 6s và 15s riêng cho nền tảng của Facebook.


 

Chiến dịch này cũng thực hiện đo lường Cross Media Study - nghiên cứu hiệu quả truyền thông đa kênh, Facebook là kênh hiệu quả nhất trong việc tiếp cận khách hàng (reach) ở khu vực nông thôn. Với 15% tăng độ tiếp cận ngoài TV,  Facebook cũng là kênh hiệu quả nhất đẩy mạnh thương hiệu ở nông thôn, đóng góp 32% vào độ tăng của thương hiệu (bao gồm cả awareness, consideration và equity), lớn hơn rất nhiều so với tỉ lệ ngân sách trên kênh này.