False Advertising là tên một buổi triển lãm tại London của nghệ sĩ Al Murphy, hứa hẹn sẽ mang đến “cảm giác choáng ngợp đa chiều” khiến khách hàng hồi hộp và hoang mang.


Là một nghệ sĩ thương mại, Al từ lâu đã có một mối quan hệ yêu/ghét đầy phức tạp với thế giới quảng cáo. Xét về mặt tốt, thế giới này đã giúp gia đình anh có áo để mặc có cơm để ăn có giải để khoe, trong khi mặt xấu lại khiến anh ta hoài nghi về đạo đức của chính mình khi nhận những đồng tiền từ việc quảng cáo các sản phẩm… hại não.


Sự mâu thuẫn dai dẳng này sẽ là cốt lõi của triển lãm mới nhất của anh tại The Book Club của Shoreditch. Ban đầu, anh dự tính buổi triển lãm sẽ truyền bá “những quan điểm thông minh về các thỏa thuận quảng cáo tuyên truyền dành cho dân chúng - những người luôn đầy bất an”, nhưng rồi anh nhận ra rằng mọi nghệ sĩ từ Warhol đến Banksy đều đã thể hiện rất thành công chủ đề này.


Vậy nên, anh quyết định biến buổi triển lãm thành bộ sưu tập “các ảnh quảng cáo tưởng tượng dành cho các sản phẩm tưởng tượng của các khách hàng tưởng tượng”, được thể hiện bằng kiểu chữ đặc trưng, minh họa thô thiển, hài hước thẳng tưng. Anh muốn người xem “có một trải nghiệm đầy hoan hỉ khi quảng cáo không khiến họ muốn mua các sản phẩm ăn kiêng mà ngược lại, thúc đẩy họ dùng nước ngọt, ăn thêm khoai tây chiên - thứ mà trước đây họ luôn phản đối”. Al Murphy - từng được ví như câu lạc bộ Ipswich Town của làng minh họa (ám chỉ đã có nhiều thâm niên trong nghề nhưng vẫn chưa thật sự nổi tiếng) - đã là một họa sĩ minh họa trong gần hai mươi năm. Anh học Nghệ thuật đồ họa và in ấn tại Trường Nghệ thuật Liverpool trước khi chuyển đến London, nơi anh trở thành một họa sĩ minh họa nổi tiếng nhờ vận dụng óc hài hước vào các tác phẩm nghệ thuật.


Trang web cá nhân của Al Murphy


Trong suốt sự nghiệp của mình, tác phẩm của Al đã được triển lãm tại Berlin, New York, LA và London và anh đã cho mượn các thiết kế của mình cho các sản phẩm như video âm nhạc, sách thiếu nhi, quần áo và các chiến dịch đoạt giải thưởng cho khách hàng bao gồm BBC, Air France , Coca Cola, MTV, Perrier, Newsweek, Bloomberg Businessweek, The Guardian, New York Magazine, Volkswagen, Ford, Paramount và nhiều tên tuổi khác. Anh xem mình như một vị chính trị gia với nhiều hoài nghi về chuẩn mực đạo đức thiết kế, đã dấn thân quá sâu để rồi hiểu được bản chất thật sự của ngành quảng cáo là gì. Cùng ngắm những tác phẩm từ bộ sưu tập False Advertising ngay dưới đây.


*Nguồn: Long Hwarang / idesign